Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC (Kỳ 1)




THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC (Kỳ 1)

Thành Kính Tạ Ơn Ba Mạ! Đấng Sinh Thành Đã Sinh Ra Con Và Nuôi Con Bằng Những Chén Cơm, Thịt Cá, Cây Trái Thơm Ngon Từ Ruộng Vườn, Sông Biển Của Đất Nước Việt Nam Yêu Dấu. Rồi Ru Con Khôn Lớn Bằng Những Bài Ca Dao, Đồng Dao, Hoặc Kể Cho Con Nghe Những Câu Chuyện Thánh Hiền Cùng Những Gương Anh Hùng Hay Anh Thư Có Công Dựng Nước Và Bảo Vệ, Đánh Đuổi Quân Xâm Lăng Ra Khỏi Giang Sơn Đất Việt. Từ Đó Cho Con Mẫu Gương Bắt Chước, Để Xứng Đáng Là Dân Việt Làm Người Trong Trời Đất, Góp Sức, Góp Mặt Hiện Hữu Với Thiên Hạ Năm Châu Và Bốn Bể. 


Kính thưa qúy vị, 

Qua các bài tham luận trước chúng tôi đã cố gắng trả lời cho qúy vị một số câu hỏi và những ưu tư khắc khoải mà qúy vị đề ra, để cùng nhau chúng ta bàn thảo và suy tư, cùng nhau tìm ra một con đường cứu Nước, cứu Dân thoát nạn, thoát khổ. Những câu hỏi đó liên quan đến các vấn đề : Làm Thế Nào Để Phục Hưng Việt Nam hay Tinh Thần Đoàn Kết v.v. Nay qua một câu hỏi mới qúy vị đưa ra cho chúng tôi về Thuật Chính Trị, hay có thể gọi là Thuật Trị Quốc và Giữ Nước. Có nghĩa là làm sao cho Hưng Nước, An Dân, Quốc Gia được Thái Bình, người Dân được No Ấm Hạnh Phúc … 

Như quý vị thấy, những mẫu gương về thuật chính trị từ xa xưa cho tới thời nay, theo chúng tôi khảo cứu và học hỏi, nghĩ rằng dẫu ngàn đời đi qua thì nó không thay đổi gì. Cho dù thuật chính trị có thay đổi, thì bằng cách tân kỳ, trì tá hơn, gian ngoa và độc ác hơn vv.. Chẳng hạn như cộng sản và Hà Nội, là một loại người gian ngoa, trì tá, độc ác và qủy quyệt hơn mọi thể chế chính trị của loại người hiện hữu trên trái đất này. Do đó khi dùng các thủ thuật chính trị thì tùy ở tầm hiểu biết của mỗi người, tùy ở thời gian và không gian mà thôi. 

Mặc dù là thời đại tân tiến khoa học, tin học, điện tử của chúng ta ngày nay, thì con người thời nay cũng đả áp dụng các kiểu thuật chính trị, phương sách giữ Nước, trị Dân của người thời xưa. Cái điểm đáng chúng ta lưu ý và nói đến, là làm sao chúng ta học hỏi cùng áp dụng cho đúng, cho tốt cái hay của người đi trước, để tùy theo giai đoạn, theo thời thế của Đất Nước mà thực hành cho phù hợp với lòng người và lòng dân thời nay. 

Qúy vị hay trong bất cứ lãnh vực nào, như văn chương, mỹ thuật hay khoa học hoặc chính trị và kinh tế, luật pháp, y khoa, kỷ thuật vv., thì thời đại chúng ta đã học được nhiều kinh nghiệm của người đời trước để lại cho chúng ta. Qủa như ông bà ta nói « vô cổ bất thành kim, không có cái xưa thì không có cái nay ». Chí lý thay ! Cái triết lý và học thuyết của người xưa, thì người thời nay thấm nhập vào, rồi họ sáng tạo nên cái mới cho phù hợp. Thế nhưng, đúng hơn thì nó tựu trung và thai nghén từ các triết lý hay học thuyết cùng luận thuyết của các triết nhân xa xưa. Điển hình chủ thuyết « Dân Chủ » của Thầy Mạnh Tử chủ trương, đã có từ thời tiền sử qua câu nói bất hủ : « dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vị khinh ». Theo ngài chủ trương khi cai trị thì phải lấy dân làm gốc, dân mới là trọng, xã tắc và vua chúa phải đứng dưới dân. Điều này chúng tôi thấy ở Đất Nước Thụy Sĩ, Chánh Phủ họ rất trọng người dân, và quả đúng là dân làm chủ và Chánh Phủ chỉ phục vụ dân, phục vụ Đất Nước. Do thế, chúng tôi cảm nghĩ thuyết dân chủ của thầy Mạnh Tử còn dân chủ hơn một vài thể chế dân chủ của thời đại nay. 

Vả nữa, như học thuyết Karl Marx, thì học thuyết này chỉ là một sự tổng hợp, chịu ảnh hưởng hay vay mượn các học thuyết của người trước. Đơn cử của Feuerbach, Hegel, nhất là thời tiền cách mạng như Fournier, Saint Simon, Owen, Cabet, Blanc của Pháp, chớ thật thì Marx chẳng có cái gì mới mẻ cả! Nếu qủa có chăng vài cái mới, đó là thuyết « tư bản luận » và cái thuyết « giai cấp đấu tranh » mà Marx lồng thêm vào cái thuyết « cộng sản », để Marx làm căn bản tranh đấu cho Marx và cho giai cấp vô sản mà thôi. 

Do đó, cái gì cũng phải có « cổ mới có kim », thì trong Thuật Chính Trị hay Thuật Trị Dân, theo chúng tôi nghĩ tất chúng ta cũng phải rút ra từ các bài học và cách áp dụng cụ thể của người xưa trước đưa ra các chính sách về phương pháp trị dân, giữ nước, hầu cho chúng ta có được một học thuật của chính trị. Vi tùy cơ và tùy thời mà những chính sách hay học thuật xưa đó vẫn còn hiệu nghiệm cho thời nay khi chúng ta biết áp dụng nó cho những hoàn cảnh hoặc tình trạng của Đất Nước Việt Nam. 

Cho nên câu hỏi và những thao thức của qúy vị, đã giúp cho chúng tôi những suy tư của hiện tình Đất Nước Việt về qúa khứ, hiện tại cũng như tương lai. Bởi thế thuật trị Quốc hay giữ Nước, làm cho hưng Nước, là cái nghệ thuật chính trị khôn khéo của người lãnh đạo Quốc Gia. Vì hưng thịnh hay suy vong đều do vào cái tài khôn khéo, vào cái đức độ, cái trí hiểu biết và cái tầm nhìn xa cùng biết dụng người của chúng ta. Ở dây chúng tôi thấy có một điểm cần đáng nói về cách dụng người và các cận thần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu : chúng tôi rất thán phục đức độ và sự thanh liêm trong sáng của Tổng Thống. Song cách dụng người của Tổng Thống Diệm, thì chưa hoàn hẳn là một nhà chính trị đại tài, lãnh đạo tài ba : biết nhìn ra cái xa, biết trông ra cái rộng, biết nhìn người và nhìn ta. Tại sao chúng tôi dám nói như thế ? Thưa, qúy vị nhìn đám tướng lãnh, đám tá cận thần chung quanh Tổng Thống Diệm, là thấy rõ câu nói trên của chúng tôi. Chung quanh Cụ chỉ là một đám tướng phản trắc, phản loạn. Theo Cụ chỉ để cầu danh vị và có hàm lon tướng, ngoài ra các ông không có thực tài, đức độ gì : nào Dương Văn Minh, Trần văn Đôn, Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Quang vv.. Thế mà lạ thay Tổng Thống Diệm lại giao cho các ông ấy nào chức cao, binh quyền hùng mạnh trong tay, thử hỏi sao chúng không phản Cụ và diết Cụ. Cái chết của Cụ và lịch sử ngày đảo chánh 1.11.1963 đã chứng minh cho điều chúng tôi nói đây thưa quý vị. 

Và sau hết, là người lãnh đạo đáng làm lúc phải làm để cứu nguy Dân Tộc và Đất Nước, biết dung hợp và xử lý khi tình thế bắt buộc. Tiếp đến, chúng tôi thấy Tổng Thống Diệm có một sai lầm trong cách ứng xử của nhũng gây phút tối quan trọng cho vận mạng Miền Nam Việt Nam : là khi Thiếu Tá Duệ xin bỏ thành Cộng Hoà, và dồn lực lượng đem ba đại đội lính của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Thủ Phủ Tống Thống cùng với xe thiết giáp, kéo lên tấn công thẳng vào Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực. Vì lúc đó các tướng lãnh phản trắc, nòng cốt chủ mưu đảo chánh là Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Đỗ Mậu đang có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu này. Tổng Thống Diệm vì thiếu sự cương quyết và thức thời, thiếu sự sáng suốt của một người Lãnh Đạo mưu trí, đảm lược trong những giây phút cuối cùng đó, mà lúc tình thế bắt buộc phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ ngàn vàng này mà lật thế cờ ngay tức thì. Có nghĩa y lệnh cho Thiếu Tá Duệ thực thi lời xin lệnh, thì với ba đại đội lính thiến chiến của Phủ Tống Thống, họ sẽ chiếm được Bộ Tổng Tham Mưu dễ dàng như trở bàn tay thôi. Để từ đó, Thiếu Tá Duệ có thể lật ngược thế cờ, áp đảo và bắt sống trọn « ồ » đám tướng phản trắc, phản loạn bán Nước này, thì lịch sử Miền Nam Việt Nam và Đất Nước Việt khác hẳn hơn bây giờ nhiều lắm. 


Một phút chần chờ, một phút của vận mệnh cho Dân Tộc và Đất Nước trong tay Người, nhưng Tổng Thống không hoàn thành được sứ mạng cứu nguy này. Khổ thay vì giờ phút đó mà tổng thống Diệm còn tin rằng mình có thể dàn xếp được với các đám tướng phản trắc, phản loạn này, thì là một « sai lầm » của Người, để rồi tổng thống Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu phải chết thảm và tức tưởi trong uất nghẹn! Còn Đất Nước, dân chúng Miền Nam phải ra thống khổ như hiện nay. Ở đây chúng tôi không có ý trách cứ cố tổng thống Diệm và làm giảm giá trị nhân cách và đạo đức của Người. Thế nhưng đã mang thân làm chính trị, thì đòi hỏi phải đặt lý trí trên con tim, đặt người Dân, Đất Nước lên trên gia đình và tình cảm cá nhân. Thế đó, lắm lúc ta phải nghĩ rằng thà phụ một ít người hơn là phụ cả một Dân tộc, một Đất Nước. Qúa khứ lịch sử là một bài học cho chúng ta, cho những người lãnh đạo sau này khi cần hành động cấp thời thì ta nên hành động ngay, không chần chờ suy tính để cứu nguy tình thế., và cứu nguy Đất Nước cùng Dân Tộc tồn tại. 



I. NGHIÊM LỆNH VÀ CHÍNH SÁCH SÁT NHẤT NHÂN VẠN NHÂN CỤ CỦA THƯƠNG ƯỞNG 


Khi chúng tôi đọc các báo của cộng sản Hà Nội như Kinh Tế Thời Báo, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An, An Ninh, Pháp Luật, Việt Nam Express vv., đều nói đến cái nạn tham nhũng trầm trọng như căn bệnh nan y trong guồng máy của chế độ Hà Nội hiện tại. Lúc đó chúng tôi liên tưởng đến cái chiến thuật « diệt thượng trị hạ » của Thương Uởng thời xưa, mà chúng tôi muốn kể lại cho quý vị câu chuyện này : 

- Thương Uởng sau khi được Tần Hiếu Công hoàn toàn tín nhiệm, thì Thương Uởng đuợc tấn chức Tả Thứ Trưởng như Thủ Tướng ngày nay. Lúc ông nắm hết quyền chính của nhà Tần, thì Uởng đã ban ra một tân lệnh cho toàn dân nhà Tần lúc ấy phải nghe theo. 

Khi ông ban ra lệnh mới này thì dân chúng hoang mang và nghị luận với nhau, kẻ thi khen, người thì chê khắp cả Nước. Thương Uởng chẳng cần gì cả, ông liền thực thi quyền lực bằng cách cho bắt hết đám dân bàn tàn xôn xao, lời ra tiếng vào này vào phủ của ông. Ông khiển trách họ rằng :« chúng bay là dân, khi Nhà Nước ra lệnh tất phải tuân lệnh, chớ không thể người cho là dở, kẻ nói hay gì cả! Kẻ nào nói bất tiện hay là nói dở, là người nghịch lệnh. Còn người nào nói tiện hay nói hay, đều là kẻ mị lệnh, không phải là luơng dân ». Nói xong ông truyền lệnh cho quân lính biến tên họ tất cả đám người này thành lính thú, và đày họ ra biên cương. Còn các quan Đại Phu, như là Cam Long, Đỗ Chí cũng bị cách chức, phát vãn về làm thứ dân, ví cái tội nghịch tân pháp. Để rồi từ đó ai đi ngoài đường, cũng đều lấy mắt ngó nhau, chẳng ai dám mở miệng hé môi nói chuyện hoặc bàn luận gì. Thương Uởng đã gieo rắc sự sợ hãi cho toàn dân (như cách cộng sản dùng chính sách khủng bố ám sát cho dân sợ), dân chúng không ai dám phản đối chánh quyền. Thuơng Uởng cho đại pháp, để quân lính xây thành Hàm Dương, rồi chọn ngày dời đô. 

Thế Tử phật lòng, chê bai tân lệnh của Uởng là không tốt, không hay. Thương Uởng tức giận nói :« phép Nước không làm được là tại bề trên không nghiêm. Thế Tử là con của Chúa Công, ta không thể gia lệnh trị tội, thì phải trị tội gián tiếp những người không dạy đuợc Thế Tử ». Lúc nói xong Uởng thưa với Hiếu Công trị tội Sư Phó của Thế Tử là hai quan Thái Phó Công Tử Kiên và quan Thái Sư Công Tôn Cổ, một người thì bị cắt mũi, người kia thì bị chàm lên mặt. Do thế khi trăm họ nghe thấy vậy đều xanh mặt sợ hãi. Họ nghĩ rằng Thế Tử là con Vua khi vi lệnh còn bị bắt đến Sư Phó và trị tội, huống chi là ai khác. Từ lúc ấy, thì lòng dân mới định, và hết thảy mọi người đều cúi đầu vâng mệnh theo tân lệnh của Thái Uởng. 

Chúng ta thấy ở đây Thương Ưởng đã dùng chính sách độc tài bắt dân phải nghe theo, ông cấm mọi người « bất khả nghị luận » để đưa tân lệnh của ông ra thi hành. Cho dù là Thế Tử con Vua nhưng vẫn bị gia tội vì dám nghị luận chê bai tân lệnh của Uởng ban hành. Chúng tôi nghĩ Thương Uởng đã biết dùng cái thuật « diệt thượng, trị hạ » hầu định lại lòng dân hoang mang. Qủa dân sợ tội hình, bởi họ đã thấy như Thế Tử còn bị gián tiếp gia hình qua hình phạt Thái Phó Công Tử Kiên và Thái Sư Công Tôn Cổ, thì họ là hạng người dân đen khố rách, áo ôm, lúc vi lệnh tất tội lại càng nặng biết bao. Sách thuật mà chúng tôi thấy Thương Ưởng dùng đây giống như sách thuật « trảm tướng » của Tôn Vũ Tử trong lúc ông huấn luyện nữ quân, trong số những nữ quân này có hai ái thiếp của Vua Ngô dám khinh thường tuớng lệnh, nên Tôn Vũ Tử đã ra lệnh cho quân sĩ chém đầu hai bà làm gương, để trị ba quân cùng bá tánh. Qủa nhiên khi chém đầu hai bà xong, thì lòng quân định ngay, không còn ai dám vi lệnh nữa. 

Do đó, tùy thời và tùy thế, tùy lúc hoàn cảnh Đất Nước cần đến những nghiêm lệnh nhặt nhiệm để thi hành một chính sách nào đó có lợi cho Tồ Quốc, thì ta đừng ngại mà không dám thi hành. Vì như chúng ta thấy trường hợp của Thương Uởng, nếu như ông ngại không dám gia hình gián tiếp Thế Tử qua hai vị Sư-Phó, thử hỏi làm sao ông có thể thực hành tân lệnh ban ra cho nghiêm minh, hầu đưa lại sự thành công cho nhà Tần được ? Quả như Thương Uởng không dám phạt hình các quan đại phu Cam Long, Đỗ Chí và hai Sư Phó của Thế Tử, thì lẽ tất nhiên dân chúng sẽ không sợ mà tuân hành tân lệnh của Nhà Nước. Do thế, qúy vị thấy đây là cái chính sách « sát nhất nhân, vạn nhân cụ » giết một người để cho vạn người thấy mà sợ. Viết đến đây, thì chúng tôi nhớ lại Việt Cộng cũng đã dùng chính sách này, để hoàn toàn đổ tội cho một người chịu, là đã chủ trương sắt máu cho cái cao trào đấu tố vào những năm 1954-1955. Chúng ta thấy cái chính sách này hóa thành cái sách :« sát nhất nhân, vạn nhân định », có nghĩa giết một người để làm cho lòng dân được định. 


II. CHÚNG TA THỬ DÙNG CÁI THUẬT DIỆT THƯỢNG, TRỊ HẠ ĐỐI VỚI BỌN SÂU DÂN MỌT NƯỚC 


Qúy vị hay ở bất cứ thời đại nào, chế độ nào cũng có những bọn sâu Dân, mọt Nước, tham nhũng, hối mại, cậy quyền thế. Nhất là vào thời nay tại quê nhà, khi đọc các báo của Hà Nội và Đảng cộng của chúng, qúy vị thấy nào các ông Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Truơng Tấn Sang cùng Nguyền Tấn Dũng vv., mạnh miệng gào thét, rống to lên diệt trừ tham nhũng. Ôi nào là đại hội Đảng, nào nghị quyết của Đảng, của Nhà Nước, phải diệt trừ cho bằng được. Các ông lớn càng kêu gào, thì bọn tham nhũng càng bành trướng mạnh từ giai cấp lớn đến giai cấp bé trong xã hội Việt Nam hiện thực. Chuyện tham nhũng, hối lộ, tranh dành nhau ăn cướp của dân, trở thành như một chính sách, một căn bệnh trầm kha của chế độ Hà Nội thời nay. 

Chúng tôi nhớ lại với hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam, Chánh Phủ đã có lần dùng đến sách thuật « Diệt Thượng, Trị Hạ », hay cái sách thuật « Sát Nhất Nhân, Vạn Nhân Cụ » qua việc xây pháp trường để xử bắn các gian thương. Song chuyện đáng buồn và đáng tiếc, là chỉ bắn có một tên là xong, rồi êm ru luôn. Qủa thực, khi Nhà Nước muốn áp dụng cái chính sách này mà áp dụng không đến nơi, đến chốn, thì hoá ra là cái bất lợi, làm nghịch lại cho mình. Vì các gian thương khác thấy Chánh Phủ không quyết tâm diệt họ, thì họ lại càng lộng hành hơn. Bởi họ nghĩ Nhà Nước chỉ làm cho lấy lệ, không thật tâm tiêu trừ họ. Do thế mà chúng không sợ, lại còn gian thương hơn nữa. Chúng tôi nghĩ gian thương ở Sài Gòn trước đây có cả ngàn tên, mà xử bắn có một tên, thì chẳng khác chi nhổ một cây cỏ dại trong đám cỏ của vườn hoa. Chúng tôi thấy đây là điều nguy to! Vì khi chúng ta đã áp dụng một chính sách, thì phải áp dụng cùng thi hành cho tận lực, triệt để đến cùng cái chính sách đó hầu mới có hiệu qủa. Còn trái lại, chúng ta làm cho có, nữa vời, làm lấy lệ thì là sự đại họa. Phải chi vào lúc đó, ông Kỳ chém thêm vài chục cái đầu « đại xì thẩu » nữa, không chỉ là cái đầu của Tạ Vinh thôi, thì chắc chắn các bọn gian thương hạng trung, hạng xoàng thấy thế sẽ mất hồn, hoảng sợ mà chừa bỏ cái thói gian thương, trục lợi cho mình hết rồi. 

Do vậy, từ câu chuyện này chúng tôi nghĩ đến tình trạng bi đát của Nước Việt Nam hôm này do cái nạn tham nhũng, hối lội, buôn lậu, thụt két, ăn cướp tài sãn của Dân và Nhà Nước vv.. của chế độ Hà Nội, không có gì là không trị được. Chuyện là chúng ta có dám làm không? Mà khi chúng ta trị, thì phải triệt tiêu trị tận gốc. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Tọng và Nguyễn Minh Triết, Truơng Tấn Sang có được cái hào khí và đủ can đảm như Thương Uởng hay Tôn Vũ Tướng, ông dám ra lệnh cho quân lính đem ra pháp trường xử bắn hằng trăm ông quan lớn lãnh đạo từ trong Bộ Chính Trị , trong Trung Ương Đảng, trong các Bộ Phủ, trong hàng ngũ Tướng lãnh cao cấp hoặc các ông cựu Tổng Bí Thư, Chủ Tịch, Thủ Tướng, các đảng viên cao cấp vv., mà dân chúng đâm đơn tố giác, báo chí vạch mặt, thưa kiện, vạch tên họ rõ ràng về các tội tham nhũng, hối lộ, cướp đất đai của dân chúng, buôn lậu, thụt két, tống tiền, làm ăn phi pháp, cậy quyền thế hà hiếp dân lành, ăn cướp nồi cơm, manh áo của dân đen…, thì các ông quan nhỏ, cán bộ, đảng viên hạng trung, các chú công an huyện xã khu phố, công lộ, an ninh vv., thấy đó mà khiếp vía, không dám còn cái tật vòi vĩnh « tiền trà nước, bồi dưỡng, thủ tục đầu tiên » một cách trắng trợn, nhờ vậy cái nạn tham những, hối lộ giảm dần và hết hẳn. Các ông nên bắt chước như gương Nước Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan vv.. Như Nam Hàn, họ đã xử án nặng và bỏ tù nhiều năm hai ông cựu Tổng Thống Chung Đỗ Hoán và Lỗ Đại Ngu về tôi tham nhũng, ăn tiền hội lộ, cùng hối mại quyền thế trong lúc đương quyền. 

Tuy dùng những sách « Diệt Thượng, Trị Hạ hay Sát Bách Nhân, Vạn Nhân Cụ hoặc Sát Nhất Nhân, Vạn Nhận Định » có chút hơi ác – Nhưng một khi vì Quốc Gia, vì xã hội, vì nhân dân, hầu cho lòng dân đưọc ổn định, xã hội được vãn hồi, thì ta phải bỏ những tiểu tiết để cứu lấy sự ổn định cho Quốc Gia, Dân Tộc, để Đất Nước thăng tiến hay là cứu lấy mọi người. Do đó, chúng ta không thể vì cái thiện nhỏ mà bỏ mất cái đại thiện của toàn dân. Nếu qủa ta đã có chính sách chống tham nhũng, hối lộ, chống buôn lậu, trộm cướp dù dưới hình thức nào vv., thì ta nên dùng biện pháp mạnh đối với hạng sâu Dân, mọt Nước này cho dù là ai đi nữa : Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Đại Tướng, Tổng Trưởng, Cục Trưởng, cựu Bí Thư này Bí Thư nọ, con ông cháu cha – Chánh Phủ dùng « Nghiêm Lệnh » bắn gục một vài chục người, vài trăm người trong lớp người sâu mọt hại dân, hại Nước này, hầu cứu lấy hạng muôn vạn người, cứu lấy gần 90 triệu người dân Việt được ổn định xã hội, thì điểm nào lợi hơn cho Quốc Gia, Dân Tộc, chúng ta nên suy xét lại ? Bởi chỉ có một số người vô lại này làm cho Quốc Gia trì tệ không thể thăng tiến được, ắt ta cần phải loại trừ họ mới có thể làm cho Đất Nước thăng hóa . 

Chúng tôi nghĩ dùng cái sách «Sát Nhất Miêu Cứu Vạn Thử, Giết Một Con Mèo Cứu Ngàn Con Chuột », chúng ta có thể gọi là bá đạo trong sách thuật « Diệt Thượng, Trị Hạ » để ổn định cho xã hội Việt Nam hiện nay, thì không có điều nào lợi cho bằng. Vì nếu cứ để tình trạng tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, làm ăn phi pháp kéo dài mãi, tất Quốc Gia cứ mãi chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói triền miên vv.., không cất cánh lên được sự giàu có và hùng cường cho Nước Nhà. Thử hỏi ông Nguyền Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang có bản lãnh làm chuyện này chăng ? Còn nếu không thì chớ có mạnh miệng thét gào chống tham nhũng, hối lộ, hay chính bản thân các ông và gia đình ông cũng hối lộ, tham nhũng, cướp của một mè như nhau với cái « Bộ Tà Trị » và Đảng Cộng chuyên ăn cướp tài sãn Dân lành của các ông ? 

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

1 nhận xét: