Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị kết án 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo- Tin Lành ở Vinh hiện đang phải chịu đối xử vô cùng khắc nghiệt trong nhà tù. Đây là thông tin mà một tù nhân khác bị giam đối vách trong cùng nhà tù vừa được tự do thông tin cho bên ngoài biết.
Kiên quyết không nhận tội
Hai người bị tuyên mức nặng nhất trong vụ án 14 thanh niên Công giáo- Tin Lành ở Vinh là anh Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa, mỗi người 13 năm tù giam.
Hiện anh Hồ Đức Hòa đang bị phải thụ án tại trại giam Nam Hà, còn Đặng Xuân Diệu ở Trại 5 Yên Định Thanh Hóa. Đặng Xuân Diệu bị bắt hồi cuối tháng 7 năm 2011 và bị đưa ra tù xét xử cùng 14 người khác tại Vinh trong phiên sơ thẩm kéo dài hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Tuy nhiên anh Đặng Xuân Diệu luôn cho rằng bản thân vô tội, ngay trước tòa anh cũng tuyên bố không hề phạm tội theo như cáo buộc là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Anh Đặng Xuân Hà, anh trai của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, là một thành viên trong gia đình được vào dự tòa kể lại:
Ra trước tòa Diệu nói đi học chỉ để về làm cho công ty phát triển, Diệu nói điều đó không có tội. Có người nói khi đi học Đảng Việt Tân thì họ cho tiền bạc…; nhưng trước tòa, tòa cũng nói chỉ lấy của Diệu một máy điện thoại trị giá chừng 700 ngàn đồng Việt Nam; như thế không đáng giá gì mà phải ra trước tòa chịu án 13 năm tù cả.
Ra trước tòa Diệu nói đi học chỉ để về làm cho công ty phát triển, Diệu nói điều đó không có tội. Có người nói khi đi học Đảng Việt Tân thì họ cho tiền bạc…; nhưng trước tòa, tòa cũng nói chỉ lấy của Diệu một máy điện thoại trị giá chừng 700 ngàn đồng VN; như thế không đáng giá gì mà phải ra trước tòa chịu án 13 năm tù cảAnh Đặng Xuân Hà
Anh Đặng Xuân Hà cho biết từ khi anh Đặng Xuân Diệu bị bắt cho đến nay gia đình chỉ mới được gặp mặt anh này một lần khi còn bị giam ở trại B4 ở Hà Nội, còn sau khi bị đưa vào Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa thì gia đình chưa hề được gặp trong những lần đến thăm nuôi ở đó. Anh Hà cho biết lý do mà trại không cho gia đình gặp mắt như sau:
Diệu nói không có tội nên không mặc áo mà họ giao cho có đóng triện ‘phạm nhân’. Và Diệu cũng phản đối vấn đề thư gửi cho các ban ngành chẳng hạn như thư gửi cho Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và không được trả lời; thế là họ không cho ra.
Bị biệt giam
Tất cả những thông tin mà gia đình của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu nắm được về anh là tình hình của anh rất xấu:
Họ đối xử với Diệu rất khắc nghiệt vì cho họ địa chỉ là Khu Giam riêng tách biệt. Diệu cũng viết ra cho tôi biết địa chỉ ở khu giam riêng và bị kỷ luật vì những vấn đề ví dụ như viết thư gửi ra mà không gửi được mà họ biết mình viết thư về nhà nên họ kỷ luật.
Anh Trương Minh Tam, một tù nhân dù bị tuyên án về tội danh ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ nhưng lại bị đưa đi biệt giam ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa, và phòng giam giáp vách với phòng của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, cho biết sau một thời gian vào tù anh chú ý đến người tù ở phòng cạnh bên, rồi mới biết đó là tù nhân Đặng Xuân Diệu mà anh Trương Minh Tam từng vào Vinh để dự phiên xử sơ thẩm hồi ngày 8 tháng giêng năm ngoái.
Anh Trương Minh Tam cho biết tình hình của tù nhân Đặng Xuân Diệu mà anh biết được khi ở trong tù như sau:
Đó là từ ngày 22/4 cho đến ngày 23/10 năm 2013, ‘cậu ấy’ sống một nơi thực sự là ‘địa ngục’ trần gian vì cậu ấy bị cán bộ trại hành hạ và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, Trại còn ‘bật đèn xanh’ cho phạm nhân kia đánh đập, bắt cậu ấy phải phục vụ, làm việc như nô lệ cho người ấyTrương Minh Tam
Đó là từ ngày 22 tháng tư cho đến ngày 23 tháng 10 năm 2013, ‘cậu ấy’ sống một nơi thực sự là ‘địa ngục’ trần gian vì cậu ấy bị cán bộ trại hành hạ và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, Trại còn ‘bật đèn xanh’ cho phạm nhân kia đánh đập, bắt cậu ấy phải phục vụ, làm việc như nô lệ cho người ấy như đun nước để người kia pha trà, rữa bát, quét nhà, không được nằm quạt, không được uống nước sạch, rồi phải ngồi làm người mẫu cho người kia vẽ những bức tranh nửa người, nửa súc vật để sau đó chính những cán bộ trại vào bình luận cho rằng phạm nhân kia có năng khiếu hội họa.
Tôi nghĩ những điều đó thực sự không thể chấp nhận được trong một xã hội con người, vì như thế những tù nhân chúng tôi bị họ coi rẻ không bằng một con súc vật.Ngoài ra cậu ấy còn đấu tranh cho quyền của anh em ở khu giam riêng, khu kỷ luật tạo nên một khoảng cách rất lớn giữa cậu ấy với cán bộ nên các điều kiện vật chất cung cấp cho cậu ấy hết sức hạn chế; đồng thời do sức sống đấu tranh của cậu ấy nên cậu quyết định không ăn bữa trưa cho đến khi nào lãnh đạo trại giam giải quyết các yêu sách của cậu ấy cũng như cho anh em. Đó là điều làm tôi khâm phục.
Kêu cứu từ gia đinh và bạn tù
Gia đình của tù nhân Đặng Xuân Diệu sau khi biết tin người thân phải tuyệt thực hồi tháng tư năm nay cũng như nhịn đói vào thàng 6 vừa qua đã có thư kêu cứu gửi đến các nơi như những đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đến Đặc phái viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng, đến các đấng bản quyền trong giáo hội Công giáo Việt Nam.
Người bạn tù vừa mãn hạn Trương Minh Tam của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, sau khi mãn án tù một năm cũng lên tiếng:
Tôi mong muốn mọi người dù là Ki tô giáo, các tôn giáo khác hay không theo tôn giáo nào hãy cùng nhau lên tiếng gây sức ép cho nhà cầm quyền để họ phải dừng những biện pháp đối với cậu đó: có thể phải chuyển đi một trại giam khác, hoặc có thể phải có những biện pháp giam giữ sao cho phù hợp nhấtTrương Minh Tam
Tôi mong muốn mọi người dù là Ki tô giáo, các tôn giáo khác hay không theo tôn giáo nào hãy cùng nhau lên tiếng gây sức ép cho nhà cầm quyền để họ phải dừng những biện pháp đối với cậu đó: có thể phải chuyển đi một trại giam khác, hoặc có thể phải có những biện pháp giam giữ sao cho phù hợp nhất.
Cậu ấy nói tôi khi về hãy kêu gọi bên ngoài trao cho gia đình cậu một giải thưởng về đấu tranh cho quyền con người. Cậu ấy nói như hình thức ‘mua nợ’ để trao cho một người khác đó là mẹ ốm yếu của cậu ấy năm nay 70 tuổi. Cậu ấy nói còn phải đi tù 10 năm nữa, không biết mẹ mất lúc nào. Nếu như mẹ cậu ấy không được nuôi sống bằng đời sống tinh thần như thế thì bà có thể chết đi trong niềm đau xót. Bản thân tôi không ai biết thì không sao, nhưng thực sự nếu mẹ tôi và gia đình không ai biết thì quá đau xót.
Cậu ấy muốn tôi chuyển tải thông điệp này, và tôi cũng kêu gọi những người trong nước cũng như ở nước ngoài đều là người dân Việt Nam, đều có tình cảm, tấm lòng và khát vọng sống vì sự tự do của con người thì hãy cùng nhau làm hai việc đó là gây sức ép với phía chính quyền và thứ hai thành lập một giải thưởng- không quá nặng về vật chất nhưng có ý nghĩa về tinh thần đối với một gia đình mà chỉ có cộng đồng Công giáo biết đến với nhau chứ bên ngoài như cộng đồng anh em dân chủ không biết đến cậu ấy nhiều lắm nên những sự hy sinh âm thầm quá!
Xin phép được nhắc lại tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu 34 tuổi khi bị bắt là một kỹ sư xây dựng cầu đường. Ngoài việc làm mưu sinh, anh còn là một thành viên tích cực của Nhóm Bảo vệ Sự sống Gioan Phao lô II tại Vinh, một cộng tác viên của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế.
Anh từng tham gia ký tên vào các kiến nghị chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, kiến nghị trả tự do cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
0 nhận xét:
Đăng nhận xét