LTCGVN (16.10.2014)
Kỳ 1 :
I. Các điểm yếu của Trung Quốc.
Nói rõ hơn là quan hệ phong kiến trong xã hội Trung Quốc chưa được thay đổi. Việc chuyển giao quyền lực lãnh đạo xã hội Trung Quốc được thông qua từ một dòng họ / Hoàng đế là đại diện cho dòng họ đấy / sang một chính đảng gọi là của một giai cấp / giai cấp công nhân? trong khi Trung Quốc 1949 nông là lực lượng chính của Cách mạng Trung Quốc/.
Trước đây tất cả những gì bay lượn trên trời, bơi lội dưới sông, biển và tất cả những gì đi lại, mọc lên từ đất, đều của Hoàng Đế, thì nay là của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Người dân Trung Quốc vẫn chưa có quyền tư hữu. Chưa có những quyền tự do, quyền con người như người dân trong các xã hội tư bản tiên tiến.
Xã hội Trung Quốc từ một xã hội khép kín, lạc hậu, bảo thủ, tàn bạo chà đạp quyền con người của Mao chuyển sang một xã hội mở cửa cho xuất khẩu với nguyên tắc mèo trắng hay mèo đen đều tốt miễn bắt được chuột.
Đây là món lẩu thập cẩm mùi vị Trung Quốc mà Đặng làm đầu bếp mời mọc.
Luận điểm là tư bản hay đế quốc đều tốt, miễn là đảng cộng sản nắm quyền, miễn là chủ nghĩa Đại Hán được thực thi.
1.2. Điểm yếu thứ 2 của Trung Quốc là mộng bành trướng quá lớn lao.
Trong khi Trung Quốc đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế cao qua 3 thập niên vừa qua, thì việc quan trọng đầu tiên phải là hướng nội, tiến hành các cải cách xã hội nhằm xây dựng một chuẩn mực công bằng bền vững, một cách phân chia của cải xã hội kích thích được tài năng phát triển, hạn chế được các bất công xã hội có thể dẫn đến bất ổn xã hội.
Trung Quốc không đi theo hướng này.
Họ tăng cường bành trướng, ôm mộng bá chủ thế giới.
Hiện nay Trung quốc đang theo đuổi bành trướng mạnh mẽ theo hướng đông và hướng tây. Tajiskítan mới đây đã phải cắt 1100 km vuông đất cho Trung quốc/ tin đăng bởi bvnpost on 16/01/2011/. Trung quốc còn đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. …
Ngoài hai hướng chính này Trung quốc đang tăng cường đầu tư vào Châu Phi , Châu Mỹ la tin… Không ở đâu họ giúp cho địa phương sở tại những kinh nghiệm giải quyết tiến bộ xã hội. Trái lại, Trung Quốc xuất cảng những hình thức hối lộ tinh vi đã được phát triển qua hàng nghìn năm phong kiến Trung Quốc. Họ khuyến khích tham nhũng, khuyến khích độc tài bịt mồm những hãng truyền thông còn tinh thần dân tộc vạch những hợp đồng khai thác khoáng sản mà Trung Quốc kí được.
Hướng đông mà Trung Quốc muốn bành trướng chắc chắn sẽ gặp sự phản kháng của Hoa kỳ và Nhật bản, Nam Hàn.
Hướng tây – bắc, sớm muộn nước Nga cũng sẽ có ý kiến.
Trung Quốc bành trướng xuống phía nam qua Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
Trung Quốc bành trướng hướng đông-nam ra Biển Đông.
Bành trướng của Trung Quốc mạnh mẽ ra nước ngoài đã làm sao nhãng chú ý của lãnh đạo Trung Quốc đến sự chênh lệnh giầu nghèo trong xã hội, đến chênh lệch thu nhập giữa vùng ven biển và vùng sâu nội địa. Quyền hành vô hạn và tham vọng lớn lao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo nên những mâu thuẫn xã hội không giải quyết được như quyền tự do ngôn luận, quyền con người, quyền của các tộc thiểu số như Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ Tân Cương… Những yếu điểm này trong thời đại thông tin toàn cầu là không thể dấu diếm được. Nó sẽ bùng nổ khi điều kiện thích hợp.
Nhưng một điều quan trọng, mà ta muốn nói là: Trung Quốc đổ của để đầu tư như vậy, ai là người gánh gánh nặng kinh tế này ?
Vẫn chính là nhân dân lao động trung quốc. Việc hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc có cam chịu lao động như nô lệ thời trung cổ với đồng lương rẻ mạt, cho chính phủ Trung Quốc xây mộng bành trướng không, còn là câu hỏi đặt ra.
Như vậy ta có quyền đặt câu hỏi : Liệu lịch sử có lặp lại sự diệt vong của vương triều Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hơn 2.200 năm trước không ?
Ta đã biết rằng chính vì bóc lột thậm tệ mà vương triều do Tần Thủy Hoàng sáng lập, thống nhất Trung Quốc đã tồn tại ngắn ngủi chỉ 15 năm. Việc sưu cao, thuế nặng, hình phạt khắc nghiệt với những đầu tư vượt khả năng quốc gia có 20 triệu dân này như Vạn Lý Trường Thành, Cung A phòng … đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, mà kết quả của nó là nhà Hán lật đổ nhà Tần năm 206 tr CN.
Đây là bài học lịch sử mà chính quyền cộng sản Trung Quốc chưa học được.
1.3. Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan… là những điểm yếu của Trung Quốc đế quốc phong kiến.
Những dân tộc sống ở Tây Tạng, Tân Cương có những nền văn hóa riêng, mạnh mẽ và họ không muốn bị Hán hóa. Việc sát nhập những quốc gia riêng biệt này vào Trung Quốc đã gây nên phản đối của thế giới trước những chiếm đoạt kiểu thực dân cũ của Trung Quốc. Sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đối với Đạt Lai Lạt Ma là bằng chứng hiển nhiên của của tình cảm thế giới với các dân tộc này. Các cuộc bạo động của nhân dân Tây Tạng, nhân dân Ngô Duy Nhĩ Tân Cương mới đây, bị Trung Quốc đàn áp khốc liệt là những minh chứng cho sự không cam chịu của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương dưới ách cộng sản Trung Quốc.
Việc tách các vùng đất Tây Tạng, Tân Cương trở lại thành các quốc gia riêng biệt sẽ làm Trung Quốc yếu đi, áp lực bành trướng xuống phía nam sẽ bị giảm.
Điều này có lợi cho Việt Nam.
Ngoài những vùng đất kể trên thì sự chênh lệch giầu nghèo giữa vùng duyên hải và vùng sâu trong đất liền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm người nắm bắt được thời cơ và đông đảo những người không theo kịp thời đại… đang là ngòi nổ cho những xáo động xã hội Trung Quốc.
Đài Loan là một quần đảo mà nơi ấy có những người trung quốc dân chủ sinh sống. Quốc gia này không cam tâm sát nhập với đại lục cộng sản.
1.4. Phong trào dân chủ của Trung Quốc là một điểm yếu nữa của nhà nước Trung Quốc cộng sản, là tâm bệnh của Chủ Nghĩa Cộng Sản Trung Quốc.
Phong trào dân chủ ở Trung Quốc có một lịch sử đẫm máu. Đó là sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6/1989. Hôm đó hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc biểu tình hòa bình tại Thiên An Môn đòi dân chủ cho Trung Quốc đã bị Đặng Tiểu Bình điều xe tăng đàn áp. Hàng nghìn sinh viên đã chết dưới các vòng xích xe tăng.
Thanh niên là tương lai của dân tộc. Không một lãnh đạo dân tộc nào trên thế giới lại tán tận lương tâm giết chính con, cháu của mình như những người lãnh đạo Trung Quốc cộng sản.
Điều này chứng tỏ Trung Quốc cộng sản rất sợ Dân chủ, rất sợ các tư tưởng dân chủ.
Cũng bởi chỉ một lẽ đơn giản: cái nước đế quốc phong kiến lạc hậu này, được ghép lại bởi sự đàn áp điên cuồng các dân tộc bị chinh phục, được ổn định bởi sự trấn áp vô nhân tính của bành trướng Đại Hán đối với các dân tộc bị xâm lược, sẽ không chịu nổi cơn bão dân chủ, sẽ bị tan rã như chiếc bánh đa gặp nước.
Nhưng nhân dân Trung Quốc không khuất phục. Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị … là những cánh én của Dân Chủ Trung Quốc. Ngoài ra, phong trào Pháp Luân do bị đàn áp điên cuồng cũng đang chờ đợi thời cơ để vùng lên với sức mạnh hơn 70 triệu thành viên.
Đây là điểm yếu trong tim Trung Quốc.
Những đề nghị cải cách dân chủ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đầu năm 2011 thể hiện những ung nhọt của xã hội Trung Quốc đã đến hồi cấp tính. Nếu ta nhắc lại việc Triệu Tử Dương bị quản thúc chỉ vì đòi hỏi dân chủ, thì hiểu được sự trầm trọng của căn bệnh ung thư trong xã hội Trung Quốc, khi Ôn Gia Bảo buộc phải nói về cải cách dân chủ.
(còn tiếp)
Nguyễn Nghĩa
Nguồn : Đàn chim Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét