Sẽ là một trái bom nguyên tử nổ tung giữa lòng Hà Nội làm cho tan mặt, nát mày, làm cho tan bay cỗi rễ, cơ cấu của chế độ và đảng CS đang cầm quyền: “làm khổ dân là người có tội.", hay chỉ là tiếng vẹt nói trong lồng?
Sẻ là chuyện lạ cổ kim chăng? Một người nghệ sỹ nhỏ bé đã công khai từ chối nhận bằng khen thưởng của một “thủ tướng” đang nắm đầu một chính phủ đương quyền. Lạ hơn, theo hệ thống đảng, có lẽ ngưòi nghệ sỹ này chỉ là một đảng viên hạng “tép”. Mà thông thường là luôn phải ngửa mặt lên cầu khẩn các đảng viên hạng “tôm”, “tôm càng”, hạng “cua”, “cua đực, cua cái” trong đảng thương đến thân phận “tép” của mình để mà kiếm miếng cơm, manh áo. Có khi nào “tép” dám mơ ước cao xa, kiểu nhảy vọt, đến chuyện được một “đồng chí” nhớn đầy quyền lực, ngồi chót vót trong Bộ Chăn Trâu, (bộ chính trị) của đảng đang cầm quyền ngó tới bao giờ. Vậy mà câu chuyện đã diễn ra. Nó diễn ra không phải vì đồng chí “tép” nhận được ánh mắt của “đồng chí ghế thủ tướng“. Trái lại, ngưòi “đồng chí” hạng tép ấy lại đưa ra cái lý do nổ như bom nguyên tử ở Hirosima, vỗ vào mặt “đồng chí thủ tướng” của mình bằng lời công bố trên văn bản: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”. Đây là chuyện lạ cổ kim chưa từng hay đây chỉ là sự biểu lộ tính ưu việt trong gian dối của cộng sản để phỉnh gạt đồng loại?
Trước hết, theo như lời bà kể trong cuộc phỏng vấn. Bà là con của một “liệt sỹ” chống Pháp. Theo giọng nói, chữ “liệt sỹ” chống Pháp ở đây được hiểu là đã do cộng sản trao tặng hay áp đặt cho thân phụ của bà, với mục đích lôi kéo, hay kìm giữ ông vào với tập đoàn cộng sản, như chúng đã làm với nhiều người khác, hơn là chính tâm nguyện của người qúa cố khi họ tham gia phong trào kháng Pháp. Như thế, sự hy sinh của ông trong việc kháng Pháp phải được hiểu một cách trong sáng là thân phụ của bà, một người có lòng yêu nước, đã bước đi, nối gót theo những bước đi của những anh hùng kháng chiến trong miền nam như Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, Hộ Dương, hoặc thủ khoa Huân... Ông đi là để phục vụ cho Tổ Quốc và sự Độc Lập của Dân Tộc chứ không phải ra đi với mục đích theo cộng sản để cướp chính quyền, rồi chia nhau vơ vét toàn bộ tài sản của công cũng như của tư để làm khổ dân và làm cho đất nước tơi tả. Tệ hơn, đẩy dân tộc vào vòng nô lệ cho Tàu cộng như HCM và tập đoàn lãnh đạo của đảng Việt cộng chủ trương.
Kế đến, bà xác nhận về phần bản thân là “đã đi tập kết từ năm 12 tuổi”. Ở tuổi thơ ấy, dù không nói ra, nhưng hẳn nhiên là muốn ám chỉ, bà ra đi theo con đường mà thân phụ của bà đã vạch ra. Đó là con đường chống xâm lăng. Chống thực dân Pháp cứu nước, cứu dân. Như thế, ở trong tinh thần của người phụ nữ này, dù là tập kết ra bắc, nơi có tổ chức của đảng cộng sản cầm quyền, và chính bà cũng xác định bà là người cộng sản. Nhưng luôn luôn có dân có nước có tình đồng loại. Nó không có cái cái lòng độc ác của cộng sản, lúc nào cũng dành sẵn cho người dân một đường dao mã tấu! Đâu là chân, là gỉa, chưa ai quyết. Tuy nhiên, điều bà viết chỉ nằm trong hai trường hợp sau:
1 Là những con vẹt biết nói. Nếu là những con vẹt. Con vẹt này nói vẫn chưa hay, có nhiều con vẹt Việt cộng khác nói còn hay hơn nhiều. Như thế chẳng có gì đáng bàn thêm.
2 Là người có lòng tự trọng vì dân tộc. Nếu những lời nói ấy phát xuấ từ Lòng Tự Trọng của dân tộc thì hẳn nhiên là còn nhiều chuyện sẽ phải được nói đến. Bởi vì nó không phải là câu chuyện mượn cái áo mưa để khoác lên mình. Và nó cũng chưa có đoạn kết.
Ở đây, tôi xin viết về trường hợp thứ hai. Trường hợp người nghệ sỹ này không phải là một con vẹt. Cũng không có cái tính ưu việt của cộng sản là gian trá. Trái lại, dù có bị cộng sản lừa phỉnh từ thuở mới lên 12, trong bà vẫn còn tính nhân bản, đạo nghĩa Việt Nam.
Phải nói thật là, nếu vì tâm nguyện đất nước mà bà ra đi vào lúc 12 tuổi thì LòngTự Trọng vì đất nước của bà đã vượt trội, cao hơn hẳn cái nhìn ấu trĩ, mơ hồ của Hồ chí Minh. Bởi vì, khi ra đi, Y đã trưởng thành nhưng vẫn khom lưng cúi đầu đề làm đơn xin gia nhập vào trường thuộc địa ở Paris. Bị từ chối ( có thể vì lý lịch bản thân hay gia đình) Y đành quay gót vào bóng tối, tìm đến nương nhờ và xin làm nô lệ cho cộng sản, rồi đem cái tổ chức Tam Vô này nhập đất nước Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Để từ đó, HCM và tập đoàn này đã luôn đi theo cái tôn chỉ Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo và Vô Tổ quốc, tàn phá văn hóa, đạo đức và non nước Việt.
Như cây kim để trong túi, lâu ngày sẽ lộ ra. Lòng yêu nước chân thành hay sự bất lương của con người cũng thế. Nó không thể lừa dối qua mọi thời gian. Ỡ đây là trường hợp của bà Nguyễn thị Kim Chi. (Gỉa chân chưa quyết). Nhưng hẳn nhiên là đã phải lặng lẽ, cam chịu trong gần 60 mươi năm qua. Nay thì không thể yên hơi lặng tiếng để mai một với thời gian mữa. Bởi vì, trời chiều mỗi lúc một ngã màu. Nếu lần lữa, thời gian chẳng còn chờ ai. Bà đã nói lên được điều mình muốn nói. “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Điều bà viết, trước tiên là làm ngỡ ngàng tất cả mọi người, từ những kẻ đồng hội đồng thuyền với bà cho đến những người xưa nay đối kháng với cái hội được nhân dân trao tặng mỹ từ buôn dân bán nước của bà. Nhưng rất nhanh sau phút ngỡ ngàng ấy, kẻ thời ngưỡng mộ hào khí của con cháu Trưng Triệu. Cái tiết tháo của sỹ phu, dầu rằng bà chỉ là một người nghệ sỹ. Một ngành nghề mà xưa nay bị gán ghép là “xướng ca vô loại”. Nghĩa là, chẳng biết xếp họ vào trong thứ loại nào của xã hội. Người thì nghi ngờ nó chỉ là bắn pháo bông! Ở chiều đối diện, có nhiều kẻ phùng mang, trợn mắt, máu uất muốn trào ra khỏi miệng. Những muốn ăn tươi nuốt sống người dám viết ra những lời lẽ như thế. Bởi viết như thế thì nào có phải một mình “người mang ghế thủ tướng” tan mặt nát mày, nhưng là cả đàn hại dân hại nước phải tắt tiếng.
Trong cuộc sống và xử thế, ngưòi ta vì tự trọng cá nhân (không phải vì lý do scandal, chạy chọt, móc ngoặc...) mà không nhận giải thưởng, bằng khen, xưa nay có nhiều. Nhưng chưa có một người nào từ chối nhận lòi khen, nhận phần thưởng vì lý đo thất đức, vô đạo của cá nhân, hay của tập thể những người đứng ra ký giấy, phát bằng khen. Hơn thế, lại là lãnh đạo của minh. Lân này lại khác. Nhưng kẻ làm nghèo đất nước bà muốn nói đến là ai? Phải chăng chỉ có một mình NTD? Không, dứt khóat là không phải chỉ có một mình y. Nhưng là cả một tập đoàn cộng sản từ HCM cho đến hôm nay. NTD chỉ là một diển hình, đại diện cho cái tập đoàn ấy được nêu ra trong giai đoạn này mà thôi. Tất cả những DM, LDA, LKP, NDM, BVL, TTS, NPT... đều không là ngoại lệ. Trường hợp của Hồ chí Minh thế nào?
- Phải nói ngay rằng, Y là kẻ đứng đầu trong danh sách những kẻ làm nghèo đất nước và làm khổ dân tộc này. Nghèo không chỉ ở mặt vật chất, nhưng còn là văn hóa, luân thường đạo lý bị phá sản nữa.
a. Về dân số:
Ngay sau ngày HCM cướp được chính quyền, hơn 200000 đồng bào vô tội đã bị Y và tập đoàn cộng sản sát hại trong cái gọi là “cải cách ruộng đất”, thực tế đó là sách lược cướp đoạt quyền sở hữu của đảng cộng sản. Từ đó, ruộng đồng bị thu tóm vào tay nhà nước. Dân sống theo chế độ lao động và hộ khẩu. Ngày ngày mong chờ ơn mưa của bác của đảng để mua ký gạo, cân đường! Dân đói, cơm ăn áo mặc không có. Bố, con thay đổi cho nhau bộ quần áo vá. Đây sẽ là nỗi đau không bao giờ nguôi ở trong lòng người dân Việt.
b. Về điạ dư.
Nhờ HCM, sau khi đảng CS nằm được công quyền, bản đồ địa dư của Việt Nam do tiền nhân để lại cứ bị teo tóp dần đi. Trước là Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi đường biên giới cứ vẽ sửa lại để thay nhau dâng đất cho Tàu phương bắc với mộng ước được làm nô lệ theo cái kế “môi hở răng lạnh” hay mười sáu chữ vàng mã. Kế đến là đem cho thuê đất rừng đầu nguồn, vùng khai thác mỏ Đắc Nông – Tân Rai, nơi chẳng một người VN nào được lai vãng đến nữa, quan cán nhớn Việt cộng cũng không có ngoại lệ. Thử hỏi, nếu hôm nay những công nhân Tàu còn độc thân đến sinh sống làm ăn trong những nhượng địa ấy, năm mươi năm sau, dòng dõi họ đã có hai, ba đời con, cháu. Một chữ Việt không hay, đất ấy là của Ta hay Tàu?
c. Về văn hoá và luật lệ.
Sau 60 năm HCM cướp được chính quyền rồi đem bạo lực của thuyết tam vô vào áp dụng thực tế trong cuộc sống của người dân VN. Cả một cả hội nhân bản, trong đạo nghĩa, theo văn hóa Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của dân tộc Việt đã hoàn toàn bị biến dạng và thay vào đó là lề luật bạo lực và gian dối của nhà nước.
Bên trong, một mặt thì họ mặc sức cấu kết, móc ngoặt, ngồi trên cả những cái mà họ gọi là luật pháp do họ vẽ vời ra để chia nhau những tài sản của nhân dân và của đất nước qua những kế hoạch “quy hoạch”, hay mua bán, cho thuê bất động sản của quốc gia cho phe nhóm, cho bành trướng. Một mặt thì thuê bao côn đồ, xã hội đen để khủng bố đời sống của nhân dân qua từng những sơ xuất vụn vặt như việc đi đường, quên không đội mũ an toàn, bị công an, côn đồ bắt vào đồn công an tra khảo, vòi tiền là mất mạng! ( trường hợp ông Tùng). Một mặt khác cho những thành phần này đi rình rập từng nhà, theo dấu chân từng người để tiêu diệt sự tự do và quyền làm người của con người. Thậm chí, CS còn muốn tiêu diệt cả tình yêu đối với tổ quốc của người dân. ( trường hợp Nguyễn chí Đức và các vụ việc đàn áp, bắt bớ những ngưòi đi biểu tình chống TC xâm lược). Rồi toan áp đặt chữ Tàu, văn hóa Tàu cho trẻ thơ Việt Nam.
D, Về luân lý và đời sống xã hội.
Phần đời sống xã hội thì ngồi yên cũng không thoát tai họa. Nhờ bác, nhờ đảng giải phóng, ra công ra sức đêm ngày tiêu diệt, phá nát nền đạo lý luân thường của xã hội, phá nát niềm tin trong sáng, lành thánh của các tôn giáo mà người Việt Nam hôm nay bổng dưng... được mùa! Họ phải gánh gồng thêm muôn loại tội phạm thuộc loại đại ác nở hoa. Con giêt cha, mẹ, vợ giết chồng, thầy hiếp trò chả ngày nào không có. Bạn bè, sinh viên học sinh giết nhau chỉ vì cái nhìn. Người tình giết người tình chỉ vì cái điện thoại nom khá giả. Hàng xóm giết nhau chì vì một con vịt, một con gà. Người quen giết nhau chì vì đối tác từ chối lời mời uống với nhau một ly bia, ly rượu trong quán, trong bàn tiệc...
Rồi hàng năm có đến vài trăm ngàn ngưòi bị giết ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ. Nghĩa địa hài nhi mọc lên như nấm, rải đều khắp trên mọi phần đất của quê hương. Số thiên thần bé nhỏ phải vào lòng dất mỗi năm còn nhiều hơn số người bị HCM giết trong cuộc đấu tố 53-56. Tuy thế, sự bất hạnh cho dân tộc còn lớn hơn cả sự chết của các thiên thần bé nhỏ kia là việc, đa phần những người đi nạo thai, hút thai, phá thai lại là những trẻ vị thành niên, người chưa trưởng thành. Bạn kinh hãi chưa? Chưa à? Vậy hãy mừng đi. Bác rồi Đảng ta chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo nên trẻ em đã không được giáo dục cặn kẽ về lễ giáo, đạo đức, luân lý xã xã hội. Không được giáo dục để theo những gương lành thánh trong sáng của các tôn giáo. Trái lại, phải sống và học tập theo đạo đức của “bác Hồ”. Mà đạo đức căn bản của HCM là vô đạo. Giết dân, giết vợ là Nông thị Xuân rồi từ con và thờ Mao chủ tịch. Làm tuổi trẻ VN mất hướng đi, lao vào xa đọa là lẽ thường phải đến. Đã thế, nhà nước đã có sẵn những nơi, những địa điểm với những kẻ rành nghề cạo, hút, nạo thai mời mọc. Có đây, những bảng quảng dễ nhìn đặt ở nhiều nơi trong các thành phố. Tuổi trẻ cứ sống theo gương đạo đức của “bác”, cứ vui chơi và quên cội nguồn dân tộc đi. Các phòng cạo, hút không thiếu! Với lối giáo dục vô đạo của nhà nước cộng sản như thế, ai có thể làm cho danh sách các thiên thần bé nhỏ mất cuộc sống mỗi ngày một rút ngắn lại để con người có niềm vui thay cho nước mắt tuôn rơi?
Chắc là không có ai có thể đội đá vá trời, ngoài việc tạo lại cho con người có lòng Tự Trọng vì dân tộc, vì quê hương. Thật vậy, chỉ có Lòng Tự Trọng vì quê hương, chúng ta mới khả dĩ giải quyết được tất cả những nan đề này, ngoài ra là bất khả. Có lẽ vì hiểu được điều quan trọng này mà bà Nguyễn thị Kim Chi đã mở đầu chiến dịch bằng một bài gíao khoa luân lý cho những kẻ đồng hội và có thể đồng thuyền với bà: "Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội."
Chuyện người nhân bản chúng ta luôn lấy việc giáo hóa con ngưòi làm cứu cánh. Sau giáo hoá, nếu cần là đến sửa phạt để răn đe. Nên, nếu có lời truyên bố như thế là lẽ thường. Nhưng với một người đã theo cộng sản gần 60 năm như bà Nguyễn thị Kim Chi, lại là hạng “tép” thì rất lạ. Lạ là vì, bà nhập cuộc từ năm mưòi hai tuổi. Học theo tư duy và lối sống của cộng sản. Lấy bạo lực làm cứu cánh, lấy gian dối là phương tiện. Như thế, từ đâu bà có thể cưu mang trong lòng cái tư duy đầy nhân bản này? Từ gia đình hay từ những cảnh cùng khổ của người dân từ sau 30-4-1975? Nếu theo hoàn cảnh mà bà có, thì hẳn nhiên trong cái hội, cái thuyền với bà cũng còn nhiều người có. Dĩ nhiên, họ có được tư duy nhân bản này không phải do cộng sản. Nhưng do tình quê hương, nghĩa đồng bào vẫn còn cháy bỏng trong lòng. Nói cách khác, khi đứng trước cảnh quốc phá gia phong do chính những kẻ đồng hội với họ chủ trương, lòng Tự Trọng vì quê hương, vì dân tộc trong họ đã sống lại. Nhưng có thể, chưa có cơ hội bộc lộ?
Riêng bà Nguyễn thị Kim Chi thì không thể chần chờ thêm đến sau khi nhận giấy khen để tự trở thành con rối cho họ lôi kéo. Trái lại, bà có thể như một bông hồng, nhưng không phải là cánh hồng rơi trong cõi chết. Bà đã coi sự sống chết giữa chốn đạn bom, hay giữa vòng vây của kẻ bạo quyền nhẹ như cánh hồng. Tự đó, cánh hồng lại vươn cao như một Quan Án lớn của thời đại. Hay thành một pho luân lý đạo đức cho tập đoàn lãnh đạo đảng, là những cấp trên hay người đồng hội với bà, là những kẻ đã phá nát hạnh phúc của người dân, phải biết ngắm nhìn, phải biết học tập về luân lý, nhân bản. Bởi vì, lẽ sống của con người không thể tựa vào gian dối, bạo lực, nhưng là sự thật thà và lòng ngay thẳng. Bởi vì, kẻ có chức, có quyền lại tựa vào gian dối và bạo lực để áp chế người dân thì chỉ là những kẻ cẩu trệ phu trong xã hội, mà cổ ngữ xưa đã viết:” Vua quan coi chư dân như cỏ rác, người dân coi vua, quan như chó, lợn” !
Lòng ngay thẳng là như thế dấy. “tép” bỗng trở thành ngưòi giảng kinh luân lý, giáo khoa vỡ lòng, là cội rễ nhân bản của dân tộc cho một tập đoàn tự phong là lãnh đạo. HCM đâu, những kẻ buôn dân bán nước đã vào mộ sâu đâu? Hãy chỗi dậy mà nghe, mà học, mà ăn năn, để hy vọng kiếp sau nếu được làm người thì sẽ có được một giấc ngủ an bình hơn! Rồi những kẻ đang ôm sổ hưu hay những kẻ đang có chức quyền, những kẻ buôn giấy bán mực với những hàm, học vị Ts, Pts, Gs như những Trần đăng Thanh, hay những chuyên viên bồi bút, thổi kèn của hơn 700 tờ báo của hội nhà dâu? Hãy đứng dây, khoanh tay, cúi đầu mà nghe, mà học. Nếu trước kia chưa từng được giáo hóa trong nhân bản của nhân vị Việt Nam thì nay hãy nghe, hãy học lấy nhân cách của Việt Nam để nên người. Bởi, không phải chỉ một mình bà Nguyễn thi kim Chi sẽ trở thành quan án, nhưng là toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ phải thực hiện vế thứ hai của bài giảng này vào một ngày không xa.
Hiện nay, nhiều người Việt Nam đang nói về một mùa gặt mới. Tôi cũng nghĩ thế, khi hoa của lòng Tự Trọng vì Dân Tộc đã nở thì muà gặt sẽ tới. Hôm nay, lần đầu tiên tôi viết về Lòng Tự Trọng của một người nghệ sỹ vì đất nưóc, vì dân tộc từ trong lòng cộng sản . Hy vọng nó không phải là lần duy nhất, hay cuối cùng tôi viết về họ. Tuy nhiên, bà không phải là người đầu tiên nói lên điều tổn thương của đất nước và có cảm giác tủi hổ, nhục nhã cho dân tộc Việt từ những hành động của nhà nước này. Trái lại, trước đó cũng đã có nhiều. Điển hình là hơn ba năm trước đây, vào ngày 19-9-2009, dưới một hình thức diễn đạt khác, TGM Hà Nội lúc bấy giờ là Ngài Ngô Quang Kiệt đã vì Lòng Tự Trọng của Dân Tộc. Ông đã đứng lên trước mặt toàn bộ quan cán nhớn của UBNDTP/HN, công khai công bố rằng: “chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam (do các ông cấp phát), đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên...” * Chữ trong ngoặc do tôi thêm vào cho đúng với ý của đoạn văn.
Đó chính là lòng Tự Trọng vì quê hương, Tiết Nghĩa vì dân Tộc đã được Ngài biểu lộ một cách cương trực, quang minh. Không có một vẫn đục. Không một ai có lòng tự trọng vì đất nước mà không đồng thuận với Ngài. Họ đồng thuận với Ngài bởi vì không có một người nào mà không cảm thấy tủi nhục cho non sông, cho dân tộc vì những công việc do nhà cầm quyền cộng sản này đã tạo ra cho toàn dân trong suốt 60 năm qua. Trong nước đã đầy thê lương khốn khổ. Bước ra trường quốc tế thì tấm hình của LM Nguyễn văn Lý bị cộng sản bịt miệng trước tòa sẽ là hình ảnh ngàn năm khó rửa. Không một người Việt Nam nào không cảm thấy bị tổn thương, bị sỉ nhục. Có chăng chỉ có Việt cộng là vui mừng hãnh diện mà thôi.
Chuyện Ngài nói sẽ còn là một bài học lâu dài, hơn thế, sẽ còn nở hoa vào tương lai dân tộc. Thật vậy, trong tuần qua, bài giảng của LM Pascal Nguyễn ngọc Tỉnh trong buổi lễ cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý đã làm tỉnh thức lòng người và làm rúng động cả giang sơn! Hơn thế, còn vang dội ra mãi hải ngoại. Nơi nơi náo nức, đổ dồn những ánh mắt nhìn về những tiếng nói của Lương Tâm, của Lòng Tự Hào, của Lòng Tự Trọng, vì non sông vì dân tộc do ngài diễn đạt. Vì là tiếng nói của lương tâm, của Lòng Tự Hào, của Lòng Tự Trọng vì dân tộc, bài nói không mang theo nhiều dấu ấn mới lạ. Nhưng là những dấu ấn của lịch sử từng làm nên hào khí của non nước Việt Nam.
Này đây, thượng tướng Lý thường Kiệt, tay kiếm tay cờ chỉ vào phuơng bắc mà định phân đường ranh giới: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Rồi danh tướng Trần bình Trọng một lần lẫm liệt làm nát mặt quân Nguyên: “Ta thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Đặc biệt, LM Tỉnh nhắc lại lời di chúc của vua Trần nhân Tôn căn dặn con cháu: “các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bật bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.... Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”. Liệu đó có phải là lời để lại cho con cháu Tiên Long hôm nay? Phải tôi cho là thế. Bởi vì từ đó, tổ quốc ta có thêm những Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đến Quang Trung dẫn nhà Nam bước trên đỉnh cao của chiến thắng, của Độc Lập, của tự chủ. Và nối bước theo là những vua Hàm Nghi, Tổng đốc Hoàng Diệu, Hoàng hoa Thám, Phan đình Phùng, Cao Thắng, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm... Tất cả là những ưu việt của dòng dõi Việt Nam. Họ đã làm cho nhà Nam đâu đấy tỏ.
Nhưng khi bước qua cánh cửa đỏ của thời HCM, xem ra lại là một cảnh bất tường, một sỉ nhục cho dân tộc. Bởi vì từ đó, tiếng Lương Tâm, Lòng Tự Hào, Lòng Tự Trọng vì dân tộc, vì quê hương đã bị HCM vùi dập. -Để từ đó : “tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt” (TMH).
- Để từ đó, những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn Phong, Hà Vũ, Công Định, Duy Thức, Điếu Cày, Phong Tần, Việt Khang và em bé Nguyễn phương Uyên ... đi hát vang bài Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền, Độc Lập cho dân cho nước Việt Nam mà được ăn cơm nhà tù với tiếng vọng thất thanh giữa đêêm trường ai oán “Việt Nam tôi đâu.”?
-Để từ đó, mặc cho dân tình khốn khổ, sống trong cảnh khố đáy điêu linh, trắng mắt nhìn đôi dép râu và đưòng dao mã tấu do HCM mang về. Phần họ, mặc sức mâm cao cỗ đầy rồi thi đua, cúc cung phục vụ bắc phương và thờ “Mao chủ tịch”. Thờ vẫn chưa đủ, Trường Chinh, Phạm vũ Luận còn mưu dồ đưa tiếng Tàu, văn hóa Tầu vào dậy dỗ cho con em Việt Nam từ tuổi thơ để mất gốc, mất nguồn, mất luôn tiếng nòi!
-Để từ đó, cộng sản đẩy hàng triệu người Việt Nam phải lìa bỏ quê hương. Trong đêm tối con xa lìa tổ ấm, chỉ thấy mẹ gìa thổn thức lau dòng lệ bằng vạt áo rách, cố dặn dò con yêu:
Nay xa quê, con nhớ lấy một lời:
Chiếc áo mẹ cho dù có rách,
Nhắc bảo nhau nhớ khoác lên người
Để ngàn sau còn chung một bến nước Việt Nam!
Bài Tự Trọng của LM Tỉnh có lẽ chỉ gói ghém có bấy nhiêu, nhưng nó làm rúng động lòng người và vang dội cả non sông. Tại sao nhỉ? Bởi vì nó là tiếng nói của Lòng Tự Hào, của lòng Tự Trọng của người dân Việt Nam. Thế mới biết, khi người ta có lòng tự hào, có tinh thần tự trọng vì đất nước thỉ có thể lấp bể dời non, có thể làm được điều ích quốc lợi dân. Và dĩ nhiên, câu chuyện của những người vì dân tộc mà hy sinh, mà lên tiếng cho Công Lý sẽ không bao giờ chết. Trái lại, họ sẽ sống và sống mãi trong lòng dân tộc. Họ sống mãi vì đã vượt qua cái chết. Cái chết ai cũng sợ, họ lại không. Là không như bà Nguyễn thị Kim Chi mô tả “Cái chết chẳng có gì đáng sợ... nhưng phải sống cho nó ngay thẳng cho nó tử tê, cho nó ra con người....”
Với tôi, niềm tin còn sâu, sức sống của dân tộc còn dài, cái chế độ này chẳng qua chỉ là một khoảng thời gian đen tối trong lịch sử của đất nước. Mỗi thời khắc trôi qua thì đều để lại những vết thương, hay đem lại lòng Tự Hào lớn cho dân tộc. Tuy nhiên, tinh thần Tự Trọng tạo nên sức sống của dân tộc chỉ được thể hiện từ trong lòng những người có đạo đức, có đạo nghĩa, có đất nước, có dân tộc, có nghĩa đồng bào mà thôi. Nó cũng không chỉ thể hiện bằng lời nói, nhưng là việc làm. Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn vài câu đối thoại với người bạn lâu năm để làm đoạn kết.
Khi viết bài này được nửa vời, ngưòi bạn tôi, sau khi Email cho tôi nguyên văn bài diễn văn của Tổng Tống Ngô Đình Diệm được tg Trần quốc Việt dịch ra tiếng Việt và đăng trên Dân Làm Báo, một tờ báo mạng mà chính Nguyễn tấn Dũng đòi xử quyết và cấm không cho các đoàn đảng viên và công nhân viên chức nhà nước đọc, đăng tải. Anh ta gọi điện thoại cho tôi:
- Ông BG, tôi đã gời Email cho ông rồi. Ông đã đọc bài có lá thư của bà Nguyễn thị Kim Chi chưa?
- Thưa ngài, tôi đã.
- Thấm không?
- Thấm. Thấm đến tận buồng gan lá phổi! Tôi sẽ viết một bài về Lòng Tự Trọng của dân tộc để nêu lên một tấm gương.
- À ...ha! Ông viết bài ca tụng cộng sản đấy à? Không đòi Chôn Nó Đi nữa hay sao?
- Nó thì dứt khóat phải Chôn Đi. Tuy nhiên, không phải tất cả những người theo cộng sản là xấu. Mình chỉ không biết chắc được ai là người tốt thật, ai là kẻ lừa dối mà thôi. Khi đã biết thì phải làm cho sáng tỏ. Bởi vì đó chính là sự quảng đại vì sự sống, sự hạnh phúc, sự Tự Do và Độc Lập cho đất nước, cho dân tộc, chúng ta cần phải tôn vinh. Trái lại phải lên án.
- Ông đã đọc bài diễn văn của TT Diệm trước quốc hội Mỹ chưa?
- Ngày xưa có đọc được một lần rồi. Nay thì xin lưu lại như một dấu ấn tuyệt vời nhất về Lòng Tự Hào, về tinh thần Tự Trọng vì quê hương, vì dân tộc Việt Nam trong thời đại này.
- Liệu chúng nó dám ra tay không?
- Cái chết của người vì đất nước như cánh hồng rơi. Chúng ra tay chỉ làm cho những bông hồng ấy mãi mãi thêm tươi. Bạn nhớ đấy, cộng sản có tài giết chết rất nhiều nhà ái quốc và ngưòi dân Việt Nam, giết thêm một vài ngưòi nữa, hoặc đưa bọn bồi bút ra để phỉ báng cá nhân những vị ấy, không phải là việc ngoài khả năng của họ.
- Nếu chuyện ấy xảy ra?
- Nguời dân Việt Nam sẽ tạc tượng, để lưu tên họ vào với non sông, với dân tộc và sẽ... treo cổ chúng lên...!
T.B. Bài đã khá dài, xin lỗi độc giả về chuyện này. Tuy nhiên còn một câu chuyện rất quan trọng, nhân bài viết, tôi muốn được hỏi bà Nguyễn thị Kim Chi vài câu. Hy vọng bà trả lời thành thật cho một lần. Bởi vì chuyện này có liên quan tới lịch sử, tình dân tộc và mạng sống của con người, mà bà là nhân chứng.
- Thưa bà, trong bài phỏng vân với đài Mặc Lâm, đài RFA bà có nói: “Ký sự sâu đậm nhất trong đời của chị thì đó là chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mình không chết.. chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mỗ vú, bị Tàu ăn Thịt, nhưng chị vẫn còn sống. Tất cả những cái đó bó thành ký ức rất sâu đậm...”
Xin bà vui lòng vì tình con người, vì dòng máu tự trọng của người Việt Nam, xin bà nói rõ hơn cho mọi ngưòi Viêt Nam được biết những vần đề hệ trọng, liên quan tới câu nói của bà. Nghĩa là, đây là những sự thật xảy ra trước mặt bà để trở thành một ký ức sâu đậm, chứ không phải là tình ưu việt gian dối của cộng sản mà bà học được và tạo ra nó? Nếu là sự thật xin bà vui lòng cho biết thêm những chi tiết như:
- Vào thời gian nào chuyện ấy đã xảy ra?
- Trong đoàn của bà có mấy người bị chết và có mấy ngừơi bị mổ vú, bị ăn thịt?
- “Bị ngươi Tàu ăn thịt”. Những người Tàu này là ai? Gốc gác của họ ra sao? Có phải là những người Tàu cùng đi theo đoàn từ bắc vào hay không? Họ là là cố vấn, là những an ninh bảo vệ hay là diễn viên? Hoặc giả, là cố vấn quân sự cho những bình đoàn chiến đấu của bắc Việt và gặp nhau ở trong rừng, họ là khán giả và trở thành dã thú, mổ vú và ăn thịt người Việt Nam?
Bà là chứng nhân, tôi tin rằng bà biết rất rõ những chuyện ấy. Hy vọng với tâm tình trong sáng của mình vì đất nước, vì con ngưòi và vì những người trong đoàn của bà đã chết, đề nghị bà cho thêm những chi tiết hay tự làm sáng tỏ công việc này. Xim cảm ơn những câu trả lời của bà. Kính.
Bảo Giang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét