Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 17)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 17)




IX. BẢN CHẤT DÂN CHỦ 


Qủa thực để có một Nhà Nước Hiến Pháp hội đủ những việc tốt đẹp của nó, thì Luật Pháp phải được bảo đảm giữa sự tương quan với chính trị. Do đó, việc thể chế hóa nhân quyền phải là điều hiện thực và là dấu chỉ bên trong của việc quan hệ chính trị. Có nghĩa là sự thừa nhận mọi nguời, mọi kiểu thức cùng tất cả phương sách xây dựng của người dân đóng góp, để kể từ nay các việc này được xem là mục đích chính của các chính sách hữu ích của Nhà Nước, và đây là một bước dài của chính trị thể hiện ra bên ngoài xã hội và được quyền hành thực dụng. Thực vậy, nhân quyền được xem là cái bên trong của chính trị, và là những điều khỏan của Hiến Pháp Nhà Nước, rồi đặt nó thành những Luật căn bản, mà các cơ quan công quyền phải nghiêm chỉnh tùng phục các Luật chung này. 

Sau nữa, nhờ sự tản quyền của các cơ quan này, cũng như sự tách biệt rõ ràng các quyền Tư Pháp, Hành Pháp, Luật Pháp, thì Quốc Gia mới hy vọng tạo nên một sự điều hòa cùng quân bình. Tuy nhiều quốc gia có ba cơ quan tách tách biệt này, nhưng trong thực tế thì nhân quyền một đôi khi vẫn có khuynh hướng bị làm hạ giá, cụ thể như các tự do của quần chúng bị thu hẹp lại – và chỉ tóm lại bên trong các cơ quan Nhà Nước. Thế nên, chúng tôi mới nghĩ muốn bàn rộng thêm ý nghĩa dân chủ, để nhận ra sự cụ thể mà chúng tôi đã khảo cứu và thực nghiệm hầu trình bày cùng qúy vị. 

Trước hết, chúng tôi nghĩ các « quyền xã hội » thường chúng được nhìn theo quan niệm tạo nên nhân quyền cụ thể, và qua đó thì được người ta thực thi và tôn trọng. Tuy nhiên các quyền xã hội này chánh quyền chưa tạo được các ích lợi chung cho người dân. Do thế mà quyền hành của chánh quyền phải nhân đạo hóa bằng các cách phục vụ các mục đích như thế, bằng cách trả lời các đòi hỏi về các quyền xã hội này : như các quyền tự do hội họp, tự do lập hội, lập đảng đối lập, an ninh xã hội, quyền lao động, quyền bình đẳng lương bổng, quyền nghỉ ngơi và các ngày nghỉ, quyền lợi hưu bổng và những quyền khác như quyền tham dự vào chính trị và việc cai trị vv., là bằng cách Nhà Nước phục vụ hết mọi người dân các thứ quyền đó. Vì theo quan niệm đạo đức, thì chánh quyền là cho dân, chánh quyền là của dân (le gouvernement pour le peuple). 

Sau cùng, như chúng tôi đã mục kích cùng quan sát những sự tiến bộ phản ảnh về nhân quyền của nhiều quốc gia dân chủ Âu Mỹ, qua đó những quyền đặc thù của người dân được thừa nhận, được bình đẳng, và đó là mục đích của Nhà Nước phải thực hiện cho toàn dân mình. Điển hình là Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Hoà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Bỉ, Anh và Mỹ vv., chánh quyền các nước này họ nghiêm túc thực thi các thứ quyền đó cho người dân, hầu làm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của những quyền xã hội hay đời sống xã hội an vui cho mỗi một người dân. Ví dụ quyền tham dự, người dân phải có phần của họ, và quyền đó thì người dân có tiếng nói trực tiếp của mình, cũng như ưng nhận và tiếp nhận theo ý chọn của mình muốn. Vì vậy mà Dân Chủ, người ta sẽ nói ngay rằng là chánh quyền cho dân và vì dân. Cũng chính vì người dân mà giờ đây chúng ta bàn luận thêm, cũng như chính cái cảm nghĩ này là một dấu chỉ đặc thù, một bản chất kết liền với con người, mà chúng ta có bổn phận phải đòi hỏi cái quyền của chúng ta cùng của người dân cho bằng được. 


9.1. Việc Tham Dự Và Quyền Lợi 


Qủa thực, sự đòi hỏi tham dự của người dân vào chính trị được thiết tạo như một điều mới và sâu sắc của việc tranh luận, bàn cải của các tư tưởng gia về thể chế Nhà Nước. Bởi vì sự bình đẳng nhân quyền trở thành là các tự do chung, nói lên sự liên quan đến các mục đích và các thực thi của quyền hành, do vậy mà các đề nghị nói này làm điều hòa cùng trực tiếp tiết chế các cá nhân của mỗi người, và của người công dân. Để rồi từ đó, thì các cơ quan của Nhà Nước theo nguyên tắc đã có, hầu khả thể bảo đảm cho các tự do chung của người dân, cùng khởi xướng việc thực thi tôn trọng nhiều quyền khác nữa của người dân. Nhờ vậy Nhà Nước mới có thể phục vụ một cách cụ thể tốt đẹp cho mọi người dân, bằng cách làm hài lòng các quyền lợi xã hội của họ. Tuy nhiên trong hiện thực xã hội của nhiều quốc gia như trong các nước cộng sản, chẳng hạn như Hà Nội, Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba, Lào vv., thì người dân chưa hoàn đủ các quyền lợi này. Vì qủa thực các cơ quan của Nhà Nước cộng sản không hoàn toàn giúp đỡ thực hiện các quyền lợi xã hội nói này, cũng như họ « bóp chết » sự tham dự cùng thông phần của người dân vào điều nói trên trong đòi sống xã hội và chính trị, mà Nhà Nuớc cần thể hiện và thực thi các quyền lợi xã hội này cho người dân như là điều cốt yếu cho họ.Thêm nữa, sau nhu cầu Hiến Pháp, và sau khi thể chế hóa nhân quyền hòan đủ, thì cần xuất hiện một nhu cầu thứ ba, đó là sự đòi hỏi « Dân Chủ ». 

Thế đó, dân chủ qủa đuợc nói đến trong các bản Hiến Pháp của chánh quyền. Tuy nhiên dân chủ còn vượt hơn thế nữa, nói như Georges Burdeau, một kiểu nói hóm hỉnh thì : « dân chủ ngày hôm nay là một triết lý, một hình thức sống, một tôn giáo và một cách phụ thuộc, đó là một hình thể của chánh quyền » (71). 

Qủa ông nhắn nhủ chúng ta sự ý nhị của câu nói này. Do thế, chúng tôi nghĩ rằng dân chủ được xem là thời kỳ chính yếu của chính trị cho Đất Nước Việt chúng ta, cũng như một xã hội tự do đương nhiên phải có trong một chánh quyền. Vì ai ai cũng khao khát dân chủ, và mình được tham dự vào thể chế dân chủ đó như là một dấu chỉ bình thường của tiến trình văn minh và kỷ thuật của thời nay, là quyền của người dân, để nói lên sự hiện diện của người dân trong lòng xã hội con người. 


9.2. Phải Chăng Thể Chế Dân Chủ Là Một Chế Độ Ở Giữa Mọi Chề Độ? 


Chúng tôi nghĩ rằng nhiều người không tin vào sự hữu lý của thế chế dân chủ, đó là phỉ quyền Hà Nội, họ không thừa nhận dân chủ là một dấu chỉ phổ quát của con người, của người dân. Và họ từ chối thể chế dân chủ thực như chúng tôi nói đây, và hiểu một cách « méo mó » hoặc kém hiểu biết như người cộng sản hiểu sai nghĩa tự do và dân chủ. Vì dân chủ được xem là một chế độ chính trị ở giữa các chế độ chính trị. Chúng ta cần hiều rằng sự khác biệt ở giữa các chế độ này, chính là sự liên quan đến cái cốt yếu và bản chất của dân chủ. Theo như giáo sư chính trị học Julien Freund trong tác phẩm « Essence Du Politique, Bản Chất Chính Trị » (72), cũng như trong tác phẩm : « Le Nouvel Âge, Thời Đại Mới », ông nghĩ rằng « dân chủ không là một chính trị gì mới, mà người ta không biết đến trong thời đại chúng ta, cũng thế dân chủ không là một thể chế chính trị hoàn toàn trong sạch, nó thay thế cho một thể chế chính trị phạm tội. Trái lại, dân chủ là một trong các cách thức trường cửu đề cập đến sự trường cửu của chính trị, mà dân chủ sẽ điều hòa lại các luật xác định » (73). Qủa chúng tôi thấy rất sâu sắc và ý vị thay câu nói này của giáo sư. 

Cũng thế, vẫn theo giáo sư Freund thì các luật xác định của chính trị, hoặc là giả thiết trước các luật này, ví như sự tương quan điều hành và tùng phục của những người cầm quyền, và theo ông cặp đôi này là như Bạn-Thù (Ami-Ennemi). Sự đầu tiên điều hành là một danh gọi khác cho quyền hành. Theo ý ông thì dân chủ luôn tìm kiếm sự vô hiệu hóa cái quyền hành này và tránh cho người cầm quyền không dành hết mọi quyền hành và quyền lực trong tay mình hoặc đảng phái mình (có nghĩa khi Thủ Tướng hay Tổng Thống ban ra một đạo luật nào đó phải thông qua quốc hội bỏ phiếu và cho phép). Giáo sư giải thích tiếp nguyên ngữ của chữ « dân chủ là một cratie, là chế độ qúy tộc, chế độ chuyên gia trị, lý thuyết gia trị, chính thể lão trị - la démocratie est une cratie, comme l’aristocratie. Le technocratie, la théocratie, la gérontocratie, dân chủ như một loại giống, như một hình thể quyền hành (74). Thế nhưng « tất cả mọi quyền hành đưa đến từ tự nhiên thì quyền hành hơn, trở nên mạnh hơn và tăng trưởng hơn, quyền lực rộng hơn, có thẩm quyền hơn. Như bất kỳ hành động nào của con người, thì tất cả chính trị đưa đến sự tột độ có thể của quyền hành này » (75). Do đó mà Freund nghĩ là « để dốc toàn lực đối lực với chủ nghĩa bảo hoàng, thì hướng về một tột cùng khác, có nghĩa đó là chính tri không có quyền hành hoặc vô chánh phủ » (76). Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ thể chế dân chủ như giáo sư Freund trình bày cho chúng ta hiểu đây là một trạng thái không vững, dân chủ trong trình trạng ở giữa sự tột độ của chế độ bạo chúa và vô chánh phủ. Để từ ý khơi ra đây, giáo sư giải thích tiếp, là dân chủ thực, thì tìm kiếm sự kiểm soát quyền hành, để đập vỡ sự trọng lực tự nhiên của nó thường gây ra chế độ bạo quyền (cộng sản, quân phiệt), dân chủ cũng đủ sức mạnh trục xuất chính trị tự nhiên của con người, dân chủ cũng giống như một « trò chơi » bởi thể chế vô chánh phủ. Cũng thế, giáo sư giải thích dân chủ là một sự trung gian, một « metaxu » - dân chủ đóng một vai trò xem ra là nghịch lý, là một sự trung gian của niềm tin và của sự xem thường của mọi người (77) (Metaxu là từ Hy Lạp, muốn nói là : đi vào, ở giữa cả hai). 

Cũng thế, dân chủ lắm lúc như sự cạm bẩy, khi chúng ta tin rằng thể chế ấy có hội đủ khả thể có được sự hòa bình hơn các thể chế khác chăng? Bởi theo ông thì « khi hiện hữu chính trị ở đây, thì ở đó có địch thù », và nữa « chế độ dân chủ không tránh đuợc cái định mệnh của nó (như một vận số rủi ro) » (78). Tuy nhiên, giáo sư Freund đưa ra luận cứ tiếp, dân chủ là sự chiến đấu chống lại kẻ thù bên trong và bên ngoài, như đây là việc gò ép của dân chủ, có nghĩa để đề phòng, để bênh vực dân nhờ vào các phương thế tự do mà chỉ có chế độ này mới có. Các phương thế này đôi khi có sự mâu thuẫn, không chỉ với những nguyên tắc của nó, nhưng còn với các luân lý đạo đức chung và lòng nhân đạo. Vì theo giáo sư những điều nói này đây chúng nằm ở trong lòng chính trị. Những điều nói này dễ làm tổn thương các việc không công bình, nó sử dụng một cách qủy quyệt, sử dụng cả đên sự bạo lực, và một đôi khi nó núp bóng cùng dựa vào lý do là Nhà Nước để hành sự. Do đó mà tạo nên các nạn nhân của chế độ (79). 

Để rồi giáo sư Freund kết luận vì sự đó và để thực hiện một cách cụ thể chế độ dân chủ trong sự hoàn mỹ của nó, thì nên phải loại bỏ ngay chính trị trước tiên. Điều này muốn nói là phải thay thế con người cũ đi bằng một sự việc khác, là thế vào một người mới. Có nghĩa là khi chúng ta bầu ông thủ tướng, tổng thống hoặc dân biểu, nghị sĩ, để thực thi công việc chung của Nhà Nước không được chu toàn, làm mất lòng dân, thì hết nhiệm kỳ của ho, người dân không bầu họ nữa (80). Hay nữa, trong lúc tổng thống hay thủ tướng tại chức mà có những việc làm gây nhiều tai tiếng cho Quốc Gia, thì Quốc Hội và dân chúng có thể đòi các ông từ chức, hay truất phế các ông. Đơn cử là cố tổng thống Richard Nixon về vụ « Watergate » nghe lén vào năm 1974, buộc phải từ chức tức thì, hay như Bà Bộ Truởng Nội Vụ của Thụy Sĩ là Elizabeth Kopp, bị báo chí khui ra việc Bà thông báo cho chồng về tội phạm rữa tiền, để ông trốn thoát, thế là dân chúng yêu cầu bà từ chức lập tức. 

Ở đây chúng tôi nhận thấy Freund đưa ra nhận xét rất đúng về thể chế dân chủ. Freund không xem dân chủ là một chế độ ở giữa các chế độ chính trị. Song ông xem dân chủ hơn hẳn các chế độ khác, đó chính là người dân có quyền chọn các vị lãnh đạo Đất Nước theo ý mình. Nếu các chính sách của ông đề ra làm tốt công ích cho Dân Tộc, cho Đất Nước thì tôi bầu cho ông tiếp, qủa tồi, thất hứa không làm tròn nhiệm vụ mình, thì tôi sẽ chọn một người khác lên lãnh đạo. Cái hay và cái đẹp của thể chế dân chủ, là tôn trọng ý dân và quyền lợi chính trị và tham dụ trực tiếp vào chính trị của người dân qua lá phiếu, hoặc sự tín nhiệm của họ với những vị cầm lái vận mệnh Quốc Gia Dân tộc. 

Freund chứng minh tiếp về cái tốt hơn của dân chủ đối với các thể chế khác, là người ta có thể tin tưởng hoặc có thể cảm nghiệm về dân chủ, đó chính là sự so sánh các quan niệm, các sự phân tích giữa dân chủ và các quan niệm được xem là nhân đức. Các nhân đức ấy là hòa bình, là công bằng xã hội, công minh và công lý của Luật Pháp, rồi sự tiến bộ và văn minh, với nghĩa là thiên hạ có thể nghĩ rằng dân chủ là chế độ duy nhất có năng lực để giải quyết một cách thích hợp với các vấn đề nói này (81). Thêm nữa, giáo sư lại dẫn chứng, là kể từ khi có sự hiện hữu của các thể chế dân chủ, thì các chế độ đó đó cũng tạo chiến tranh và tạo hòa bình, đúng thế, vì cũng như bất cứ các chính thể nào khác, thì dân chủ cũng là một chính thể. Theo Freund thì một vài chính thể quân chủ cũng có tạo chiến tranh và tạo nền hòa bình vững chắc cho chúng ta hơn là các hòa bình của các chế độ dân chủ của thời đại ta. Vì giáo sư nghĩ, thì không có thể chế chính trị nào tự nó có hòa bình bởi tự nhiên, trong lúc đó thì các chính thể khác là có sự hiếu chiến chăng (82). Chúng tôi nghĩ rằng như Freund nói sự tương quan Bạn-Thù là hiện diện khắp cả khi ở đâu có chính trị. Do thế, giáo sư nghĩ là « chiến tranh đã ở ngay trong lòng chính trị » rồi (83). 

Thế nhưng qúy vị rõ vẫn còn một dạng thái khác nữa, đó là dân chủ có thể làm các việc gì trái ngược lại với dân chủ. Có nghĩa là dân chủ thì phải có đối lập. Do vậy thể chế dân chủ luôn phải có hai đảng phái hay hơn (hữu hay tả) để tạo một thế quân bình hầu ngăn chận sự độc đoán và độc tài của quyền hanh. 

Hơn nữa, chúng tôi nghĩ thế chế dân chủ, ngoại trừ bình đẳng và công bình, đó là tự do. Đây chính là tạo nên phần định nghĩa cho dân chủ. Lý thực dân chủ phải đưa đến sự bình đẳng và công bình xã hội cho người dân, tôn trọng nhân quyền và tôn trọng lẽ sống của ngưòi khác, thì dân chủ không trái ngược với mục đích của nó. Tuy nhiên các lời phẩm bình và nhận định trên giúp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về dân chủ. Vì bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có cái khuyết điểm của nó. Người cộng sản cũng dùng ngôn ngữ dân chủ, thế nhưng họ lại làm trái ngược lại tất cả ý nghĩa của dân chủ : trong chế độ cộng sản, thì người dân không có các thứ tự do, nhân quyền, và xã hội thì không công bằng, bất bình đẳng, hối lộ và tham nhũng, đàn áp và bỏ tù những người đối lập vv, như trình trạng phỉ quyền Hà Nội, Bắc Kinh, Havana, Bình Nhưỡng, Vạn Tượng vv.. Hay nữa các nước dân chủ Tây Phương như Mỹ. Pháp, Anh vv., thường ỷ vào cường lực mà bắp ép nhiều điều không công bắng đối với các nuớc nghèo và nhược tiểu vế lãnh vực chính trị cũng như kinh tế. 


9.3. Chiều Độ Cốt Yếu Của Dân Chủ 


Qủa chúng tôi thấy rằng một vài tư tưởng phẩm bình cùng nhận định chung của giáo sư Freund trên đây có phần đúng! Tuy nhiên để so sánh giữa các chế độ với nhau : là dân chủ và các chế độ khác, thực rằng chúng có các khuyết điểm, và các khuyết điểm đó của các chế độ xảy ra : đơn cử, như sự tham nhũng và hối lộ trong chế độ này dưới hình thức này, và trong chế độ nọ dưới dạng thái khác. Do vậy, những khyết điểm này đối với chúng tôi, thì không thể ví lý do đó mà người ta loại đi các giá trị của dân chủ. Mặc dấu có các quan điểm khác nhau này, nhưng chính ta chiếu theo công việc của dân chủ, thì chúng ta thấy thể chế dân chủ càng ngày càng thực thi thêm sự can thiệp của người dân vào chế độ. Bởi nhũng người dân đó có quyền trực tiếp tham dự vào guồng máy chánh quyền qua cuộc đầu phiếu, qua lá phiếu của mình, qua các cơ quan báo chí, qua ngôn luận, rồi truyền hình và truyền thanh…Trong thể chế dân chủ người ta nói có thêm một quyên hành nữa chẳng thua kém sức mạnh và quyền hành như hai quyền Lập Pháp và Hành Pháp. Đó chính là Quyền Báo Pháp và Ngôn Pháp của báo chí, truyền hình, tuyền thanh, thi văn và ngôn luận quần chúng. 

Trong thể chế dân chủ tự do, chánh quyền tôn trọng hai quyền Báo Pháp và Ngôn Pháp này. Và cũng nhờ quyền ngôn pháp và báo pháp này giúp cho ngươì dân sáng tỏ những vụ « lem nhem tiền bạc hay tình ái lăng nhăng » của các ông lớn cầm quyền trị dân. Điển hình như vụ tai tiếng của cựu tổng thống Bill Clinton về tình ái với cô Monica Lewinsky, và cựu thủ tướng Helmut Kohl lem nhem tiền bạc cho Đảng, ông nào cũng phải ra hầu tòa làm sáng tỏ tội mình phạm đối với bàng dân, thiên hạ. 

Vả nữa, trong thể chế dân chủ tự do, thì người dân ý thức quyền hành của chế độ phải tự đặt mình đối diện với họ, đây là cái chiều độ cốt yếu của chế độ dân chủ, sự tất yếu hiện thời của chính trị, của những nhà làm chính trị. Thế nên, dân chủ không đối nghịch với chính trị, cũng không có khuynh hướng đi ra ngoài chính trị, chúng ta có thể hiểu dân chủ là quyền hành và quyền làm chủ của người dân. Nếu dân chủ không có vai trò tất yếu của tự do, cũng như không thừa nhận dân chủ ở giữa các sự tự do của con người, thì phải chăng tạo cho có dân chủ trong cái bản chất của chính trị xảo quyệt? Đây là điều lưu ý của chúng tôi đến những trò ma giáo xảo quyệt của Việt cộng chơi trò « dân chủ giả tạo ». Hà Nội đưa ra một vài khuôn mặt của cựu đảng viên cộng sản, hoặc những cán bộ cao cấp của cộng sản mà chúng ta cho là phản tỉnh, hoặc nữa đưa ra vài cựu tù nhân chính trị và vài chính khách trở cờ theo họ, để lừa bịp một số người nhẹ dạ muốn hợp tác với Việt cộng, hầu thực thì dân chủ cuội theo chính sách của Đảng cộng đưa ra. 

Một lẽ khác mà chúng tôi muốn trình bày với qúy vị ở đây, là dân chủ được xem là một chế độ cho mục đích bình đẳng, bởi theo như ý nghĩ của giáo sư Freund, thì chúng tôi nhận thấy người ta không thể bác bỏ và chối cãi điều này. Riêng phần chúng tôi nghĩ dân chủ được xem là sự trực tiếp tham dự của người dân vào nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá cùng xã hội vv., có nghĩa nữa là sự can thiệp của người dân vào chánh quyền. Vì chánh phủ là dân, cho dân và vì dân, đây mới là bản chất thực của dân chủ. Nhất là, qua đó thì mọi người dân cố gắng thực thi dân chủ, và họ sẽ thực thi dân chủ trong phần tối thiểu của mình, cho dẫu họ không đạt đến mục đích của quyền hành – Thế nhưng người dân luôn có quyền hành, tuy nhiên ở đây chúng ta hiểu rằng quyền hành là điều có thể ở bên trong các việc ích lợi này. Các việc lợi ích này mặc dầu không đạt được hoàn toàn như ý muốn của người dân, tuy nhiên thể hiện đươc ý dân chủ và tự do. 

Do thế, chúng ta hiểu dân chủ như một việc đơn giản là « làm cho mền dịu » của việc tương quan của sự chỉ huy và sự tùng phục. Dân chủ cũng có nghĩa là sự hoán đổi, là bằng các lời ra « lệnh » của chánh quyền, bằng việc ủy nhiệm người thực hành công việc chung của chánh quyền theo như ngôn ngữ của Freund nói. Do đó, dân chủ ở đây tạo nên một chiều độ tùy thuộc vào thực thể chính trị, đó là quyền hành (hoặc là sự tương quan củ sự chỉ huy và sự tùng phục) : để từ đó người dân biết thừa nhận sự hiện hữu sinh động của chính trị, và cũng nhờ vậy người dân hiểu rằng chế độ có tính cách dân chủ và tự do. Và để qua đó chế độ bảo đảm trước hết cho cái bên ngoài của chính trị của người thừa hành công việc là chỉ huy hoặc điều hành, cũng như đến người khác là sự ủy nhiệm hơặc thừa hành công việc chung của Nhà Nước. Sự nhận ra hay ý thức này là việc khởi đầu ngay từ lúc thiếp lập sự quan hện trước tiên của Chính Trị và Nhà Nước. Để rồi nhờ đó tạo nên sự dung hòa giữa Chính Trị-Nhà Nước, cùng Người Điều Hành-Kẻ Thừa Hành công việc. Và nói như ý của triết gia Raymond Aron, thì qua đó Chính Tri-Nhà Nuớc cũng như Người Điều Hành-Kẻ Thừa Hành tạo nên bằng chứng đủ chứng minh rằng cái lý thuyết này tương đối có giá trị của chế độ dân chủ, mà các triết gia đã không nhầm lẫn nhắc nhở rằng chế độ này khả thể có hòa bình như thế, làm chúng ta thích thú hơn các chế độ bạo lực (84). 

Thực vậy những điều triết gia Aron nói đây, theo chúng tôi thấy rằng lẽ tất nhiên người ta yêu cầu phải thừa nhận việc tranh đấu chống lại cái quyền hành bạo lực vẫn còn dính chặt vào các thể chế độc tài, thành một quyền của người dân. Khi người dân yều cầu và đòi hỏi như thế, thì chính đây là niềm khao khát dân chủ, và họ muốn quyền tranh đấu đó, có một vị thế chính thức trong bản Hiến Pháp Quốc Gia, hầu quyền đó tạo nên sự tương quan và liên thuộc vào chính trị. Ví dụ người dân Việt Nam bấy lâu nay đòi hỏi Đảng cộng sản và Hà Nội chấp nhận đa đảng, thừa nhận người đối lập chính trị, và tranh đấu đòi Đảng cộng không được độc tôn lãnh đạo Đất Nước một cách độc đoán và chuyên chính độc tài, hay người dân đòi hỏi bầu cử chánh phủ cùng quốc hội một cuộc đầu phiếu tự do … Các điều này phải được ghi thành văn minh bạch trong bản Hiến Pháp Quốc Gia. Thực tế, các điều nói này không chỉ ở sự cân bằng dưới hình thể của việc chỉ huy cùng sự tuân phục vào Hiến Pháp, vào Nhà Nước. Nhưng các việc này là không ngừng xuyên qua cái mới nhờ vào sự uyển chuyển và linh động của bánh xe lịch sử, của thời thế, hầu cho chúng ta nhận ra sự sinh động của các tự do ngay từ buổi đầu trong việc tranh đấu. Do vậy, mà có nhiều câu hỏi được đặt ra : biết làm thế nào thực thi đúng ý nghĩa chế độ dân chủ? Làm thế nào tạo nên thực quyền và các đòi hỏi theo thời thế của người dân, cũng như nhu cầu của dân chủ thời đại, mà không rơi vào trong không tưởng của sự loại bỏ tất cả uy quyền Nhà Nước? Như qúy vị biết những biến cố lịch sử đau thương xảy ra trong những thập niên qua tại Đất Nước chúng ta, đây chính là sự khổ tâm và thao thức lo nghĩ của chúng tôi, là cố gắng tìm kiếm, quan sát và khảo cứu cùng phân tích, tổng hợp về ý nghĩa của chính trị này, hầu chúng tôi hy vọng tìm ra một thể chế dân chủ nhân bản cho Nuớc Nhà như chúng tôi vừa nêu ra ở các câu hỏi trên. 

Theo chúng tôi học hỏi và biết rằng người tiền sử và người xưa trước đây, họ đã chọn chế độ dân chủ như một lý do chính đáng. Người xưa nghĩ dân chủ không phải là một chế độ tuyệt đối, song dân chủ là một chế độ tốt hơn ở giữa các chế độ khác ( quân chủ, cộng sản, quân phiệt). Còn triết gia Aristôte, ông thích một chế độ lẫn lộn : một nữa là quý tộc và một nữa là dân chủ. Còn Machiavel vào thời Trung Cổ, thì ông yêu thích chế độ cộng hòa. Thế nhưng vào thời của ông, thì có một thời gian Đất Nước ông bị chia rẻ trầm trọng, và vì vậy cần đến sự hiệp nhất, nên ông không ngần ngại chọn một chế độ quân chủ chuyên chế (la monarchi despotique). Riêng Hobbes, thì ông muốn tất cả những phán đoán, những phẩm bình về chế độ dân chủ, là sau « khả năng để tạo nên hoà bình và sự an thái cùng no ấm cho người dân », thì chính đó là mục đích trước hết của tất cả mọi quốc gia tìm kiếm chế độ dân chủ và thực thi dân chủ. Qúy vị rõ sự thảo luận về dân chủ mà chúng tôi tổng hợp trình bày cùng qúy vị đây, được xem là một chế độ giữa mọi chế độ, song dân chủ có sự tương đối, và nhất là chế độ dân chủ vẫn tốt hơn các chế độ khác mà người xưa trước đã biết chọn cho mình rồi. 

Tuy thế, giờ đây chúng tôi muốn giới thiệu lại triết gia Rousseau, và với cuộc cách mạng Pháp thời danh, sẽ đem đến một ý nghĩa mới của dân chủ cho chúng ta. Có nghĩa theo ý Rousseau, thì sự liên hệ khác biệt đối với hình thể chánh quyền phong kiến ở đây là lộn xộn, do thế mà dân chủ xuất hiện như một hình thái chấp nhận cái quyền hành chính trị. Thế nên dân chủ không còn quan hệ hơn một chế độ ở giữa các chế độ, nhưng dân chủ là một khuynh hướng căn bản, là sự cần thiết và tất yếu phải có của xã hội loài người. 

Thêm nữa, chúng tôi muốn qúy vị cùng nhau lưu ý đến tư tưởng của Rousseau, là một trong những tư tưởng gia lớn của thế giới về lãnh vực chính trị và xã hội, trong đó ông nói và bàn luận nhiều về dân chủ. Chúng tôi xin trích dẫn và tóm lại đây nhiều đọan tư tưởng hay của ông mà người ta đã bàn thảo rất nhiều qua mọi thời đại, đó là hình thể nào tốt nhất của chánh quyền. Ông nghĩ rằng chúng ta không thể xem mỗi một trong các chế độ con người có này, là tốt nhất trong một vài trường hợp, còn sự xấu và tồi tệ là của các chế độ kia (85). Hoặc ông nghĩ là, khi người ta đòi hỏi sự tuyệt đối của chánh quyền, của chính thể nào là tốt nhất, thì theo ông người ta đưa ra một câu hỏi không thể giải thích, vì như thế không có xác định được (86). Có nghĩa là sự đòi hỏi của con nguời không thể có sự tuyệt đối, mà chỉ có sự tương đối thôi. Cũng thế, chúng tôi thấy Rousseau là người nói rất mạnh ý nghĩa dân chủ, theo triết gia nghĩ thì khi chánh quyền sử dụng thời hạn của mình để thiên vị cho một giai cấp, thì chánh quyền đó không bao giờ còn tồn tại thực dân chủ nữa, và chánh quyền đó sẽ không hiện hữu được lâu dài. Cũng vậy, chánh quyền đó chống lại cái trật tự tự nhiên, mà người ta có thể tưởng tượng rằng người dân không ngừng hội tụ lại để làm những công việc phản kháng, tranh đấu chung hầu đạt đến nền dân chủ hơn. Từ đó, Rousseau suy diễn răng nếu người dân là một dân tộc thần linh, tức họ điều hành guồng máy một cách dân chủ. Vì một chánh quyền đòi hỏi tuyệt đối toàn mỹ, toàn chân thiện thì không đến từ con người (87). 

Chúng tôi cảm nghĩ sự việc giải thích những đọan tư tưởng trên đây, có thể làm nhiều người ngạc nhiên, họ hiểu rằng Rousseau là người hảo huyền, hoặc không đúng với những suy tư thâm thúy của ông. Đúng hơn, chúng tôi thấy Rousseau có những tư tưởng đi tiên phong « cách mạng » trước thời gian, theo ý ông thì chánh quyền (le gouvernement) là một việc chung, nhưng chánh quyền phải tùy thuộc vào quyền hành lập pháp, còn vua (souverain) là một việc khác : vua cầm nắm quyền hành lập pháp tối cao, và vị vua này phải là người của dân, thuộc về dân. Sự phân biệt rõ ràng này qủa là tư tưởng độc đáo của Rousseau. Bởi chính khi nghĩ đến chánh quyền thì người ta có thể nghĩ đến sự tương đối… Hơn nữa, chúng tôi thiết tưởng Rousseau không có thiện cảm cho sự việc ủy nhiệm hoàn toàn vào chánh quyền. Ông chỉ chấp nhận rằng chánh quyền phải là thiết thực của dân và vì dân, lo cho dân. Do thế, chúng tôi cảm nhận rằng thực là dân chủ khi chánh quyền đó làm hết mình phụng sự dân, còn người dân thì được hít thở thoải mái sự tự do và có đủ mọi quyền như họ muốn trong xã hội dân chủ kiểu này. 


(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét