Sài Gòn – Jim Maceda, một nhà phân tích 40 năm tuổi nghề được đài NBCNewstrích dẫn như sau:
Vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc năm 1989 đã phủ một bóng đen lên cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ “Cách mạng Ô dù” đang diễn ra tại Hồng Kông.
Lãnh đạo Hồng Kông đã bất chấp lời kêu gọi từ chức và cảnh sát cũng đang cảnh báo về “một phản ứng cứng rắn” nếu những người biểu tình chiếm tòa nhà chính phủ hoặc tiếp tục chặn nhiều tòa nhà chính phủ khác, gợi lên những ký ức của cuộc đàn áp tàn bạo tại Bắc Kinh cách đây 25 năm.
Vì thế, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Hồng Kông sẽ kết thúc với quân đội, xe tăng và hàng trăm người thiệt mạng chăng?
Có một số điểm tương đồng rõ rệt giữa hai phong trào.
Sự thông minh, ăn nói lưu loát và lý tưởng của sinh viên dường như khó có thể nhượng bộ sự bóp méo dân chủ từ tay các nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc và mạnh mẽ ở Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình trước đây hay Tập Cận Bình hôm nay.
Cả hai cuộc biểu tình đều bắt đầu khiêm tốn với vài nghìn người tham gia, tuy nhiên đã bùng nổ trong sự giận dữ trước phản ứng cứng rắn của chính phủ. Tháng Tư năm 1989, việc trang nhất “Nhân dân nhật báo” mô tả cuộc biểu tình như một phong trào “nổi loạn” chống chính phủ đã gây tác dụng ngược. Ngày hôm sau, hơn 100.000 sinh viên tuần hành đến Quảng trường Thiên An Môn.
Tại Hồng Kông, việc cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi thuộc địa cũ của Anh được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, đã gây bất bình và làm gia tăng số người biểu tình.
Ở cả Bắc Kinh và Hồng Kông, giới chức trách đều chọn lựa chiến lược ‘chờ đợi’, và hy vọng rằng các sinh viên sẽ mệt mỏi và cuối cùng trở về nhà.
Tại Thiên An Môn, chiến dịch gần như có hiệu quả. Đến tuần thứ ba, quảng trường bị phủ kín bởi giấy gói bánh bao, chai nước và các loại rác thải. Các sinh viên, ngán ngẩm với điệp khúc biểu tình và các bài hát, đã rã khỏi đám đông.
Sau đó, một lãnh đạo sinh viên bỗng phát động một cuộc tuyệt thực. Một quyết định khác là việc xây dựng bức tượng “Nữ thần Dân chủ” cao 33-foot. Vào cuối tuần lễ thứ tư, hơn 300.000 người biểu tình tràn đầy sinh lực, tiếp tục vây kín quảng trường.
Đặng Tiểu Bình tuyên bố thiết quân luật, và siết chặt quảng trường với Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Tuy nhiên, có nhiều lý do để nghĩ rằng người Hồng Kông có thể tránh được cơn ác mộng tháng Ba và Tư năm 1989.
Năm 1989, các lãnh đạo cộng sản bị phân lập bởi những người đồng cảm với sinh viên và những người cứng rắn vì lo sợ một cuộc nội chiến. Ngoài ra, đề nghị của người biểu tình thường cũng không rõ ràng và đôi khi mâu thuẫn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh vào năm 1989 có thể cắt đứt thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.
Điều đó rất khác so với ngày hôm nay.
Những người biểu tình Hồng Kông đồng lòng với hai đề nghị cụ thể: vị lãnh đạo Hồng Kông Leung Chun-ying hiện tại phải từ chức, và phải mở ra khả năng để họ lựa chọn lãnh đạo mà không thông qua sự can thiệp từ chính phủ [Trung Quốc].
Trong khi đó tại Bắc Kinh, chính phủ đoàn kết xung quanh Tập Cân Bình biết rằng, bất kỳ cuộc đàn áp nào đối với người biểu tình Hồng Kông sẽ được cả thế giới biết đến trong thời gian thực. Vì vậy, các quan chức Hồng Kông và Bắc Kinh đang chịu áp lực để tìm ra một sự thỏa hiệp.
“Trừ khi có một số tình hình hỗn loạn, chúng tôi sẽ không gửi cảnh sát chống bạo động tới”, một nguồn tin từ chính phủ Hồng Kông không xác định được trích lời nói với Reuters. “Chúng tôi phải đối phó một cách hòa bình, thậm chí nếu nó kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.”
John Delury, một giáo sư và là tác giả quyển “Giàu sang và Quền lực: cuộc diễu hành dài của Trung Quốc đến thế kỷ Hai Mươi Mốt,” đồng ý rằng lịch sử Thiên An Môn không có khả năng lặp lại ở Hồng Kông.
“Tôi vẫn không quá bi quan khi nghĩ rằng việc này sẽ kết thúc với một lượng lớn lực lượng nhà nước,” ông nói. “Tuy nhiên mà nói, tôi không thấy khả năng thỏa hiệp, và tôi không thể hình dung Đảng [Cộng sản] chùn bước.”
Tình hình căng thẳng như trên lưỡi dao và những gì xảy ra tiếp theo có thể phụ thuộc vào các cuộc gặp gỡ giữa người biểu tình và lãnh đạo của Hồng Kông.
Vào cuối tháng Năm, năm 1989, nhiều sinh viên mệt mỏi trên quảng trường Thiên An Môn không tin rằng họ đang gặp nguy hiểm chết người, và nói nửa đùa nửa thật rằng “Nữ thần Dân chủ” đã cho họ sức mạnh. Đó là tuần thứ bảy trong cuộc biểu tình của họ, và chỉ vài ngày trước khi cuộc đàn áp chết người diễn ra.
Pv.VRNs chuyển ý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét