Từ sau đại thảm sát Thiên An Môn năm 1989, mỗi khi có những xung đột về tự do dân chủ ở những quốc gia Cộng Sản, nhất là tại Trung Quốc, người ta luôn đặt câu hỏi : Liệu có là một Thiên An Môn?
Cuộc biểu tình khổng lồ đòi tự do dân chủ do học sinh, sinh viên khởi xướng đang diễn ra ở Hồng kông cũng không là ngoại lệ. Cho đến hôm nay, khi giới chức Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố lạnh lùng đầy cứng rắn, cùng đó là lực lượng cảnh sát Hồng Kông được củng cố và tăng cường với các trang thiết bị bị chống bạo loạn…Và nhất là khi hết hạn tối hậu thư mà lực lượng sinh viên đã đưa ra, cùng lời cảnh cáo của thủ lĩnh thanh niên Hoàng Chi Phong…thì câu hỏi Liệu có là một Thiên An Môn ? lại được đặt ra rất khẩn thiết và nghiêm túc.
Đặt câu hỏi như vậy là đúng, nhưng câu hỏi này lại thiên về (Lấy trọng tâm xem xét) là “bản chất tàn bạo” và tình thế “cấp bách, sống còn“ của một chế độ Cộng Sản thoát thai từ một nền phong kiến Á châu.. Câu hỏi đã đúng, vào thời điểm của những năm chín mươi thế kỷ trước…Trong khi toàn bộ khối cộng sản XHCN Liên Xô sụp đổ dây chuyền. thì Trung Quốc đã có những những điều chỉnh, cải cách nhất định, kinh tế bắt đầu phục hồi, trong chiều hướng phát triển với đường ray tư tưởng của “Đặng Tiểu Bình”. Bằng mọi giá, phải giữ được những kết quả ấy. Và đúng hơn nữa khi sự kiện lại nổ ra tại Bắc Kinh, trung tâm đầu não, đẩy chế độ vào tình huống” “cấp bách, sống còn” … Vì thế, câu trả lời sẽ phải là : một Thiên An Môn đẫm máu nhất phải xảy ra…
Tình hình hôm nay tại Hồng kông là khác, dù mục tiêu đấu tranh của nhân dân Hồng Kông vẫn là khát vọng đã trào dâng ở Thiên An Môn 17 năm trước, ấy là tự do dân chủ cho con người. Và nếu như giờ đây, đặt ra câu hỏi từ “Khát vọng tự do dân chủ” của người dân Hồng Kông, câu hỏi sẽ là : Liệu có một Hông Kông 2014 chiến thắng.?
Tức là liệu có là chiến thắng, có là một tiền đồ cho tự do dân chủ mang tên Hồng Kông 2014 sau cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người. đối diện với hơi cay, vòi rồng, dùi cui điện?. Câu hỏi này sẽ đưa đến đáp số mà những người yêu chuộng tự do, dân chủ trên toàn thế giới mong muốn, chờ đợi.
Thử phân tích khái lược tình hình Hồng Kông hôm nay để tìm tới câu trả lời có thể cho câu hỏi trên :
-Hồng Kông được trao trả về về Đại Lục năm 1997., đã là 17 năm tính đến cuộc biểu tình khổng lồ hôm nay. Thế hệ trẻ Hồng Kông sinh ra, trưởng thành trong những quy chế tự trị cao hơn Đại Lục. Trên thực tế thì các mặt sinh hoạt không có gì là chung, hay lệ thuộc.Các thế hệ người Hồng Kông trước đây đã được nuôi dưỡng cả trăm năm trong tinh thần “tự do dân chủ” khi là thuộc địa của Anh Quốc, đã trở thành truyền thống, thành văn hóa của nhân dân. Thật ra là người Hồng Kông đang đòi lại những gì đã mất, đã bị tước đoạt kể từ khi sáp nhập với Đại Lục, và nó trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.
- Hồng kông vốn là trung tâm tài chính thương mại của Á Châu. Khi sáp nhập trở thành một đặc khu nằm ở mé đông nam Trung Quốc, là một mắt xích rất quan trọng trong nền kinh tế Đại Lục.…nhưng chưa phải là trái tim, tính “cấp bách sống còn” của chế độ không như Thiên An Môn.. Tất nhiên đây là một thách thức chính trị lớn nhất từ sau Thiên An Môn mà nhà cầm quyền Trung Quốc buộc phải đối đầu.Và với vị thế riêng có, Hồng Kông còn là một mắt xích kinh tế quốc tế, gắn với quyền lợi của nhiều nước trong khu vực và liên quan tới nhiều nước trên thế giới.
-Phản kháng tại Hồng Kông chưa tiến đến điểm lật đổ chế độ, Người Hồng Kông đòi tự do dân chủ cho mình bằng những yêu sách cụ thể như là “Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh phải từ chức”, “bầu cử tự do vào năm 2017” ( theo đúng cam kết chính phủ giữa Anh Quốc và Trung Quốc khi bàn giao, sáp nhập ) Nghĩa là chỉ cần một Lương Chấn Anh từ chức (điều này dễ dàng hơn cho Bắc Kinh, thay vì điều động quân đội, xe tăng đủ để tạo ra một cuộc thảm sát)…cuộc biểu tình khổng lồ sẽ hạ nhiệt, tạm thời được giải tỏa. Thời gian cho giới cầm quyền Trung Quốc tìm cách lật lại thế cờ, bóp nghẹt nền dân chủ của Hồng Kông được nới dài cho tới 2017. Và thời gian cho cho người Hồng Kông yêu tự do dân chủ chuẩn bị lực lượng lớn mạnh hơn …đủ cho một thắng lợi trọn ven cũng được mở dài ra tương tự.
Như thế thì rất khó là một Thiên An Môn…mà sẽ là một Hồng Kông 2014… mở đầu cho cho dây chuyền dân chủ hóa trên toàn lục địa Trung Quốc Độc Tài Cộng Sản, cùng với công cuộc giành độc lập dân tộc cho Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông…đồng nghĩa với việc sụp đổ hoàn toàn Thành Trì cuối cùng của CNCS.
Sẽ là một HỒNG KÔNG 2014 bất khuất, rực sáng tinh thần tự do dân chủ…
Trần Thạch Linh
Theo FBVNTB
0 nhận xét:
Đăng nhận xét