Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Công an coi trọng quyền chết của công dân hơn quyền được sống

 Sài Gòn - VTC News đưa tin, chiều ngày 30.09, xảy ra tai nạn giao thông tại ngã tư giao giữa đường Nguyễn Đức Cảnh và đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, nạn nhân là nữ học sinh An Thơ. Cô nằm bất động dưới đường và đầu chảy nhiều máu nhưng không có ai đưa cô đi cấp cứu. Lúc đó, năm công an viên có mặt tại hiện trường, nhưng các công an viên này cũng không đưa cô đi bệnh viện mà chỉ “lo vẽ và bảo vệ hiện trường”.
Dẫn từ VTC News cho hay, một trong năm công an viên này đã gọi điện thoại về báo tin cho gia đình cô An Thơ biết, sau đó, gia đình đã đưa cô đến bệnh viện cấp cứu.
Khi phóng viên VTC News hỏi về quy trình xử lý tai nạn giao thông thì ông Hùng, Trưởng Công an phường Hưng Bình, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, trả lời, “công an vừa phải xử lý hiện trường, vừa cấp cứu người bị nạn”.
Ảnh: VTC
Ảnh: VTC
Một số bạn đọc phản hồi, công an viên đã xử lý tai nạn giao thông này đúng quy trình. Facebooker Cửu Thị Vương nói: “Các công an này hành động như môt cái máy”. Đời Đá Vàng: “mạng người không quan trọng bằng việc vẽ hiện trường! Công an như vậy kêu dân thương sao nổi!”. MitTo Tran tiếp lời: “Vẽ hiện trường mới có tiền. Đem nạn nhân đi bệnh viện ai trả tiền công.” Phero Nguyen Nam chán nản: “Cứ nói là đầy tớ của dân nhưng thực tế thì ngược lại, vô tâm và vì tiền hết.” Thoai Huu Dinh phản hồi: “Lập trình thế nào thì ra làm như vậy. Đúng quy trình.”

Theo như ông Hùng, Trưởng Công an phường Hưng Bình nói, xử lý tai nạn giao thông phải theo quy trình, họp cũng phải đúng quy trình và cấp cứu người cũng phải theo đúng quy trình, nên người bị nạn mà nếu có chết cũng “chết đúng quy trình”. Nên ông Hùng đã phát ngôn: “… cấp cứu con người là quan trọng mà. Lúc đó bận họp tôi không ra [được hiện trường], tôi vừa hỏi nghe anh em nói vậy”. Cấp cứu con người là quan trọng, nhưng đối với ông Hùng họp quan trọng hơn, vì thế thời điểm xảy ra tai nạn trùng với thời gian ông Hùng đang bận họp – như ông nói, nên ông không thể ra được hiện trường điều phối công việc. Quyền được sống của người dân – như trường hợp này – cũng phải được xem là đã “bị xâm phạm”. Những người thi hành công vụ có dấu hiệu tội phạm hình sự “tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo Điều 102 Bộ luật Hình sự.
Đặc biệt, quyền chết của công dân thì rất được công an tôn trọng như vụ án “thi thể phụ nữ trong hai bao tải” được đăng trên vnexpress cho biết, chính thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM trực tiếp đến chỉ đạo điều tra vụ án. Và, trong trường hợp này, một là bên công an rất coi trọng “quyền chết” của công dân, hai là cuộc “họp” của ông trưởng công an phường thì quan trọng hơn cuộc “họp” của ông phó giám đốc công an Thành phố, nên ông trưởng công an phường không thể ra chỉ đạo cứu người vì “bận họp”, còn ông thiếu tướng- phó giám đốc công an thành phố- thì dù “bận họp” cũng có thể ra chỉ đạo trực tiếp “điều tra” người chết rồi. Và, đương nhiên cuộc họp của ông Thiếu tướng, phó GĐ công an cấp thành phố phải quan trọng hơn cuộc họp của ông công an cấp phường, thế nhưng, “quyền chết” thì quan trọng hơn “quyền sống”, nên ông Thiếu tướng phải bỏ họp để chỉ đạo.
HT, VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét