Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (hết)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (hết)




9.4. Phải Chăng Dân Chủ Là Một Chế Độ Tốt? 


Trước hết chúng tôi nghĩ đến các lý do hoàn thành dân chủ này, là theo nguyên tắc đã được chúng ta cùng nhau khảo cứu qua các lời nghị luận của các triết gia, hầu ta có cái nhìn xác thực hơn về dân chủ được xem là một chế độ ở giữa các chế độ. Quả dân chủ là một khuynh hướng, là một nhu cầu, một đòi hỏi chính đáng của người dân trong xã hội, nhất là trong thời đại ta, và Đất Nước Việt ta, thì càng đòi hỏi cấp bách hơn cho Nước Nhà có được một thể chế dân chủ thực sự. 

Qua tác phẩm nỗi tiếng có thể gối đầu giường của người làm chính trị là « Précis De La Démocratie » của Jean Baechler, ông đả trình bày chế độ dân chủ là « sự tự nhiên của con người » (88). Chúng tôi thấy ông còn đi xa tư tưởng của mình hơn, đó là sự « tiếp cận tự nhiên của dân chủ vào các mục đích chính tị », và ông tỏ bày ý của mình là dân chủ nó đẹp biết bao, qủa là « một chế độ tốt ». Hơn nữa, theo Baechler thì dân chủ dự trữ sự may mắn hơn cả hầu đạt đến hòa bình, và giúp ta hiểu được sự công bình hơn hẳn chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản (89). Thực những điều vừa nói qua, ông cho chúng ta thấy được điều mới của dân chủ như một chế độ tốt, để rồi ông nghĩ là dân chủ được nghị phẩm sau cái kết qủa thành đạt của nó trong lãnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và kỷ thuật vv.. Chúng ta nhìn xem các Nước dân chủ Tây Phương và Mỹ thì rõ cái thành qủa nói này. Mới đây trên diễn đàn « hoangsa.org. » có đăng bài viết « Cũng Bởi Thằng Dân Ngu Quá Lợn » của Shinra, một người dân Việt trong Nước viết lên những so sánh rất sâu sắc giữa hai chế độ tư bản dân chủ và xã hội cộng sản Hà Nội độc tài, tham nhũng và cướp của dân. Chúng tôi xin chân thành cảm phục sự nhận định sâu sắc của Shinra về chế độ tồi tệ của phỉ quyền Hà Nội hiện thực, để nói lên đâu là một chế độ tốt nảy sinh ra những con nguời cầm quyền tốt và các mặt hàng hoá tốt, còn đâu là một chế độ tồi sinh xuất ra những con người cầm quyền tồi bại, các mặt hàng hoá dổm, xấu và không đủ tiêu chuẩn kỷ thuật cùng vệ sinh. 

Thế đó, với chế độ dân chủ, thì Baechler nghĩ rằng sự tương quan với các mục đích bằng các việc thực hiện bên ngoài hoặc có trước tiên, như là sự hòa bình và công bình, công lý. Nhưng tiên vàn là hoà bình và công bình phải có, để tất cả mọi công dân có niềm vui chung sống. Bởi thế, dân chủ đóng góp vào niềm vui sống chung này, vì theo ông thì « các công dân đoàn kết lại nhờ một khế ước, qua khế ước đó, họ từ bỏ các hành động bạo lực giữa họ với nhau » (90). Chúng ta lưu ý đến câu nói này, họ từ bỏ bạo lực, nhưng như thế là chưa hẳn không có sự đối nghịch chăng ? 

Tiếp đến là vấn đề công bình : đây chính là việc tất yếu hơn cả của xã hội, để phân biệt sự độc đoán, độc tài, việc trái phép, sự cướp đoạt tài sản của công cũng như của tư, tham nhũng hối lộ vv, và những việc làm « u tối » bên cạnh sự « trong sáng » cùng cần thiết. Hơn nữa, sự công bình là một đặc tính phổ quát của chế độ dân chủ, thế nên chánh quyền tự nguyện đề ra để dung hợp với các đòi hỏi của người dân cho sự công bình xã hội (justice social) này. Thêm nữa, dù có sự phân biệt giữa các ích lợi cá biệt và các ích lợi chung, song nên có sự phân phối đều một cách nghiêm túc giữa tư nhân và quần chúng ; nhất là Nhà Nước nên biết tuyển chọn những nhân tài trong nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và kỷ thuật, và ưu dụng họ theo sở trường của họ. Theo dân chủ, thì tất cả những gì là độc đoán, chuyên chế độc tài, không minh bạch, khó có « chỗ đứng » trong xã hội này. Trong xã hội dân chủ thì luôn có sự thương luợng trong lãnh vực nghiệp đoàn, và thị trường buôn bán thì được tự do vv.(91), qủa chúng ta thấy đây là một hữu ích của chế độ dân chủ. 

Sau khi nói đến sự công bình mà Jean Baechler gọi là « theo khế ước-contractuelle », ông nói tiếp là thể chế dân chủ là thích hợp cho khế ước công bình nhờ váo đặc tính và bản chất của dân chủ. Dân chủ trị vì trước hết là một cuộc phổ thông « đầu phiếu » một cách tự do ở trong lòng chế độ ấy, Cuộc bầu phiếu này được xem là bản chất của khế ước đó. Cũng theo ông nghĩ đây là việc tiếp nhận các ngôn ngữ tri thức về lý thuyết của khế ước này. Do thế tất cả những việc làm này được gọi là một khế uớc dân chủ-công bình. Vả nữa theo ông nghĩ, thì dân chủ để cho cái lợi cá biệt được gặp gỡ một cách tự do của các sự trao đổi, cũng như dân chủ càng ngày càng tăng thêm việc thực hiện hoá các mậu dịch trao đổi hàng hoá, tiền tệ vv., và hiệu nghiệm hơn trong xã hội thương mại (92). Nhất là, chỉ có chế độ dân chủ mới có sự phát triển rộ nở tất cả những lãnh vực nói này một cách rộng rãi. 

Để kết luận, chúng tôi có thể nói dân chủ là một « chế độ tốt » cho người dân. Vì theo nhận định của chúng tôi sau bao nhiêu năm miệt mài nghiên cứu, học hỏi, quan sát, thực nghiệm, tranh luận vv., thì chúng tôi xin được « nhân danh » của một kết qủa, của sự hiệu nghiệm tốt của thể chế dân chủ cụ thể đó. Để rồi chúng tôi xin xác định ý mình rằng : đó chính là đặc tính tất yếu, bản chất tốt nếu như người ta muốn nói đến là dân chủ. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ dân chủ là một sự tìm kiếm, là một nhu cầu, một đòi hỏi thực dụng, được ghi dấu trong sự tương quan tất yếu của chính trị. Cũng như dân chủ, là được tất cả chúng ta hoàn toàn quan tâm trong mọi vận động quốc tế và quần chúng, hầu có thể hoàn tất sứ mạng cao cả của lịch sử này, thực đây là sự tất yếu của sự việc chính trị nhân bản. Để rồi từ đó chúng ta mới hy vọng taọ nên cho Nước Việt một Nhà Nước Pháp Quyền, có Hiến Pháp đích thực, và tất cả quyền hành, quyền lực đều tùng phục Pháp Luật, còn Nhà Nước-Chính Trị thì tôn trọng nhân quyền và quyền lợi của người dân. 

Để tiến xa hơn trên con đường này mà qúy vị đã dấn thân : thực lòng chúng tôi cầu mong tất cả người Việt Nam là Quốc Nội hay Hải Ngoại, chúng ta cùng chung một lòng, cố gắng tranh đấu để Đất Nước có được dân chủ hóa, cũng như làm tăng thêm phần tham dự vào chính trị-xã hội của mọi người dân Việt vào trong guồng máy chánh quyền. Qủa dân chủ đang ở trong con tim nồng nàn của qúy vị, cũng như đang ở trong khối óc xây dựng và đang ở trước mặt chúng ta mỗi ngày khi người Việt Hải Ngoại đang sống ở các nước Tây Phương dân chủ. Để tư đó, phần chúng ta làm sao để cho dân chủ trở nên một chế độ hiện thực trong Đất Nước Việt Nam, như mọi chế độ dân chủ của nhiều quốc gia được hiện hữu trong lòng thế giới này! 

Dân chủ có hiện hữu trong lòng Quê Hương Việt chúng ta chăng? Sự thực này ở điều kiện khi qúy vị vượt qua được sự « sợ hãi », can đảm đứng lên làm lịch sử mới cho Dân Tộc, hầu con cháu chúng ta được hít thở tự do, nhân quyền và hạnh phúc. Qúy vị biết chăng, vào ngày 21.09.2009 trên tờ báo Asia Sentinel có đăng bài « Vietnam Seeks to Silence in China Critics, Việt Nam bịt miệng những người chỉ trích Trung Cộng » (93). Bài báo có đề câp đến Chánh Phủ Việt Nam và Đảng cộng bán Biển và Đất Việt cho bọn Rợ Hán Trung Cộng với sồ tiền là 5O tỷ Mỹ Kim đế cứu nguy quyền bính của chúng. Bởi lý do Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội trong mấy năm vừa qua bị thất bại ê chề trong vấn đề kinh tế : làm ăn thì thua lỗ, cán cân mậu dịch xuất nhập bi thâm thụt, vốn đầu tư của nước ngoài càng ngày càng « teo lại », chỉ toàn là âm cực. Đảng và Bộ Tà Trị sợ một cuôc bùng nổ lớn trong lòng chế độ, nhất là đối với dân chúng. Rợ Hàn ta đánh hơi được những yếu huyệt sắp dẫy chết của bọn Bắc Bộ Phủ, nên ra tay vừa bắt bí vừa làm như cách cứu sống cho quyền bính của Đảng và Hà Nội : Nị muốn sống, muốn còn nắm quyền thi bán đất bán biển, nhượng quyền khai thác các quặng mỏ của Đất Việt cho Ngộ, không thôi thì Nị để cho các Ngộ đi chầu diêm vương. 

Do đó đã đến lúc chúng ta phải hành động, không để cho sự sợ hải Đảng và phỉ quyền Hà Nội chế ngự lòng chúng ta. Vi sự tồn vong của tiến đồ Tổ Quốc và sự sinh tồn của chúng ta và con cháu chúng ta là rất hệ trọng. Thế nên chỉ có con đường chúng ta cùng toàn dân đứng lên, thì Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội mới giải thể toàn bộ. Lúc ấy chúng ta hy vọng mới có cơ hội xây dựng một chế độ dân chủ tự do, một thể chế chính trị nhân bản. Nhất là chúng ta mới tiếp tục xây dựng một Đất Nước giàu có và một quân đội hùng mạnh, để đòi hỏi lại những vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng dất Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Đất Việt chúng ta bị cưỡng bán, và bị Trung Cộng cướp đoạt. 


X. ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT 


Qủa chúng tôi đã nói qua, là sau nhiều năm sống xa quê hương, tạm lưu ở xứ người, hưởng được nhiều may mắn hơn đồng bào Việt ở quê nhà. Dẫu thế, chúng tôi luôn sống trong khắc khoải, ưu tư, xót xa thương đến thân phận của người dân Việt đang sống đau khổ dưới chế độ sắt máu tàn bạo của chế độ phi nhân Hà Nội. Thế nên chúng tôi tự nhủ thầm với lòng mình phải cố gắng học hỏi, tìm kiếm, khảo cứu trong các sách vở xưa cũng như nay, cố gắng quan sát đời sống sinh thực của các chế độ dân chủ của thiên hạ, rồi thực nghiệm để tìm hiểu lý lẻ và bản chất thực của chính trị. Để từ đó, chúng tôi rút tỉa những tinh túy, những cái đẹp, những cái thực của người, cộng thêm sự tổng hợp, phân tích, và đóng góp phần nhỏ của mình, hầu góp phần vào việc xây dựng một thể chế chính trị nhân bản cho Đất Nước. 

Đó chính là tâm nguyện cùng tâm huyết của chúng tôi, và ước mong sao thấy được ngày Đất Nước Việt Nam có được một thể chế dân chủ nhân bản thưc sự. Bài khảo luận của chúng tôi trình bày với qúy vị tương đối khá dài. Do thế, để kết thúc, chúng tôi xin tóm lại đôi điều quan tâm và lòng thành của chúng tôi với quê hương Đất Nước, là bất cứ giá nào chúng ta cũng phải cố gắng tạo dựng cho được một thể chế dân chủ đích thực cho Nước Việt thân yêu của ta ; và xem sứ mạng này là một sự ân tình đối với Đồng Bào và Dân Tộc. Bởi một Đất Nước đã chịu quá nhiều tang thương và trầm thống. Đồng Bào thì chịu quá nhiều cay đắng, tủi nhục : nào một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hơn nữa thế kỷ nay thì bị đô hộ giặc cộng sản. Một thứ chủ nghĩa không tưởng, phi nhân, vô thần, bất đạo nghĩa, phi dân tộc. Chủ nghĩa xã hội cộng sản này vừa tàn ác vừa độc hại đã gieo kinh hòang, tang thương, nghèo đói triền miên trên Đất Việt chúng ta từ lúc Hồ Chí Minh cướp đưọc chánh quyền vào mùa thu 1945. Hồ Chí Minh và những tên Việt cộng cuồng tín Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ và đám đàn em đồ đệ của chúng đã vay mượn thứ chủ nghĩa « hùm beo của Marx-Lénine-Mao » về mà cắn xé, nghiền nát người dân lành Việt Nam. Chúng đã tước đoạt hết mọi thứ quyền căn bản của người dân : như nhân quyền thì bị chà đạp và coi rẽ hơn con vật. Do vậy, đã đến lúc chúng ta người dân trong Nuớc và Hải Ngoại ngồi lại với nhau, xoá các mặc cảm, dẹp đi tị hiềm, để nghĩ đến sự tồn vong và sự hưng thịnh của Việt Nam trong thế kỷ XXI này. Đây là thế kỷ của tin học và kỷ thuật tân kỳ tuyệt hảo. Xin chúng ta tất cả cùng nhau hiệp nhất, cùng nhau đứng lên đòi lại tất cả những thứ quyền của chúng ta, đòi cho bằng được phỉ quyền Hà Nội phải trả lại chánh quyền cho người dân. 

Từ đó, trong ý thức của một người Việt còn trái tim rỉ máu hồng, còn nước mắt mặn cay cho Dân Tộc, vì vậy mà chúng tôi có đôi lời tâm huyết sau đây xem la một kết luận của bài viết Chính Trị Nhân Bản. Lời tâm huyết của chúng tôi cầu mong là : 

- Chính trị hay quyền hành là chỉ phục vụ con người, phục vụ người dân, đó là ý nghĩa cao cả của nó. 

- Nhà Nước là của Dân. Do thế phải phục vụ cho các quyền lợi của mọi người dân, bất phân họ là ai. Nhà Nước phải bênh vực Dân và lo cho Dân được hạnh phúc, no ấm và an thái. 

- Nhà Nước phải tôn trọng nhân quyền và tùng phục Luật Pháp. 

- Dân chủ là do dân và bởi dân mà có, còn quyền hành là do dân ủy nhiệm cho các vị cầm quyền lo điều hành cho Quốc Gia thăng tiến. Vì vậy chế độ dân chủ cần phải thực hiện và tạo lập công lý, công bình, nhân quyền, tự do và an thái cho dân. Có đuợc như thế mới gọi là chế độ dân chủ thực sự đem lại hạnh phúc no ấm cùng nguồn vui sống cho dân. 

Đôi lời tâm nguyện, chúng tôi mong chờ thấy được Đất Nước Việt Nam sớm có ngày tạo được một thể chế chính trị nhân bản, hầu tất cả người dân Việt trong Nuớc cũng như Hải Ngoại đồng một lòng, chung một vai cùng một con tim, nằm tay nhau để xây dựng và tái thiết lại Quê Hương, Đất Nước dấu yêu. Chúng tôi mong lắm thay và ước mong thay thấy được ngày hoan hỉ và vinh quang đó của Dân tộc Việt mau đến! 

Một lần nữa, chúng tôi xin phép nhắc lại câu nhắn nhủ thời danh của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị với các giáo hữu của mình là « các con đừng sợ ! ». Vâng nguời dân Ba Lan, Tiêp Khắc, Hung Gia Lợi, Nam Tư, Lỗ Ma Ni, Đông Đúc, Liên Sô, Nga Sô, Ukrain, Bun Ga Ri vv., đã nắm được chìa khóa của câu khuyên nhủ của Đúc Thánh Cha, giúp cho họ hiểu được sự chiến thắng không phải ở trên họng súng hay gươm giáo. Nhưng sư chiến thằng là chế ngự được sự sợ hãi của bản thân mình. Từ chỗ đó họ đã quyết tâm, đồng lòng đứng lên đánh ngã các thành tri kiên cố cộng sản không tốn một viên đạn, song bằng chính sự không sợ hãi của mình trước những tên công sản sắt máu. Để rồi các người dân các xứ Đông Âu và Nga Sô đã có lại các thứ tự do và nhân quyền để thiếp lập nên chế độ dân chủ , và theo phương sách kinh tế thi trường tự do của chế độ tư bản mà nay các Nước Tiệp, Slovanie, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nga Sô đã khởi sắc thái đưọc sự giàu có và hạnh phúc cho người dân. 



Do đó, Việt Nam ta hiện nay không thể đi ra vòng ngoại lệ của tiến trình này. Bởi muốn dân chủ hoá cho Đất Nước kiểu như thế, tất đương nhiên đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau đứng dậy ! Xin toàn thể quý vị cùng nhau đứng dậy: xin từ người dân thường, đến các vị tri thức và văn hoá, xin đứng dậy từ các chức sắc lãnh đạo tôn giáo và tinh thần đến các anh lính bộ đội, công an, xin đứng dậy từ chú đạp xích lô cùng xe ba gác và lái xe taxi đến anh chạy xe ôm, xin đứng dậy từ dì bán hàng rong đến cô chủ quán café, xin các em sinh viên học sinh đến các em bán vé số và đánh giày, xin bác nông dân đến qúy anh chị thợ thuyền vv. Tất cả chúng ta cùng nhau xuống đường đòi hỏi phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi Việt gian phải trả lại quyền lãnh dạo Đất Nước vào tay chúng ta, đòi hỏi quyền tự quyết vận mang dân tộc cho người dân. 

Lúc đó, chúng ta ắt có đủ các thứ quyền tự do, có công lý công bình, công minh và nhân quyền, có đạo nghĩa, đạo lý truyền thống cha ông vv.. Nhất là, chúng ta mới có thể thiết lập được một chế độ nhân bản như lòng mình muốn. 

Kính Chào Quyết Thắng

(Hết)

Nam Giao Lê Thiện Bình 




CHÚ THÍCH 


1. Xin xem Jean Luc Chabot : « Introduction A La Politique », PUF. Paris 1991. 

2. Xin xem Eric Weil : « Phlosophie Politque », Vrin, Paris 1991. 

3. Sách đã trích dẫn, trang 61. 

4. Sách đã trích dẫn, trang 68 và 72. 

5. Xin xem Friedrich Hegel : « Principes De La Philosophie Du Droit », trang 141. 

6. Sách đã trích dẫn, trang 142. 

7. Sách đã trích dẫn, trang 147-148. 

8. Xin xem Machiavel (Niccolo Machiavelli) : « Le Prince », chap. XV. 

9. Xin xem Charles Maurras : « Mes Idées Politiques », Fayard, Paris 1937. 

10. Sách đã trích dẫn, trang 96. 

11. Sách đã trích dẫn, trang 97. 

12. Sách đã trích dẫn, trang 98. 

13. Sách đã trích dẫn, trang 113, 

14. Sách đã trích dẫn, trang 120. 

15. Xin xem Jugen Harbemas :« L’Industrie Des Allemands, Une Fois Encore » dans Ecrits Politiques, Le Cerf, Paris 1990, trang 249. 

16. Xin xem Claude Lefort :« Essais Sur Politique, XIX-XX Siècle », Le Seuil 1986, trang 274. 

17. Sách đã trích dẫn, trang 274-275. 

18. Sách đã trích dẫn, trang 275. 

19. Sách đã trích dẫn, trang 275. 

20. Xin xem Saint Simon :« Œuvres De Saint Simon Et D’Enfantin », chap.XX, trang 17-26. 

21. Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Discours Sur L’Origine De L’Inégalité », chap. II. 

22. Sách đã trích dẫn. 

23. Xin xem Bertrand de Jouvenel :« De La Politique Pure », Calmann-Lévy, Paris 1963. 

24. Sách đã trích dẫn, trang 87-88. 

25. Xin xem Jean Baechler :« Précis De La Démocratie », Calmann-Lévy, Paris 1994. 

26. Sách đã trích dẫn, trang 29. 

27. Sách đã trích dẫn, trang 28. 

28. Xin xem :« Thảm Sát Mậu Thân », Định Hướng Tùng Thư, Pháp 1998. 

28b. Xin xem K. Marx :« Manuscrits 1884 ». 

29. Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, I, trang 216. 

30. Xin xem Hobbes :« Léviathan », I, XIII. 

31. Xin xem Friedrich Hegel :« Phénoménologie De L’Esprit », IV.A. 

32. Xin xem Friedrich Hegel, Triết gia Đức (1770-1831), các tác phẩm của ông gồm có : Phénoménologie De L’Esprit en 1807, La Science De Logique en 1812, et Principes De La Philosophie Du Droit en 1821. 

33. Xin xem Gaston Fessard :« Autorité Et Bien Commun », Aubier, Paris 1945, trang 15. 

34. Xin xem Saint Augustin :« La Cité De Dieu », XIX, 15, PL :XLI, 643. 

35. Xin xem Proudhon :« Condessions D’Un Révolutionnaire ». 1849. 

36. Xin xem Julien Freund :« Le Nouvel Âge », Marcel Rivière, 1970, trang 41 hoặc « L’Essence Du Politique », Sirey 1945. 

37. Sách đã dẫn, như trên. 

38. Xin xem Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel À La Démocratie », dans Démocratie Aujourd’hui, Spéc., 1963, trang 20-29. 

39. Xin Xem Montesquieu :« Considérations Sur Les Causes De La Grandeur Et De La Décadance Des Romains », chap.I. 

40. Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang 128. 

41. Sách đã trích dẫn, trang 188. 

42. Như trên, trang 190-191. 

43. Xin xem Max Weber :« Économie Et Société », Plon, Paris 1971, trang 567. 

44. Xin xem Raymond Aron :« Les Étapes De La Pensée Sociologique », Gallimard, Colletion, Tel. 1967, trang 547. 

45. Xin xem Max Werber :« L’Éthique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme », Plon, Paris 1970, trang 249. 

46. Xin xem Max Weber : « Économie Et Société », Plon, Paris 1971, trang 273. 

47. Xin xem Bertrand Badie :« L’Etat Importé », Fayard, Paris 1972, trang 191. 

48. Sách dã trích dẫn, trang 194. 

49. Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang 295. 

50. Sách đã trích dẫn, trang 207-208. 

51. Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Du Contrat Social », II, VI. 

52. Xin xem Montesquieu :« L’Esprit Des Lois », XI, V. 

53. Như trên 

54. Như trên, XI, VI. 

55. Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang 295. 

56. Như trên, trang 295. 

57. Xin xem Vũ Thư Hiên :« Đêm Giữa Ban Ngày », Thiện Chí, Đức Quốc 1997. 

58. Xin xem Jean Paul II :« Encyclique Centesimus annus », 1991. 

59. Như trên. 

60. Như trên. 

61. Xin xem Stéphane Courtois : « Le Livre Noir Du Communisme », Robert Laffont, Paris 1998. 

62. Xin xem Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel À La Démocratie », dans Démocratie Aujourd’hui, Spec. 1963, trang 21. 

63. Xin xem Mussolini :« Article « Fascisme » de L’Encyclopédie Italienne, 1927. 

64. Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1789 ». 

65. Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Girondine » 1791. 

66. Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ » vào ngày 4.7.1776 tại Philadelphie. 

67. Xin xem Saint Thomas d’Aquin :« De Regime Principum, Du Gouvernement Royal », Librairie du Dauphine 1931, chap. VI. 

68. Xin xem :« Constitution Gauduim Et Spec », 74, 4-5. 

69. Xin xem : « Encyclique Populorum Progrssio » 31, của Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Lục. 

70. Xin xem Yves Madiot :« Les Droits De L’Homme », Paris 1987 và xem thêm :« Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền », ấn bản đặc biệt của Nguyệt San Dân Việt, Hamburg 1996, và Luật Sư Nguyễn Hữu Thống « Luật Quốc Tế Nhân Quyền, The International Bill Of Human Rights », xuất bản Mạng Luới Nhân Quyền Việt Nam 1998. 

71. Xin xem Georges Burdeau :« La Démocratie, Essai Synthétique », Neuchâtel-La Bacomière, Paris 1965, trang 5. 

72. Xin xem Julien Freund :« Le Nouvel Âge », Marcel Rivière, Paris 1970, trang 33. 

73. Sách đã trích dẫn, trang 41. 

74. Như trên. 

75. Như trên. 

76. Sách đã trích dẫn, trang 41-42. 

77. Như trên, trang 45. 

78. Như trên, trang 47. 

79. Như trên, trang 47. 

80. Như trên, trang 54. 

81. Như trên. 

82. Sách đã trích dẫn như trên, trang 54. 

83. Như trên, trang 62. 

84. Xin xem Raymonf Aron :« Démocratie Et Totalitarisme », Gallimard, Coll. Idées 1965, trang 358. 

85. Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Du Contrat Social », chap. III. 

86. Như trên, IX. 

87. Như trên, IV. 

88. Xin xem Jean Baechler :« Précis De La Démocratie », Calmann-Lévy, Paris 1994, p. 67. 

89. Như trên, trang 85. 

90. Sách đã dẫn như trên, trang 88. 

91. Như trên, trang 88-89. 

92. Như trên, trang 99. 

93. Nhật Báo Asia Sentinel ngày 21.09.2009, bài báo « Vietnam Seeks to Silence in China Critics ». 



NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO 


- Jean Luc Chabot :« Introduction À La Politique », PUF. Paris 1991. 

- Eric Weil :« Philosophie Politique », Vrin, Paris 1956. 

- Friedrich Hegel :« Phénoménologie De L’Esprit en 1807, La Science De Logique en 1812 et Principes De La Philosophie Du Droit en 1821 ». 

- Marchiavel (Niccolo Machiavelli) :« Prince ». 

- Charles Maurras :« Mes Idée Polirique », Fayard, Paris 1937. 

- Jugen Harbemas :« L’Industrie Des Allemand, Une Fois Encore » dans Ecrits Politique, Le Cerf 1990. 

- Claude Lefort :« Essais Sur Politique, XIX-XX Siècle », Le Seuil, Paris 1986. 

- Saint Simon :« Parabole Des Abeilles Et Des Frelons, Œuvres De Saint Simon Et D’Enfantin ». 

- Jean Jacques Rousseau :« Discours Sur L’Origine De L’Inégalitté Et Du Contrat Social » 

- Bertrand de Jouvenel :« De La Politique Pure », Calmann-Lévy, Paris 1963. 

- Karl Marx :« Manifeste Communiste Et Manuscrits 1884 ». 

- H.Chambre :« De Karl Marx À Mao Tsé-Tung » Biliothèque de la Recherche Social, éd. Spec 1960. 

- Pierre Masset :« Les 50 Mots Clés Du Marxisme », Ed. Privat, France 1970. 

- René Coste :«Les Dimensions Politiques De La Foi», Collection Appui et Les Editions Ouvrières, Toulouse 1973. 

- Georges Burdeau :« Traité De Science Politique, et Démocratie, Essai Synthétique », Neuchâtel-La Bacomière 1956. 

- Hobbes :« Leviathan » 

- Gaston Fessard :« Autorité Et Bien Commun », Aubier, Paris 1945. 

- Proudhon :« L’Essence Du Politique », Sirey 1945 ; et « Le Nouvel Âge », Marcel Rivière 1970. 

- Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel À La Démocratie » dans Démocratie Aujourd’hui, Spéc. 1963. 

- Montesquieu :« Considérations Sur Les Causes De La Grandeur Et De La Décadance Des Romains, et L’Esprit Des Lois ». 

- Max Weber :« Économie Et Société »,Plon, Paris 1971, et « L’Éthique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme », Plon 1964. 

- Georges Sorel :« Réflexions Sur La Violence ». Marcel Rivière 1966. 

- Dimitri Volkogonov :« Lénine, Moucou, Novosti », 1994. 

- Bertrand Badie :« L’Etat Importé », Fayard, Paris 1971. 

- Thảm Sát Mậu Thân, Định Hướng Tùng Thư, Pháp 1998. 

- Raymond Aron : « Les Étapes De La Pensée Sociologique », Gallimard. Coll. Tel 19967, et « Démocratie Et Totaliarisme », Gallimard, Coll. Idées 1965. 

- Vũ Thư Hiên :« Đêm Giữa Ban Ngày », Thiện Chí, Đức Quốc 1997. 

- Le Pape Jean Paul II : « Encyclique Centesimus Annus », 1991. 

- Le Pape Paul VI :« Encyclique Populorum Progressio ». 

- Mussolini :« Article « Fascisme » de L’Encyclopédie Italienne, 1927. 

- Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền » năm 1789. 

- Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền Girondine » năm 1791. 

- Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Quốc Chủng Quốc Hoa Kỳ » năm 1776. 

- Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền », ấn bản đạc biệt của Nguyệt Sản Dân Việt, Hamburg 1996. 

- Bản « Luật Quốc Tế Nhân Quyền » do Luật Sư Nguyễn Hữu Thống phiên dịch, Mạng Luới Nhân Quyền Việt Nam 1998. 

- Yves Madiot : « Les Droit De L’Homme », Paris 1987. 

- Saint Thomas :« De Regimie Principum, Du Gouvernement Royal », Librairie du Dauphine 1931. 

- Thánh Công Đồng Vanticano II, Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, 1972. 

- Julien Freund :« L’Essence Du Politique », Sirey 1965 et « Le Nouvel Âge », Marcel Rivière 1970. 

- Saint Augustin :« La Citté De Dieu » XIX, 15, Patologie Latin, XIX. 

- Carl Schmite :« La Notion Du Politique », Flammarion, Paris 1992. 

- Stéphane Courtois :« Le Livre Noir Du Communisme », Robert Laffont, Paris 1998. 

- Charles Journet :« Théologie De La Politique », Ed. Universitaires Fribourg Suisse 1987. 

- Nguyễn An Tôn :« Công Giáo Miền Nam Việt Nam Sau 30.4.1975 », Dân Chúa Xuất Bản, LA. 1988. 





0 nhận xét:

Đăng nhận xét