Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

AI CHỈ HUY TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ ?

1

LTCGVN (13.10.2014)

Thư tố cáo VNG của bà Bảy Vân, trang 6 và 7 có nói ông VNG viết hồi ký cho rằng cố vấn TQ đề ra phương “trâm” đánh nhanh thằng nhanh nhưng rồi VNG quyết định đánh chậm đánh chắc.  Bà Bảy ( Hay là người viết tố cáo ) cho rằng “Mao Trạch Đông chủ trương trường kỳ kháng chiến cho nên không thể nào có chuyện cố vấn TQ đề ra phương châm đánh nhanh thắng nhanh tại ĐBP, chẳng qua là VNG nói láo”.

Thực ra phương án đánh nhanh thắng nhanh mà VNG viết trong hồi ký là một phương án chiến thuật chứ không phải là quan điểm chiến lược của Mao Trạch Đông. Một bên là chiến lược, một bên là chiến thuật, hai cái hoàn toàn khác nhau.  Riêng phương án chiến thuật được áp dụng cho từng trận đánh, tùy theo địa thế và tùy theo tình thế; có khi cần phải đánh nhanh nhưng cũng có khi bắt buộc phải đánh chậm.
Ai chỉ huy Trận Điện Biên Phủ ?
Theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp thì ngày 1-1-1954 ông ta được đề cử làm Tư lệnh kiêm luôn Bí thư quân ủy Mặt trận Tây Bắc.  Như vậy riêng mặt trận Tây Bắc lúc này không có tướng chính trị của Trung ương Đảng làm Chính ủy ( Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê Quang Đạo )  mà chỉ có một mình Võ Nguyên Giáp vừa Tư lệnh vừa Chính ủy cho nên sau này không ai tranh hay chia chiến thắng Điện Biên Phủ của Võ Nguyên Giáp được.
Trong khi đó cố vấn TQ Vi Quốc Thanh cùng ra mặt trận với Võ Nguyên Giáp và cùng Võ Nguyên Giáp bàn bạc về các quyết định điều động các đơn vị bộ đội CSVN cũng như xin chỉ thị trực tiếp từ Bắc Kinh trong suốt thời gian chiến dịch.  Nhưng vì lúc đó không thể công bố cho quốc dân biết là có mặt cố vấn Trung Quốc trong quân đội CSVN cho nên các nhà báo Tây phương không biết, họ cứ hết lời ca tụng Võ Nguyên Giáp.
Sau này nhờ phía Trung Quốc cho bạch hóa tài liệu quân sự người ta mới biết rằng Vi Quốc Thanh mới là người chỉ huy trận Điện Biên Phủ.  Sau khi các tài liệu quân sự của Trung Quốc được phổ biến thì Võ Nguyên Giáp đành viết sách cố gắng hướng cho dư luận tin rằng ông ta là người chỉ huy trận ĐBP.
Tuy nhiên có một người từng tham dự trận ĐBP là Tướng Lê Trọng Tấn đã kể lại:  “Ngày 14 tháng 1 năm 1954, cán bộ chỉ huy các đại đoàn được triệu tập về hang Thẩm Búa…Tôi lại gặp các anh Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh…Đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái trình bày tình hình…Sau khi thảo luận, chúng tôi nhất trí với phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh…Tôi ra về lòng đầy phấn chấn…” ( Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 271- 272 ). 
Có lẽ người ngoài quân đội không rõ về tập quán của tổ chức quân sự nhưng những ai từng ở trong quân đội đều biết rõ người nào ban “mệnh lệnh chiến đấu” thì người đó là chỉ huy ( phía VNCH thì gọi là ban hành “lệnh hành quân” ). Trong trường hợp này Tướng Lê Trọng Tấn chỉ nói Tướng Thái trình bày tình hình tức là Tướng VNG vắng mặt.
 Nhưng hồi ký của Võ Nguyên Giáp cho thấy ông ta có mặt vào lúc đó :  “Ngày 14 tháng 1 năm 1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Búa. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt…”. VNG nói rằng “mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến” nhưng không nói ai là người phổ biến.  Chắc chắn không phải là ông ta, bởi vì nếu có như vậy thì ông ta đã nói là “Tôi phổ biến mệnh lệnh chiến đấu”.
Ông viết tiếp:  “Khi phổ biến quyết tâm chiến đấu, để chuẩn bị phần nào tư tưởng cho cán bộ, tôi nói… …”
 “Trước mỗi trận đánh, tôi thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn để bàn cách khắc phục. Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ…”( Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 94-95).
Như vậy là Võ Nguyên Giáp có mặt trong cuộc họp này và chỉ lên tiếng sau khi người Tư lệnh đã ban mệnh lệnh chiến đấu xong.  Ông chỉ “phổ biến quyết tâm chiến đấu” có nghĩa là ông làm việc của một chính ủy, tức là một tướng chính trị đi bên cạnh tư lệnh. Theo lệ thường thì việc phổ biến quyết tâm và động viên tinh thần là thuộc về Chính ủy.
Hành động “phổ biến quyết tâm chiến đấu” trong cuộc họp ban lệnh hành quân khiến người ta đoán rằng ông Giáp là Bí thư quân ủy. Tuy nhiên một đoạn hồi ký sau cho thấy:  “Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp của Đảng ủy mặt trận. Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Phương, trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự”. 
Tướng Giáp không nêu rõ ai là người ra lệnh triệu tập Quân ủy, chỉ nói “Văn phòng thông báo”, trong khi chính ông ta là Bí thư quân ủy của Chiến dịch.  Như vậy ai là người ra lệnh triệu tập Quân ủy…?
Câu giải đáp cũng lại là Vi Quốc Thanh, ông Giáp chỉ là phụ tá của ông Thanh trong cả hai cương vị. Chính vì vậy mà tướng Tổng bí thư Quân ủy Nguyễn Chí Thanh phải ở nhà.
Để xác định Tướng Giáp có phải là người chỉ huy trận ĐBP hay không thì chỉ cần vào trang mạng “Bách khoa toàn thư mở” Wikipedia để xem về sự nghiệp của VNG : Tướng Giáp không được thăng cấp  không có một huy chương nào do chiến thắng Điện Biên Phủ.
*( Theo tài liệu của Bộ TTM/ Quân đội CSVN thì năm 1992 VNG mới nhận được huy chương cao quý nhất là Huân chương Sao Vàng.  Năm 1950 và năm 1979 nhận được huân chương cao quý thứ nhì là Huân chương Hồ Chí Minh.  Ông cũng nhận được huân chương cao quý thứ ba là Huân chương Quân công hạng nhất;  không rõ ông nhận huy chương này năm nào nhưng không phải là năm 1954.  Ngoài ra ông cũng nhận được 6 Huân chương Chiến thắng hạng nhất, là loại huân chương cao quý thứ tư;  nhưng những huân chương này đều được tặng sau năm 1958 ).
Quyết định chuyển từ đánh nhanh sang đánh chậm, đánh chắc
Hồi ký của Tướng Giáp cho biết lẽ ra trận đánh khai diễn vào ngày 20-1-1954 theo phương án đánh nhanh.  Nhưng vì kéo pháo vào không kịp nên hoãn 1 tuần, dự trù là chiều 25-1-1954.  Nhưng lại hoãn 24 tiếng vì nghi là bị lộ, quyết định sẽ đánh vào chiều ngày 26.
Tuy nhiên trong đêm 25 Tướng Giáp quyết định dời lại ngày khai diễn và thay đổi toàn bộ kế hoạch, ông thao thức tới sáng:  “Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp của Đảng ủy mặt trận.  Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Phương, trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự”
“Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói:  – Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn”… “Cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Vi diễn ra khoảng hơn nửa giờ. Tôi( VNG ) nghĩ đồng chí Vi Quốc Thanh sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh, thắng nhanh mới giành thắng lợi” (trang 104 và 105).
Đoạn kể này cho thấy kế hoạch tác chiến là do các chuyên gia TQ soạn thảo chứ không do Ban tham mưu của VNG soạn thảo.  Dĩ nhiên các sĩ quan tham mưu TQ chỉ soạn thảo kế hoạch đánh nhanh hay đánh chậm là tùy theo quyết định của Tướng Vi Quốc Thanh.  Do đó VNG không có bổn phận ngồi nghĩ ra cách đánh này hay cách đánh kia, đó là việc của VQT.
Cũng theo hồi ký của Tướng Giáp thì sau khi thuyết phục Vi Tổng cố vấn xong, Tướng Giáp quay lại hội nghị Quân ủy của các tướng tá Việt Nam.  Tại cuộc họp tất cả các tướng Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái nêu ý kiến không tán thành.( Lê Liêm chỉ là Chủ nhiệm chính trị của chiến dịch chứ không phải là chính ủy ).
Sở dĩ các ông muốn đánh nhanh vì muốn lợi dụng lúc quân Pháp chưa ổn định cơ cấu phòng thủ, các hàng rào giây thép gai chưa căng, mìn chưa gài, giao thông hào chưa đào, ụ súng chưa hoàn  chỉnh, đường bay chưa hoàn thành, vv.. ( trang 107 ).  Vả lại nếu đánh chậm thì cần phải có vài tháng lương thực trong khi hồi ký của Tướng Lê Trọng Tấn cho thấy lúc đó các ông chỉ còn vỏn vẹn 2 ngày lương thực.
So lại với hồi ký của Tướng Vương Chấn Hoa, thư ký của Tướng Vi Quốc Thanh :
“…Biến đánh nhanh thắng nhanh thành đánh chắc thắng chắc, từ ngoại vi vào trung tâm, tiêu diệt địch từng cứ điểm một… …  Muốn như vậy phải chuẩn bị tác chiến thời gian dài, các công tác chuẩn bị phải làm thêm, không thể mở tấn công ngay”… …
“Vi Quốc Thanh nghĩ đến đây trong lòng bỗng nhiên phấn chấn, lập tức bước ra khỏi nhà, đến chỗ Mai Gia Sinh. Đồng chí và Mai Gia Sinh (Tham mưu trưởng của đoàn Cố vấn) bàn tính tỉ mỉ ý nghĩ của mình, Vi Quốc Thanh liền gọi điện thoại cho Võ Nguyên Giáp, nói có việc cần muốn bàn.
Võ Nguyên Giáp đến ngay.  Vi Quốc Thanh trình bày khá tỉ mỉ ý nghĩ  mới của mình với Võ Nguyên Giáp.  Võ Nguyên Giáp tỏ ý hoàn toàn tán thành thay đổi phương châm tác chiến”.  … “Thay đổi phương châm tác chiến đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc”…
(Do Dương Danh Dy dịch).
So sánh 2 lời kể thì lời kể của Vương Chấn Hoa có lý hơn vì bắt buộc phải có sự chuẩn thuận của Bắc Kinh với bằng chứng là bức điện đề ngày 27-1-1954 của Mao Trạch Đông hiện đang còn lưu giữ trong Viện nghiên cứu Quân sử Trung Quốc.
 Hơn nữa, Tướng Giáp lấy đâu ra lương thực và đạn dược để đánh trong 3 tháng trong khi hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn cho thấy các ông chỉ còn 2 ngày lương thực ?  Một khi VNG nghĩ tới cách đánh chậm thì lúc đó trong kho của ông phải có ít nhất 2 tháng lương thực ( 1 tháng để chuẩn bị chiến trường và 1 tháng để đánh nhau ).  Nhưng thực tế trong kho của ông chỉ còn 2 ngày lương thực thì làm sao ông có thể nghĩ ra sẽ đánh nhau trong 3 tháng?
Cuối cùng, cho dầu là ai nghĩ ra đi nữa nhưng cả hai phía đều xác nhận mới đầu có kế hoạch đánh nhanh, rồi sau đó mới chuyển sang đánh chậm.  Do đó thư tố cáo của bà Bảy Vân cho rằng VNG nói láo về “phương trâm” đánh nhanh là không đúng.  ( Chữ “phương trâm” xác định người viết đoạn này không phải là bà Bảy Vân ).
BÙI ANH TRINH
Theo Báo Tổ Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét