1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Thông báo: Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng


Truớc hiện tình đất nước đang bị giặc xâm lăng chiếm đóng, nhân dân cả nước đang trong cơn điêu đứng vì đời sống kinh tế xuống cấp, vấn nạn xã hội suy đồi, ngư dân bị bắn, bị cướp trên biển Việt Nam, nông dân khắp nơi bị cướp đất đai, nhà cửa và tài sản. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục thi hành chính sách Hùa với giặc, tàn ác với dân. Vụ án Đoàn Văn Vươn, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng là một ví dụ điển hình.
Nhà cầm quyền đang cố tình lấp liếm tội ác bằng cách dựng ra vụ án giết người và chống người thi hành công vụ. Vụ án này cũng là vụ án điển hình cho một nền pháp lý do Đảng cộng sản chi phối tuyệt đối và cự tuyệt Tam quyền phân lập để người dân thật sự được pháp luật bảo vệ. Những động thái của nhà cầm quyền Hà Nội đã làm người dân phẫn uất, căm hờn.


Mẹ già 85 tuổi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý... viết đơn kêu cứu cho con
Theo nguyện vọng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, với sự hiệp thông của các tín hữu Kitô và tinh thần liên đới của những người yêu chuộng Công Lý – Hòa Bình.
Tối nay, 31/3/2013, hồi 20h, tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội – Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, cho công lý, sự thật và hòa bình. Cầu nguyện để Nhà cầm quyền Hà Nội được sự sáng suốt biết nhìn nhận nguyện vọng của nhân dân, quyền lợi của công dân và các tôn giáo.
Xin nhận được sự hiệp thông của các tín hữu, công dân và tất cả những ai yêu chuộng Sự thật – Công lý – Hòa Bình.
31/3/2013
Nữ Vương Công Lý

Bs. NGuyễn Đan Quế: Phải bầu cử tự do quốc hội lập hiến


Sài Gòn – Hôm nay, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao trào nhân bản, từ Sài Gòn,  đã phổ biến một bài viết với tựa đề: “Sức mạnh quần chúng Việt Nam tuyên bố thẳng với Bộ chính trị đảng cộng sản Hà Nội: Phải nhất thiết tiến đến bầu cử tự do quốc hội lập hiến để thảo luận hiến pháp mới dân chủ cho Việt Nam”.
Bài viết này đưa ra nhận định về bối cảnh Việt Nam hiện nay với ngổn ngang của tham nhũng, yếu kém về kinh tế, và sự áp đặt hiến pháp của đảng CSVN đã đẩy người dân đứng về phía đối lập với nhà cầm quyền, nếu họ vẫn cứ khăng khăng như vậy.
Đúng vào ngày Chúa Phục Sinh của những người Kitô giáo, ngày mà trong niềm tin Kitô giáo dạy rằng sự sống mới bắt đầu, tạo ra khởi đầu mới, mà không cần phải kế thừa chút nào từ sự sống cũ của thân xác mục rửa do tội lỗi gây ra.
VRNs xin trân trọng giới thiệu bài viết này. Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả.

Tôi góp ý về Hiến Pháp 1992



LTCGVN (31.03.2013)

Tôi không góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, mà góp ý về Hiến pháp 1992.
Là hạt cát trong sa mạc, vô cùng nhỏ bé, mất hút giữa đồi cát mênh mông, tôi chẳng là gì cả so với bất cứ ai là người Việt Nam, trừ tập đoàn CSVN, những kẻ sính nhân danh Việt Nam bằng môi mép nhưng mất căn tinh Việt Nam từ gốc rễ do tâm bệnh tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, thứ chủ nghĩa đã bị nhân loại tống khứ ra khỏi dòng sinh hoạt xã hội.
Với tinh thần tự nguyện và ý thức về trách nhiệm của một kẻ dân dã quê mùa đối với quốc gia dân tộc, trong phạm vi hiểu biết giới hạn của mình, tôi tôn vinh những quan điểm mà nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên đã can đảm nêu lên trong “Vài Lời” của anh với Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Tôi trọng vọng anh Kiên và đứng về phía anh mà nói với nhà cầm quyền đảng CSVN rằng: Không có chuyện sửa đổi Hiếp pháp mà chỉ có việc triệt tiêu Hiến pháp 1992, vô hiệu hóa nó hoàn toàn vì sự sống còn của Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam.

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn


UB CL-HB - Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.
Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.
Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”
 

Nguồn: Ủy Ban Công lý và Hòa bình

Đức Phanxicô và giám mục Myriel của Victor Hugo: hư thực gặp nhau



Cuốn phim phỏng theo Les Misérables của Victor Hugo, dù rất có giá trị về phương diện giải trí, nhưng vì nội dung của nó chỉ vỏn vẹn tóm gọn trong hai tiếng đồng hồ, nên không thể nói hết được những gì văn hào vĩ đại của Pháp muốn nói, như trong cuốn tiểu thuyết cùng tên không bị giản lược. Và bị phim giản lược hơn cả là phần nói về Đức Cha Myriel, giám mục một giáo phận vô danh (Hugo gọi là giáo phận “D----“).

Trong cảnh then chốt khi vị giám mục đồng ý với câu truyện Jean Valjean “bịa” ra để cho rằng anh ta không đánh cắp hai đế nến mà là được người ta tặng, do đó đã biến dối trá thành sự thật và kẻ phạm tội thành người công chính, cuốn sách và cuốn phim giản lược cố tình biến tình tiết ấy thành một ngạc nhiên. Quả tình, đó là một ngạc nhiên đối với Valjean, nhưng đối với người đọc cuốn tiểu thuyết không bị giản lược, thì tác phong của vị giám mục chẳng có chi đáng ngạc nhiên cả, bởi trước đó, đã có tới 14 chương nói về tác phong đầy ngạc nhiên của vị giám mục này rồi. 

THƯA CHA, CON XIN NOI GƯƠNG CHA! (Gương sống giản dị của ĐGH Phanxicô...)



Gương sống giản dị của ĐGH Phanxicô...

Cha mới lên ngôi giáo hoàng mấy ngày mà chúng con nhột quá, báo đài càng khen cha nhiều chừng nào, chúng con càng nhột chừng đó, chúng con không thể nào bịt miệng được báo đài, chúng vớ được đức tính lạ, chúng ra rả suốt và dù một người có đui điếc thế nào, cứ nghe, cứ đọc bài vở về cha thì họ không thể nào không so sánh chúng con. Này nhé:

Cha đi xe buýt, chúng con đi xe hơi xịn, quận lỵ chúng con không có đường xá tốt để đi, chỉ cần đi xe hai bánh là được rồi, nhưng chúng con cũng thượng lên xe 4 bánh, lại còn thích mua xe Đức, chưa mua được xe Đức lòng còn ấm ức. Khi xuống xe, lại có người chạy nhanh xuống mở cửa. Chúng con chẳng mắc cở gì cha ạ, kệ, giáo dân cày bừa thì đó là việc của họ, chúng con lo việc trên trời!

Viết về Đêm Phục Sinh



Mùa Phục Sinh năm nay Hội Thánh Chúa tại Việt nam có những niềm vui và những âu lo. Phận người vốn đầy dẫy những niềm vui nỗi buồn cho nên vào Mùa Phục Sinh, dân Chúa vui buồn cũng là lẽ thường tình. Có điều là chúng ta vẫn tiếc vì niềm vui Phục Sinh không trọn vẹn lắm vì những điều không đâu.

Đêm mừng Chúa Phục Sinh, là Đêm trọng đại hơn Đêm Giáng Sinh vì là Đêm giải thoát loài người, nhưng dường như niềm vui trầm lắng hơn. Lời công bố Tin Mừng Phục Sinh Exultet long trọng và tưng bừng như thế vẫn không làm nức lòng người, không làm dân Chúa nhớ bằng những bản thánh ca Giáng Sinh.

Bài viết này không nhằm lý giải tại sao, mà chỉ muốn nói lên đôi niềm vui nỗi buồn thường tình.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Hiếp-xăng-đánh-xạo làm dân bất bình



ài Gòn – Hai ngày hôm nay, cư dân mạng xôn xao với tựa đề “Hiếp pháp thể hiện tâm nguyện toàn đảng, toàn dân”, được đăng trên báo giấy Tiền Phong vào ngày 28.03.2013.
Trên facebook, Blogger Lê Diễn Đức giải thích từ “hiếp pháp” với lời mỉa mai: “Hiếp chỉ thường đi với dâm thành “hiếp dâm”. Hiếp mà đi với Pháp thành “hiếp pháp”, là cưỡng hiếp pháp luật! Không chỉ tờ Tiền Phong, tờ Văn nghệ Quân đội, báo Điện tử ĐCSVN, cổng thông tin điện tử của chính phủ, trang web của ĐHSP Thái Nguyên, Công đoàn Bộ Khoa học & Công nghệ, v.v… và ngay cả 1 công văn cấp Văn phòng chính phủ cũng đều đồng loạt ghi “hiếp pháp” vô tư và hồn nhiên. Sự nhầm lẫn này khó có thể do vô ý, mà chắc là các phóng viên cố tình chơi lại cái trò cuỡng hiếp dân chúng ký đồng ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của chính quyền thôi. Còn nếu mà “sơ suất” thì em xin vái các cụ ạ! Kinh hoàng luôn.”

Sự im lặng khó hiểu của lãnh đạo cộng sản VN đối với yêu cầu của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy


PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

Kính gởi:
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN.
- Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN.
- Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chánh Phủ.

Thưa Quý Ông,

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng


Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng
Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
29-03-2013
 
            Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Anh Chị Em Tín hữu Công giáo.
            Ngày 2 đến 5-4-2013 tới đây, quý nông dân Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Hiền sẽ bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam -qua Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng- đưa ra xét xử về tội gọi là “giết người” theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự, và “chống người thi hành công vụ” theo điểm D khoản 2 điều 257 Bộ luật Hình sự, sau khi họ đã bị bắt giam hoặc quản chế hơn một năm trời (từ 05-01-2012).

Thái Hà: Kinh Hòa bình lại cất lên bên nến cháy


Thái Hà, nơi mà sự cướp chiếm vẫn tồn tại như một sự nhức nhối, một bằng chứng cướp chiếm ngang nhiên chà đạp pháp luật và lương tâm làm người. Ở đó, nhà cầm quyền thể hiện sức mạnh của mình, ngoài súng đạn, còn là sự chây ì và lý sự cùn thường dùng của những kẻ đi cướp bóc dựa vào bạo lực, dao búa.
Tu viện Thái Hà, được xây dựng từ năm 1928, trước khi có cái chính quyền này, bỗng dưng được “mượn” rồi chây ì không trả, nhằm mục đích để lâu cứt trâu hóa bùn phục vụ mục đích cướp trắng. Chắc chắn sẽ không có ai, không có tổ chức nào, nhà nước nào được coi là chính danh, chính nghĩa mà dựa vào sự cướp bóc, chấn lột. Ở đây, một nhà nước được coi là “của dân, do dân, vì dân”, là “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước – lại thực hiện hành động đó thì họ là gì?
Trong cuộc sống, người ta sợ nhất, ghét nhất và khinh bỉ nhất là những kẻ đã lấy ân trả oán. Những kẻ phản bội, phản lại lòng cảm thương, sự chia sẻ giúp đỡ của người khác là sự vong ân, bội nghĩa không ai có thể chấp nhận. Ở đây, khi nhà nước khó khăn, đến dùng sức mạnh buộc phải cho mượn. Thế rồi, từ mượn, chuyển sang… cướp.
Có thể nói như vậy mà không sợ quá lời, bởi cho đến nay, sau hàng chục năm (kể từ 1996) nhà cầm quyền Hà Nội dù đã nhận biết bao đơn từ, khiếu nại của giáo dân, tu sĩ, linh mục Thái Hà chỉ đơn giản một yêu cầu: Làm rõ sự thật, đấy là tài sản của Nhà thờ, tại sao bị chiếm, cướp dù bằng bất cứ văn bản nào của mọi thời kỳ đã qua mà chứng minh được tính hợp pháp, hợp hiến khi tài sản của họ bỗng dưng biến thành của… nhà nước? Thế nhưng, không và chưa bao giờ nhà cầm quyền có thể giải thích được. Duy nhất họ giải thích bằng công an, côn đồ, hơi cay, dùi cui và những trò bẩn thỉu.
Gần đây, ngay trong quá trình giáo dân khiếu nại liên tục, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn bất chấp, bỏ qua mọi đơn từ, tiếng nói của người dân để đập phá, làm biến dạng, phi tang một cơ sở tôn giáo. Đây là việc làm trái pháp luật, chưa cần nói đến đạo đức, lương tâm.
Giáo dân Thái Hà cũng như giáo dân Hà Nội và toàn thể Giáo hội Công giáo nói chung, đã qua những giai đoạn gian khó. Những giai đoạn họ như chiên giữ bầy sói, bằng mọi cách nhe nanh, giơ vuốt cắn xé và đe dọa. Nhưng, họ đã trưởng thành.

Chúa nhật Phục sinh cầu nguyện cho công lý & Hòa bình


Sài Gòn – Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình cuối tháng 03.2013 trùng với ngày đại lễ Phục Sinh. Sự trùng hợp này thật ý nghĩa, vì cùng đích của biến cố Phục sinh là giải thoát con người toàn diện, đưa con người trở về với Thiên Chúa trong tư cách thụ tạo mới hoàn toàn tự do và thiện hảo.
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình vẫn được tổ chức lúc 20 giờ, ngày Chúa nhật 31.03, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Thánh lễ do cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, giám đốc Học viện thánh An Phong chủ tế, và cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cố vấn đặc vụ Tỉnh Dòng, trưởng ban CLHB giảng thuyết.
Trong thánh lễ này, Ban tổ chức mời cộng đoàn cầu nguyện cho mọi công dân, nhất là người Công giáo ý thức việc đóng góp xây dựng Hiến pháp, để VN sớm trở thành một đất nước dân chủ, không bị độc tài trị. Cộng đoàn chúng ta cũng sẽ cầu nguyện đặc biệt cho anh Đoàn Văn Vươn và những người liên quan ở Tiên Lãng, Hải Phòng sắp bị đưa ra xét xử. Một vụ án mà những nông dân cần cù đầu tư sức lực và tài sản để phát triển đất nước lại bị luật đất đai trái tự nhiên ép uổng, khiến họ phải tự tìm cách bảo vệ mình, để rồi bị bắt giam và ghép tội nặng nề.
Ngoài ra, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Đinh Nguyên Kha, một sinh viên trẻ bị bắt giam và ghép tội khủng bố một cách gượng ép, và Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam và không được bảo đảm sức khỏe khi bị giam giữ.
Kính mời anh chị em cùng tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho công lý hòa bình này.
Ban Tổ Chức
Nguồn: VRNs

Thông báo của TGM Bắc Ninh: Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu


LTS:
Như Nữ Vương Công Lý đã thông tin đến bạn đọc nhiều trò bẩn thỉu, lừa đảo của hệ thống truyền thông Cộng sản Việt Nam từ những tờ báo thuộc Đảng Bộ các tỉnh như Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng, An ninh Thủ đô đến Đài Truyền hình Việt Nam, ĐTH Hà Nội… mà Nữ Vương Công Lý đã nhiều lần vạch mặt.
Tuy vậy, chứng nào vẫn tật ấy, mới đây Đài TH Việt Nam VTV lại tiếp tục bịa đặt trong chuyện Góp ý sửa đổi Hiến Pháp bằng cách dựng lên một linh mục giả mang tên Nguyễn Quốc Hiếu – Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Bắc Ninh. Nữ Vương Công Lý đã kịp thời vạch mặt trò bẩn thỉu này khi đăng bài viết của J.B Nguyễn Hữu Vinh. Bài viết vạch rõ, thủ đoạn, ý đồ của nhà cầm quyền CSVN trong việc này nhằm mục đích gì.
Ngày 28/3/2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã thông báo về vụ việc này.

Vai trò và bổn phận của giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp


Facebook - Tối 27/3/2013, Cha Bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội Mátthêu Vũ Khởi Phụng đã có buổi nói chuyện với các giáo dân tại nhà thờ Thái Hà về bổn phận và vai trò của người giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp.
Theo ngài, vì là những giáo dân công dân, nên mọi tín hữu Công giáo vừa có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội và đối với Giáo hội. Trong việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, các giáo dân phải lấy tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình, tìm hiểu cách kỹ lưỡng những gì cần góp ý và góp ý một cách thẳng thắn, không được đặt bút ký vội vã khi được các cơ quan nhà nước yêu cầu. Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện cho tất cả mọi tín hữu Công giáo Việt Nam, đã chính thức lên tiếng góp ý trong bản “Nhận định và Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992”. Vì thế, mọi góp ý của các giáo dân phải tham chiếu bản nhận định này của Hội đồng Giám mục Việt Nam để không đi ngược lại với tiếng nói chính thức của toàn thể Giáo hội.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt hướng dẫn Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội tĩnh tâm

LTCGVN (30.03.2013)

Tuần Thánh chính là trung tâm điểm của toàn thể năm Phụng vụ, là thời gian mà chúng ta đồng hành cùng Chúa Giêsu trong cuộc Thương khó, Tử nạn và Phục sinh. Với Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà nội, Tuần Thánh năm nay là thời gian đặc biệt, một Tuần Thánh mang đậm bầu khí tâm linh, khi mà Cộng đoàn chọn Đan viện Châu Sơn làm nơi tĩnh tâm cho các thành viên. Nơi đây, Cộng đoàn được đắm chìm trong bầu khí linh thiêng, sốt sáng của Đan viện trong Tam Nhật Thánh.

Với hơn 200 thành viên tham dự kỳ tĩnh tâm năm nay, Cộng đoàn đã có mặt tại Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình từ chiều Thứ Sáu – Tuần Thánh. Ngay từ những giây phút đầu đặt chân đến “mảnh đất Thánh”, sau một thời gian ngắn ổn định, Cộng đoàn đã cùng Đức Tổng Giuse và Đan viện tưởng niệm cuộc Thương khó Chúa Giêsu qua việc đi Đàng Thánh Giá trọng thể xung quanh Đan viện.

Qua những chặng đường Thánh Giá sốt sáng, lắng đọng nơi những Đan sĩ đơn sơ khó nghèo, trong bầu khí thánh thiêng của buổi chiều thứ Sáu. Các thành viên như được sống lại cuộc khổ nạn năm xưa mà Chúa Giêsu đã trải qua. Cuộc khổ nạn đau thương, bi đát nhưng thắm đượn một tình yêu tột cùng mà Chúa đã dành cho nhân loại.

Cũng trong tâm tình suy ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, năm nay Đức Tổng Giuse mời gọi mọi người suy niệm kinh nghiệm Vượt qua. Hôm nay, Đức Tổng chia sẽ kinh nghiệm Vượt qua trong lịch sử của người Do Thái, khi đối diện với biển Đỏ. Một số phản đối Môsê và muốn quay lại với Pharaô. Nhưng cuối cùng mọi người đã liều chết theo Môsê vào biển Đỏ và họ đã được cứu sống!

Qua đó, Ngài mời gọi mỗi người Kitô hữu ngày hôm nay, các riêng là các thành viên trong Cộng đoàn Vinh nhìn lại thái độ của mình với Thiên Chúa, duyệt xét lại Đức tin của mỗi người. Chúng ta đã và đang sống Đức tin ấy như thế nào, thực hành Đức tin ra sao nơi chính cuộc sống của chúng ta? Nếu chúng ta sống như thái độ của người Do Thái xưa, liều chết với Chúa Giêsu, sống niềm tin đó bằng những hành động cụ thể thì chúng ta sẽ được Phục sinh vinh hiển với Người.

Cách riêng trong Năm Đức tin này, Đức Tổng mời gọi mỗi người hãy khơi dậy lòng tin của mình, sống Đức tin đó một cách sống động, hiện thực giữa một xã hội bất công, gian dối, vô cảm, vô luân lý đang thống trị chúng ta.

Sau giờ giảng tĩnh tâm, các thành viên dành một ít thời giờ để nhìn lại chính mình trong tĩnh lặng, chiêm ngắm Thập giá Đức Kitô và nhận Bí tích Hòa giải.

Chiều nay, Cộng đoàn sẽ tiếp tục giờ tĩnh tâm dưới sự hướng dẫn của Cha Linh hướng Gioan Lưu Ngọc Quỳnh CSsR. Sau đó, Cộng đoàn sẽ cùng với Đan viện cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh.

Ngày mai, Chúa nhật Phục sinh, sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh cùng với Đan viện. Cộng đoàn tiếp tục bước vào giờ tĩnh tâm. Ngang qua hình ảnh Đức tân Giáo hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giuse sẽ chia sẽ về sự Vượt qua trong thời đại mới: Đó là vượt qua trần gian với những cám dỗ về tục hóa, về vật chất, về quyền lực và những danh, lợi, thú để chọn đời sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm.

Sau đó, thánh lế Bế mạc sẽ được Đức Tổng chủ tế trên núi Đức Mẹ để kết thúc thời gian tĩnh tâm của Cộng đoàn.

Hy vọng Cộng đoàn sẽ có những thời gian tĩnh tâm thật ý nghĩa và gặt hái được nhiều hoa quả thiêng liêng. Qua đó, mỗi người sẽ biết tìm cho mình những giá trị đích thực của đời sống Kitô hữu và sống những giá trị đó một cách sống động nơi cuộc sống hằng ngày.

JB Lê Đình Nam
VietCatholic

Ông Giuse Arimathia là ai?



Ông Giuse Arimathia là ai?

Trong đời Chúa Giêsu ở trần gian đã có hai Ông Giuse cùng đồng hành với. 

Một Ông Giuse là cha nuôi cho quãng thời gian Chúa Giêsu sinh ra, và thời thơ ấu thanh thiếu niên ở nhà. 

Và một Ông Giuse an táng chôn cất Chúa Giêsu trong huyệt mộ.

Cả hai Ông Giuse đều là những người thầm lặng không để lại một lời nói nào. 

Cả hai được Phúc âm nhắc đến tên cùng việc làm vào hai quãng thời điểm nhất định khác nhau trong đời Chúa Giêsu. 

Lịch sử đời sống hai Ông Giuse đều không có bút tích gì để lại. 

Ông Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, được Hội Thánh tôn kính là vị Thánh cả.

Ông Giuse, người chôn cất táng xác Chúa Giêsu, được Hội Thánh ca ngợi với lòng ngưỡng phục biết ơn. Ông Giuse này có danh hiệu Giuse Arimathia.

Vậy Ông Giuse Arimathia là ai? 

Suy niệm ĐẠI LỄ CHÚA KITÔ PHỤC SINH - CANH THỨC VƯỢT QUA - THÁNH LỄ ĐÊM





ĐẠI LỄ CHÚA KITÔ PHỤC SINH-CANH THỰC VƯỢT QUA 

SÁNG THẾ 1,1-2,2 ; 22,1-18 ; XUẤT HÀNH 14,15-15,1 ; I-SAI-A 54,5-14 ; 1-11 ; BA-RÚC 3,9-15.32-4,4 ; Ê-DÊ-KI-EN 36,16-17.18-28 ; RÔ-MA 6,3-11 ; LU-CA 24,1-12 

Với Giáo Hội Hoàn Vũ Chúng Ta Hân Hoan Vui Mừng 



Việc cử hành nghi thức Lễ Vượt Qua của chúng ta, được khởi đầu trong bóng đêm, gợi ra đêm tối của thế gian. Rồi thì cây nến Phục Sinh được thắp sáng. Thầy Sáu (hay Người giúp Lễ) nâng cao cây nến Phục Sinh lên cao. Cây nến Pbục Sinh đó đi qua giữa chúng ta, tiếp đến ngọn lữa cây nến Phục Sinh đó được chúng ta thắp lại cây nến trong tay mình, và người này chuyền lửa nến cho người khác thắp lên cây nến nhỏ của mình. Từ đó Thầy Sáu cất tiếng tung hô ba lần « Ánh Sáng Chúa Kitô », và ch1ung ta đều lập lại ba lần lời « tạ ơn Chúa ». 

Quả thực trong nghi thức này, trong những lời tung hô dây, tất cả là mầu nhiệm Phục Sinh như đã nói. Trước đó có bòng tối, và bây giờ thì có ánh sáng, để rồi bóng tối bị xua trừ. Và đã có cái chết, cái chết của một vị Ngôn Sứ. Cái chết của một đại Ngôn Sứ hơn hẳn các Ngôn Sứ khác : đó chính là Chúa Giê-su đã bị dân Do Thái kết án tử. Bây giờ Ngài đang sống. Chúa Giê-su sống lại từ cỏi chết. Và lý thực Ngài đã sống lại! Chúng ta tạ ơn Chúa. Bởi động tác sống lại này, động tác sự sống đó là nguyên do cuả niềm vui chiến thắng tử thần, qủa động tác sống lại chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới có thể. Động tác đó giống như Đấng Hoá Công tạo dựng.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Đảng thắng – dân thua – nước mất ai khóc?



 – Washington DC, USA – Đợt 1 lấy ý kiến tòan dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chốt lại ngày 31/03 (2013), và đợt thứ 2 sẽ nối tiếp cho đến ngày 30/09 (2013) để cho Quốc hội thảo luận hòan tất Hiến pháp mới vào cuối năm.
Lịch trình này xem ra suôn sẻ nếu không có những đợt sóng người dân trong xã hội nổi lên chống đảng và chống Bản Hiến pháp vì quyền làm chủ đất nước của họ đã bị đảng tiếp tục xoá đi để cai trị đất nước không ai đồng ý bằng lá phiếu.
Nhưng đảng không quan tâm lắm vì dân có chống đến đâu đảng vẫn tìm thắng bằng mọi cách. Tuy không “cưỡng chế” hay “áp đặt”, nhưng chỉ cần có sự hiện diện của cán bộ phường, khóm và Công an khu vực cũng đã bảo đảm cho đảng có được hai chữ “đồng ý” của người dân, nếu họ không muốn bị phiền hà, xách nhiễu sau này.

Nhà cầm quyền VN tìm cách ngăn tổ chức lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn


Sài Gòn – Từ sau ngày 30.04.1975, nhà cầm quyền muốn lèo lái các tôn giáo, nên đã chủ động bằng cách gây chia rẽ nội bộ các tôn giáo, rồi ra tuyên bố công nhận nhóm này, loại trừ giáo hội kia như đối với Phật giáo, Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo, dụ giáo dân giả linh mục tuyên bố lung tung… Tuy hoàn cảnh thế kỷ 21 đã khác trước rất nhiều, nhưng đường lối phản động đối với tôn giáo vẫn không thay đổi. Những gì nhà cầm quyền đang đối xử với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy do cụ Lê Quang Liêm làm hội trưởng là một bằng chứng.
“28/3/2013, lúc 11 giờ cũng phái đoàn của Đại Tá Bé Sáu đến nhà ông Út Điền và cuộc tiếp xúc có vẻ ngọt bùi lúc đầu và sau đó thì đem vấn đề Đại Lễ 25/2 Âl ra bàn thảo, Đại Tá Sáu khuyên ông Điền không nên tổ chức ngày lễ này với sự hù dọa là nếu tổ chức lễ, có gì xảy ra như liệng lựu đạn, đặt chất nổ có người chết thì ông Điền phải chịu trách nhiệm. Câu hù dọa này làm ông Điền lo sợ vì ai sẽ liệng lưu đạn, đặt chất nổ? Điều này quá dễ hiểu. . . ai sẽ làm được việc này?” – Cụ Lê Quang Liêm đã cho biết như vậy trong một bản tin vừa phổ biến từ Huyền Phong Các, ngày hôm qua, 28.03.2013.
VRNs xin trân trọng giới thiệu bản tin này đến quý vị.

VTV dùng linh mục giả để tuyên truyền cho Hiến pháp


Sài Gòn – Bản tin thời sự trên VTV1 vào buổi tối ngày 26.03.2013, với tựa đề “Các chức sắc tôn giáo góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp” đã gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng.
Ông Nguyễn Quốc Hiếu, người mà VTV1 cho là “Linh mục” thuộc Giáo phận Bắc Ninh, đã trả lời trên VTV1 vào phút thứ 13 như sau: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để cái từ không ai được vi phạm, thì tôi nghĩ rằng là thì nó thuộc về cá nhân nhiều quá, vì vậy, cho nên chúng ta có thể thay đổi cái cụm từ không ai, bằng cái từ nghiêm cấm mọi hành vi.”
Cà Phê tối đã liên lạc với một Linh Mục thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xác minh về “Linh mục” Nguyễn Quốc Hiếu.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan


LTCGVN (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời
Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.
Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Dân làng cùi Đăk Pnan chào đón Đức cha Micae – Ảnh VRNs
Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.

“Tôi làm điều này bằng trái tim của tôi”, ĐGH Phanxicô nói trước khi rửa chân cho các tù nhân


LTCGVN (29.03.2013) – CAN – Từ thành phố Vatican hãng tin CNA / EWTN News cho biết ĐGH Phanxicô cử hành lại cách thức Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ xưa với khoảng 40 người trẻ bị giam giữ, và nói rằng ngài làm như vậy cho họ bởi vì ngài được gọi là để phục vụ.
“Chúa chúng ta đã nêu gương quan trọng khi Ngài để rửa đôi chân các môn đệ, bởi vì giữa chúng ta ai làm lớn nhất phải là phục vụ người khác”, Đức Giáo Hoàng đã kể lại cho các bạn trẻ cách Chúa Giêsu phản ứng lại sự từ chối của Phêrô.
“Đây là một biểu tượng, rửa chân là một dấu hiệu cho biết tôi đang phục vụ bạn. Và chúng tôi là (người phục vụ) cho nhau, nhưng chúng tôi không rửa chân cho nhau mỗi ngày. Vậy, điều này có nghĩa gì? Nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau …”. ĐGH Phanxicô giải thích như vậy vào chiều ngày 28 tháng 3 tại Casal del Marmo, một cơ sở giam giữ thanh thiếu niên.
Đức Giáo Hoàng cũng giải thích cho lý do tại sao ngài đã rửa chân cho các tù nhân trẻ.
“Đây là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta. Đây là những gì tôi làm. Và tôi làm điều đó với tất cả trái tim của tôi. Tôi làm điều này bằng trái tim của tôi bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi, như một linh mục và giám mục phải phục vụ anh chị em. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim của tôi và một nhiệm vụ tôi yêu. Tôi thích làm việc đó bởi vì đây là những gì Chúa đã dạy tôi” – Đức Phanxicô  nói.
Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ trở nên những người tự hiến và hữu ích. Ngài nói thêm: “hãy giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ làm tốt cho nhau”.
Trước khi thực hiện lễ rửa chân, ĐGH Phanxicô đặt với các bạn trẻ câu hỏi: “Tôi thực sự sẵn sàng giúp đỡ người khác?”
“Tôi nghĩ rằng đây là dấu Chúa Kitô chăm sóc, vì Chúa Giêsu đã đến vì điều này, để phục vụ chúng ta, để giúp chúng ta”, ĐGH kết luận.
ĐGH Phanxicô rửa và hôn chân các tù nhân trẻ – Ảnh CNA
Sau khi rước lễ, Đức Giáo Hoàng di chuyển Bí Tích Thánh Thể sang nhà nguyện tạm và dành một quảng thời gian ở đó thờ lạy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng đã quyết định đến thăm các cơ sở giam giữ thanh thiếu niên sau khi ngài được ông Paola Severino, Bộ trưởng Tư pháp Italia mời.
Nó cũng giống như lúc ngài là Tổng giám mục của Buenos Aires, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh với những người nghèo và bệnh tật.
Thứ sáu thánh, hôm nay, Đức Phanxicô sẽ chủ sự tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta lúc 18:50 chiều, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Nghi thức sẽ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa và tôn kính Thánh Giá.
Lúc 21:15 tối, Đức Phanxicô sẽ chủ trì buổi đi Đàng Thánh Giá tại đấu trường Coliseum.
PV. VRNs
Viết theo CNA

ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.

LTCGVN (29.03.2013)

Rome 28/3/2013.- Đức Thánh Cha Francis trong ngày thứ Năm tuần thánh năm 2013 đã có một quyết định thật đặc biệt, gây rất nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Đó là việc thay vì cử hành nghi thức rửa chân tại đền thờ Thánh Phêrô, Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rome để cử hành Thánh Lễ rửa chân và hôn chân các tù nhân mà chính phủ Ý Đại Lợi đang giam giữ họ tại đây. 

Điểm đặc biệt nữa là trong số 12 tù nhân được chọn để ĐGH rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với ĐGH đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.

Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.

Tưởng cũng nên nói thêm ĐTC đã cử hành thánh lễ cho các Linh Mục vào sáng thứ Năm tại Vatican và trong lễ này ĐTC nhắc nhở các Linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.

Nguyễn Long Thao
VietCatholic