7.8. Thế Quân Bình Của Quyền Hành Riêng Biệt
Qua phần này chúng tôi xin phép nói đến một hình thái đặc biệt của việc Hiến Pháp Hóa, đó chính là cái nền tảng của lịch sử, là cái quyền hành riêng biệt tạo nên sự quân bình. Điều này chúng tôi muốn nói là sự độc lập riêng của dân chủ hóa. Điều này cũng là sự chính xác của tư tưởng tự do xưa kia, mà người trình bày tư tưởng này chính là Montesquieu thời danh của Pháp và nhân loại. Tư tưởng của ông dựa vào sự điều hòa của quyền hành, là nhờ vào các cơ quan của quyền hành, để khỏi tập trung hóa quyền hành và quyền lực vào một người (hoặc một vài người như Bộ Tà Trị của Hà Nội », có nghĩa là chia quyền hay tản quyền. Qủa thật đây là những tư tưởng độc đáo của Montesquieu, hầu thắng lại và giảm bớt theo « luật thừa trừ » của một quyền hành bởi một quyền hành khác. Và qua quyền hành đó, thì quyền hành đầu không không thể vượt quá.
Giờ dây chúng tôi xin tóm lược đôi giòng tư tưởng của Montesquieu : chính thể dân chủ và chính thể qúy tộc (aristocratie, aristocracy) không phải là các Nhà Nước Tự Do bởi bản chất của nó. Sự tự do chính trị chỉ bắt thấy ở trong các chánh quyền dung hòa. Song tự do chính trị đó lại không có luôn trong các Nhà Nước dung hòa. Vì tự do chính trị chỉ có khi nguời ta không lạm dụng quyền hành. Theo ông sự lạm dụng quyền hành đó là một cái gì thường hằng mà người ta nghĩ đến phải lạm dụng nó. Tuy nhiên Monstesquieu nghĩ rằng quyền hành phải nhận thấy được sự giới hạn của nó. Và ông nói rằng phẩm hạnh của con nguời chính là đìều kiện của sự giới hạn này. Để rồi nhờ đó người ta không thể lạm dụng quyền hành. Cũng chính nhờ sự đề nghị đưa ra các sự việc này, thì chính quyền hành ngăn chận quyền hành (52). Do thế, chúng tôi nghĩ phải sinh thành một bản Hiến Pháp với tinh thần thượng tôn Luật Pháp, thì mới giúp cho con người không làm những việc trái nghịch. Cũng nhờ bản Hiến Pháp đó, được xem là « hàng rào » ngăn chận được các người cầm quyền có tham vọng độc tôn quyền hành cùng quyền lực và trở nên bạo chúa.
Chúng ta thấy tấm gương cụ thể của người xưa theo tinh thần của Montesquieu là Nước Anh. Ông nghĩ phải có một quốc gia trong thế giới này có lý do trực tiếp thể hiện bản Hiến Pháp của mình, theo con đường của sự tự do chính trị (53), Nhưng làm thế nào có được như lời Montesquieu nói? Chúng ta nghe ông trả lời như sau :« mỗi một quốc gia có ba quyền hành khác nhau, là quyền hành lập pháp, còn quyền hành của hành pháp thì tùy thuộc vào quyền lợi của người dân, và quyền hành pháp như thế thì tùy thuộc vào dân luật. Qua quyền hành thứ nhất, ông Hoàng hay vị Thẩm Phán làm nên các luật cho một thời hạn hoặc là cho mãi mãi ; và họ có thể tu chỉnh hay bãi bỏ các luật mà họ làm nên đó. Qua quyền thứ hai, họ tạo hòa bình hay chiến tranh, gủi các vị đại sứ hoặc tiếp nhận các vị đại sứ của nuớc bạn, hầu thiếp lập sự an toàn, cùng dự phòng các sự xâm lược. Qua quyền thứ ba, là quyền tư pháp, thì họ có thể trừng phạt các tội nhân hay phân xử những cuộc tranh chấp. Người ta sẽ gọi quyền cuối cùng là quyền tư pháp (pháp lý), và hai quyền trước đơn thuần là quyền hành của Nhà Nước (54). Chúng tôi nhận thấy sự phân định các quyền hành Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp thật rõ ràng. Đó cũng là lý do chúng tôi xin được tóm lược đôi giòng tư tưởng thâm sâu của Montesquieu cho chúng ta cảm nghiệm, theo ông thì trong cùng một con người đó hoặc cũng là chính vị thẩm phán của ngành lập pháp taọ kết hợp với sức mạnh của ngành hành pháp, thì thực không có tự do chút nào. Bởi người ta có thể sợ rằng chính ngay vị quân vương hay các ông nghị thượng (sénat) sẽ tạo nên các luật bạo ngược, để rồi họ thực thi các việc tà đạo và tàn bạo. Vì vậy sẽ không có thực sự tự do nếu người ta không tách biệt các vị thẩm phán ra khỏi quyền lực của lập pháp và hành pháp. Nếu như quyền tư pháp gằn liền với quyền lập pháp, thì quyền hành ở trên đời sống và sự tự do của người dân, từ đó sẽ thành độc đoán, độc tài chuyên chế, bởi vì các vị thẩm phán đã là các người làm luật (legislateur, legislator or lawmaker). Còn nếu như ngành tư pháp gắn chặt với ngành hành pháp, thì các vị thẩm phán có thể có một sức mạnh của người áp chế (55). Quả nghiệm đúng thay tư tưởng sâu sắc của Montesquieu vẫn còn sống thực cho đến ngày hôm nay, khi chúng ta nhìn lại quảng thời gian dài sống cùng với Việt cộng sau biến cố năm 1975. Ai trong chúng ta hoặc người dân Việt Nam không có kinh nghiệm hoặc không rõ bản chất của cộng sản, dù họ là Nga cộng, Tàu cộng, Bắc Hàn cộng, Cu Ba cộng, Việt cộng, Lào Cộng vv., thì chúng vẫn là cộng sản. Đã là cộng sản, thì thực sự không có tự do, đa đảng, nhân quyền, chỉ luôn có chuyên chế, độc tài, áp chế. khủng bố…Vì đó chính là bản chất của chúng, của chủ thuyết họ. Do đó mà thể chế xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa, thì mãi mãi và mãi mãi không bao giờ thực hiện đúng và tôn trọng ba cái quyền tách biệt này như tư tưởng nhân bản và độc đáo của Montesquieu có hơn hai thế kỷ rưỡi này rồi. Chính nhờ tư tưởng nhân bản tuyệt hay cùng thực tế của Montesquieu, thì nay đã trở thành là một học thuyết về Hiến Pháp (Constitutionnalisme), được chia ra ba quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp tách biệt. Riêng với người cộng sản thì ba quyền này họ chỉ muốm gom lại một quyền cho Đảng lãnh đạo. Dẫu chúng ta thấy người cộng sản có Quốc Hội, nhưng Quốc Hội của họ chỉ là thứ bù nhìn, còn Nhà Nước hay Tư Pháp thì chỉ là hình thức theo với người ta cho « màu mè », nhưng thực chất của Quốc Hội chúng là « công cụ, nô bộc, gia nhân » của Đảng cộng nặn ra, và theo lệnh Đảng chỉ đạo mà hành sự.
Chúng tôi ví người người cộng sản hay Việt cộng cũng giống như cón rắn hổ mang. Con hổ mang có thay đổi lột ra bao nhiều lần đi nữa thì rắn vẫn vĩnh viễn là loài rắn không thể hoá rồng. Ai dám bảo rắn hổ mang khi thay đổi lột da thì rắn hổ mang cắn không chết người, nọc nó đã hết độc rồi chăng? Hay nữa, chúng tôi ví họ như con tắc kè thay đồi màu da : khi thì nâu, khi vàng, khi màu xanh, màu lục v.v., cho phù hợp với môi trường sinh tồn của nó, và khi con tắc kè thay đổi màu da, nó không còn là con tắc kè nữa chăng? Do hai hình ảnh cụ thể hiện thực này, thì với người cộng sản Việt và chế độ Hà Nội cũng thế thôi, chúng cũng giống như con rắn hổ mang khi thay da, và con tắc kè lúc đổi màu sắc của da bên ngoài khi lâm nguy. Bởi thế, nay chúng đóng vai thế này, mai chúng đóng vai thế khác cho phù hợp với chiến lược, sách lược và chiến thuật của chúng để sinh tồn. Qủa là « lố bịch » của những chiếu kế phủ dụ, tung lắm « hỏa mù » của Việt cộng : nào Nguyễn Hộ với những lá thư trần tình, nào Trần Độ với những lá thư xây dựng Đảng, rồi Võ Văn Kiệt, qua lá thư « hở » gửi Bộ Chính Trị, nào Dương Thu Huơng toát miệng chửi Đảng như tát nước, nào Võ Nguyên Giáp lên tiếng qua nhiều lá thư phân trần về việc cho Tàu cộng khai thác Bauxite vv.. Ôi nào là giao lưu văn hóa, tình tự dân tộc và giúp đỡ Nước nhà, thêm nữa kiểu nịnh đầm cùng vuốt ve người Việt tị nạn cộng sản chúng ta là « khúc ruột ngàn dặm » của Quê Hương. Thực là mặt chai mày đá, chúng chỉ thực dụng cái thủ đọan « xỏ lá ba que » của Đảng cộng Hà Nội nặn ra.
Do thế, chúng tôi với một tấm lòng tha thiết của ngườiViệt Quốc Gia, xin qúy vị là những người Quốc Gia nên nghĩ đến sự hưng thịnh của Đất Nước và hạnh phúc của Đồng Bào. Để từ ý nghĩa chính đáng này chúng tôi xin các Đảng phái Quốc Gia, các Hội Đoàn tranh đấu, các nhà làm chính trị, làm cách mạng vv, xin quý vị bình tâm nghĩ cho sâu : là chớ có thỏa hiệp với Việt cộng, với phỉ quyền Hà Nội bằng chiêu bài của chúng là « hòa giải, hoà hợp dân tộc, hay là đối thoại với tinh thần dân chủ ». Chúng tôi xin thưa với quý vị rằng, chúng ta vẫn là một dân tộc Việt, có hai dân tộc đâu mà hòa hợp dân tộc. Vẫn nói tiếng Việt, có nói tiếng Mỹ, tiếng Pháp, Đức và Nga cùng Tàu đâu v.v. Vẫn da vàng, tóc đen, như chúng tôi đã bàn qua về ý nghĩa dân tộc và quốc gia ở các chương trên. Thế nên sáu chữ « hoà giải, hoà hợp dân tộc » nghe qua đã thấy nghịch tai. Đi xa hơn nữa đã là nghịch lý cho những lời kêu gọi này. Chúng tôi là những người Quốc Gia không chối bỏ mình là người Việt. Chỉ có người cộng sản Việt, chối bỏ cội nguồn, chối bỏ dân tộc, đạo lý của tổ tiên ông bà mà cam lòng theo cái lý thuyết tam vô « vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo ». Lý ra Việt cộng mới chính là ngưòi xin hoà giải cùng trở về với Dân Tộc, hầu hòa hợp lại với người dân, cũng như nhận mọi lỗi lầm, tội ác của mình với Đất Nước và Đồng Bào.
Từ ý thức đó, để có những bước đi hòa giải và hòa hợp với dân tộc hay đối thoại trong tinh thần dân chủ, là khi chúng ta thấy phỉ quyền Hà Nội có thực tâm làm những công việc sau : thú nhận các tội lỗi của mình đối với Đất Nước và Đồng Bào một cách công khai, tiếp đến là giải tán Đảng cộng sản, giải thể các ngành công an, mật vụ, tình báo, vì nó là công cụ, tai mắt, vũ khí sắc bén của Đảng tạo ra để đàn áp và bắt bớ, khủng bố người dân. Tiếp nữa là đình chỉ tức khắc các tờ báo Đảng như Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng. Công An, An Ninh v.v. là các văn nô, thi nô, báo nô của Đảng. Thêm nữa, Hà Nội phải trả tự do ngay cho các tù nhân lương tâm, chính trị và tôn giáo vô điều kiện. Sau, là giải tán tức khắc Quốc Hội vì chỉ là bù nhìn, rồi cho bầu cử một cách tự do, mọi công dân đều có quyền ra ứng cử kể cả những người đối lập. Cuộc bầu cử Quốc Hội hay Tổng Thống phải có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan truyền thông, truyền hình cũng như báo chí quốc tế thẩm định, hầu cho việc bỏ phiếu vừa có tính cách dân chủ vừa có tính cách khách quan.
Sau cùng, chúng tôi nghĩ Hà Nội phải phục hồi danh dự cho các chiến sĩ, các tù nhân chính trị. Bồi thường xứng hợp cho các nạn nhân bị họ bắt bỏ tù, vu oan hoặc bắn chết : điển hình như vụ thảm sát Tết Mâu Thân năm 1968 ở Huế, mà Hà Nội đã bắn chết cùng chôn sống hơn năm ngàn người dân lành xứ Kinh Thành hiền hòa. Hoặc nữa là các vụ cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, đày dân miền Nam đi kinh tế mới, cướp nhà ruộng vườn, cướp vợ của dân Nam. Qủa khi người cộng sản Việt và Hà Nội can đảm làm được các việc chúng tôi nói đây, thì đây mới chính là sự tỏ hiện sự thật tâm của họ muốn quay về với lòng Dân Tộc trong tinh thần « hòa giải, hòa hợp dân tôc ». Để rồi trong tình anh em con một Mẹ Âu Cơ và một Cha Lạc Long Quân, sinh ra cùng một bọc, thì lúc đó chúng ta và họ mới có thể ngồi lại bàn thảo cùng nhau trong tinh thần dân chủ tương kính lẫn nhau, hầu lo chung cho việc tái thiết cùng xây dựng lại Đất Nước. Trái lại Hà Nội vẫn cố đi ngược lại các điều chúng ta đề nghị ra đây, cứ còn khăng khăng cố chấp bám lấy cái chủ nghĩa xã hội cộng sản làm mục đích cùng tham vọng cho quyền lực của họ hay Đảng cộng, thì không còn gì để nói và để bàn luận cùng đối thoại về việc « hòa giải, hòa hợp dân tộc ». Vì theo cách đó của phỉ quyên Hà Nội, tức làm trái đi lý tưởng của người Quốc Gia chúng ta. Không khác gì chúng ta là những người tiếp tay cho giặc, cho bạo lực, cho cường quyền Việt cộng xiết thêm sợi dây thọng lọng vào cổ dân, giúp cho họ thêm những cái kềm để kìm kẹp chặt cứng đồng bào ta. Bởi chính trị không phải cứ lấy tinh thần dân chủ mà đem ra đùa chơi với bạo lực cường quyền, quân vô đạo, vô luân, thì vẫn còn ấu trĩ với việc làm chính trị. Như ông bà ta dạy : « ai chơi dao thì có ngày đứt tay, đùa với chó có ngày chó liếm mặt, đi đêm có ngày gặp ma ». Bởi thế, để phòng bị xa cho con cháu, ông bà chúng ta để lại các lời khôn ngoan, khuyên dạy : « làm thầy thuốc, có bốc thuốc sai lầm thì chỉ hại có một người, còn làm chính trị sai lầm thi giết chết cả một dân tộc » Thực là chí lý và thâm thúy thay các lời cha ông nhắn nhủ ! Và cái gương làm mất Miền Nam vì những tay làm chính trị. làm cách mạng « gà mờ » như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ vv., họ chỉ tham danh, tham tiền, háo sắc, tham sống, sợ chết, giặc cộng chưa đến nơi thì đua nhau đào ngũ, chạy trốn như những kẻ hèn nhát. Không có được cái hào khí can đảm, tự trọng và danh dự như các Danh Tuớng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long vv., là những anh hùng không chịu hàng giặc, can đảm chiến đấu cho đến giờ thứ 25, và biết cách tự xử mình của người làm tướng, của người chỉ huy : thực xứng danh lưu truyền cho hậu thế soi gương bắt chước. Hào Hùng thay là Một Nam Tử Việt không làm xấu mặt Tiền Nhân và Đất Nước cùng Dân Tộc với người và với đời.
Chúng tôi có đôi lời tâm huyết muốn nói lên những sự thực này cùng qúy vị, dẫu những điều nói này có mích lòng một ai đó, nhưng đó là một sự thực, và sự thực thì không thể nào phủ nhận được, đã là sự thực thì ai cũng muốn tỏ. Nhất là, không ai có thể lấy bàn tay mình mà có thể che được hết ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, đã biết, là người cộng sản Việt và phỉ quyền Hà Nội chưa làm được một hành động gì gọi là trung tín, trung nghĩa, nhân ái với đồng bào ta từ lúc họ cướp được quyền cai trị từ ngày 2.9.1945 cho đến nay. Vì ngay cả cha mẹ đẻ ra mình mà Việt cộng còn chối bỏ, đem ra đấu tố, chặt đầu, xử bắn không một chút xót thương. Hay những bà mẹ nuôi như má Nguyễn Thị Năm, là đại ân nhân nuôi ăn, góp của, giúp đỡ, che chở cho Hồ Chí Minh. Trường Chinh, Lê Đức Thọ vv., mà chúng cũng đem ra nhục mạ, đấu tố và bắn bỏ. Thêm nữa, những người sát cánh cùng một Đảng của chúng, chúng cũng bắt bỏ tù hảm hại cho đến chết như ông Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang vv.. Vả nữa, đến như con trai mình, là giọt máu mình tạo ra, thế mà Hồ Chí Minh vẫn bỏ rơi. Rồi những phụ nữ được xem là vợ của mình chung chăn, tay gối má ấp là Nguyễn Thị Minh Khai và Nông Thị Xuân, Hồ Chí Minh còn ra lệnh ngầm cho đàn em là Trần Quốc Hoàn tự do được thỏa mãn dục tính rồi sau đó tìm cách giết đi. Xin lỗi qúy vị, chúng tôi phải nói lên đôi điều về thực trạng này cho rõ, hầu chúng ta tránh đuợc những cám dỗ tình cảm, tình tự dân tộc hay máu chảy ruột mền. Bởi vì chúng ta có một qủa tim nhạy cảm nên dễ bị mắc phải sự « ru ngủ » tình tự dân tộc, họ cũng là anh chị em ta, là đồng bào ta, mà dễ rơi vào cái « bẫy chiến lược cùng chiến thuật tinh xảo » và sách lược phủ dụ của phỉ quyền Hà Nội. Chúng tôi xin được nhắc lại câu nói qủa cảm can trường của cựu Tổng Thống Reagan nói cho thế giới biết trước đây rằng « Điện Kremlin là ổ của sự dữ ». Có nghĩa ở đây đã tạo ra vô vàn sự ác, biết bao nhiêu là thảm họa cho nhân loại! Hay như câu nói khẳng định của cựu Tổng Thống Nga Boric Elsine « cộng sản chỉ đẻ ra nghèo đói, dối trá, lừa đảo và tội ác ».
Chúng tôi xin phép đuợc trở lại bài viết, thế đó sự riêng biệt hay tách rời ba quyền hành nói trên là một việc bảo đảm cho sự điều hòa của quyền hành. Vì nhờ qua phương thức áp dụng và cách thế kiểu này, thì sự tự do của các người dân được thể hiện nghiêm túc. Đây là bằng chứng cụ thể tư tuởng của Montesquieu được áp dụng tại Anh quốc xưa kia. Cũng thế, chúng tôi cảm nghĩ qua sự tách biệt và riêng biệt của ba cơ quan quyền hành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, thì không chỉ có một sự riêng biệt của chức vụ, song cũng có một riêng biệt của cái quyền hành xã hội thực, được tác động bởi con đường đa dạng của quyền hành chung, và nó được tách biệt giữa chúng với nhau. Do thế, mà Georges Burdeau đã lưu ý đến điểm này khi ông nói : « sự tự do không phải là một sản phẩm của một việc phân biệt giữa nhiệm vụ của quốc gia cùng sự phân chia công việc của họ giữa các cơ quan khác nhau » (56). Vì vậy, để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ hay công việc nào, thì ý muốn của Nhà Nước chỉ có thể lập thành các cơ quan công quyền hầu tạo cho các kế họach, các dự án của chánh phủ được điều hòa và chạy đều. Trong tinh thần này, thì Nhà Nước can thiệp vào công việc bằng sự quan tâm, là chia đều các công việc cho các cơ quan công quyền ; có như thế thì hệ thống quyền hành được tản quyền và cấu tạo nên một sự tiến bộ lớn trong con đường thể chế hoá Nhà Nước là đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét