Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tường thuật thánh lễ đăng quang ĐGH Phanxicô


LTCGVN (20.03.2013)- Vatican TV – Lúc 6:00 pm Đức giáo hàng Phanxicô đứng đón các chính khách đại diện cho các đoàn của các quốc gia đến dự lễ, và các tôn giáo.
Lúc 5 giờ 5 phút “Đây Chiên Thiên Chúa , đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” 

4 giờ 50 phút
“TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ UỐNG;
VÌ NÀY LÀ CHÉN MÁU THẦY,
MÁU GIAO ƯỚC MỚI VÀ VĨNH CỬU,
SẼ ĐỔ RA CHO CÁC CON
VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC THA TỘI.
CÁC CON HÃY LÀM VIỆC NÀY MÀ NHỚ ĐẾN THẦY.”
Với danh hiệu Phanxicô, Đức Giáo Hoàng đã gây bất ngờ cho nhiều người. Trong buổi gặp gỡ với giới truyền thông trước đó. Đức Thánh Cha đã giải thích về lựa chọn của Ngài: “Khi số phiếu lên đến 2 phần 3, thì cộng đoàn vỗ tay như thói quen vì đã bầu được Giáo Hoàng. ĐHY Hummes ôm lấy tôi và nói: ”Bạn đừng quên người nghèo nhé!”. Và lời ấy đã đi vào tâm trí tôi: người nghèo, người nghèo!. Rồi ngay lúc ấy cùng với người nghèo tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi”.
“Rồi tôi cũng nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc khui phiếu tiếp tục, cho đến tất cả các phiếu. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là vị mang lại cho chúng ta tinh thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo dường nào! Sau đó một vài hồng y đã nói đùa với tôi: ”Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì ĐGH Adriano VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ…”. Một vị khác nói: ”Không, không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? ”Clemente XV: như thế bạn trả đũa được ĐGH Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu nói đùa thôi…”
 
Lúc 4 giờ 40 phút thánh lễ bước sang phần Phụng vụ Thánh Thể
Lúc 4 giờ 28 phút Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng và cộng đoàn cùng Tuyên xưng Đức Tin. ĐHY GB Phạm Minh Mẫn của Việt Nam cũng đang tham dự thánh lễ đại diện cho hàng triệu Tín hữu Công Giáo Việt Nam đang hướng về Vatican
Trong buổi đọc kinh Truyển tin Chúa Nhật vừa qua. Nhiều người đã có nhận xét.
“Những lời lẽ đầy tự do và chứa chan hy vọng là những gì chúng tôi muốn. Đó là những gì chúng tôi cần. “.”Ngài là một con người tốt bụng, rất giản dị, tử tế và tao nhã. Tôi nghĩ ngài sẽ làm việc rất tốt. “.”Ngài đã làm tất cả chúng tôi ngạc nhiên, bởi sự giản dị và gần gũi đối với người nghèo. Vạn tuế Đức Thánh Cha. “
Lúc 4 giờ 17 phút. Đức Giáo Hoàng đang thuyết giảng trước đông đảo khách tham dự trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse
Bài đọc Tin Mừng trích sách Mátthêu 1,16.18-21.24a
16 Ông Gia-cóp sinh ông Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” 24a  Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.
Thánh lễ đăng quang của Đức Thánh Cha Phanxicô được cử hành vào lễ trọng kính Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria. Vì thế các bài đọc được rút ra từ phần riêng kính các Thánh trong ngày lễ này.
Romereports cho biết Vatican hy vọng ít nhất 200.000 tín hữu tham dự lễ này.
Theo wikipedia Ban đầu, dây Pallium Giáo hoàng không khác dây Pallium của Giám mục, với ý nghĩa Giáo hoàng cũng là một Giám mục của Giáo phận Rome. Tuy nhiên, từ thời của giáo hoàng Benedict XVI, dây Pallium Giáo hoàng trở nên khác biệt hơn so với các Giáo hoàng tiền nhiệm. Vẫn mang hình dáng truyền thống nhưng dây Pallium Giáo hoàng mới dài hơn dây Pallium dành cho các Tổng giám mục, dệt hoàn toàn bằng len trắng dài 2.6m và rộng 11 cm làm bằng lông cừu. Trên sợi dây len có gắn hình 5 dấu thập giá biểu tượng của 5 dấu đinh của Đức Kitô với 3 chiếc đinh cài tượng trưng cho 3 dấu đinh thập giá.


Lúc 3 giờ 43 phút.Tại quảng trường, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, trưởng hồng y đẵng phó tế đặt dây pallium trên vai ĐGH. Kế đó Đức Hồng Y Godfried Danneels, trưởng hồng y đẵng linh mục dâng một lời cầu nguyện. Và Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng hồng y đoàn trao cho ĐGH chiếc nhẫn ngư phủ mới được làm riêng cho triều đại Đức Phanxicô.
Chiếc nhẫn ngư phủ bằng bạc mạ vàng là một trong những biểu tượng mà tân Giáo hoàng sẽ nhận trong thánh lễ nhậm chức, được làm theo mẫu mà nhà điêu khắc Enrico Manfrini (đã mất năm 2004) đã thiết kế cho cố Giáo hoàng Phaolô VI.
“Chiếc nhẫn được thiết kế bởi Manfridi, người đã sáng tạo nhiều công trình tôn giáo và dâng nó cho giáo hoàng,” người phát ngôn của Vatican Federico Lombardi cho hay.
Manfridi được mệnh danh là “nhà điêu khắc của giáo hoàng,” đã từng thiết kế nhiều đồ vật cho các đời Giáo hoàng, từ Đức Piô XII, Đức Phaolô cho tới Đức Gioan Phaolo II. Còn người thiết kế nhẫn cho Giáo hoàng Benedict XVI thì là một thợ kim hoàn khác có tên Claudio Franchi.
Lúc 3 giờ 32 phút. Đoàn đồng tế đang tiến ra Quảng trường thánh Phêrô. Sau khi Đức Giáo Hoàng dành thời gian cầu nguyện cùng xông hương trước mộ thánh Phêrô.


Lúc 3 giờ 25 phút. Đoàn rước từ vương cung thánh đường đang chuẩn bị tiến ra Quảng trường. Vào năm 2005, Thánh lễ đăng quang của ĐGH Biển Đức 16 đã được rút ngắn xuống từ ba tiếng theo thường lệ xuống còn hai tiếng. Sáu nguyên thủ quốc gia đã đăng ký tham dự thánh lễ này, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cùng các nhà lãnh đạo khác cũng như người đứng đầu của nhiều tín ngưỡng. Sẽ có 130 đoàn đại biểu đến từ các quốc gia.
Một số các nhà lãnh đạo tín ngưỡng cũng sẽ có mặt ở đó, nổi bật nhất, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew I, cũng như các đại biểu đến từ 32 giáo hội Kitô giáo khác và 16 nhóm người Do Thái. Hồi giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Giai-na cũng có đại diện tham dự.
 Lúc 3 giờ. Đức Thánh Cha Phanxicô I đã tiến vào Quảng truờng thánh Phêrô trên xe chuyên dụng. Đoàn đại biểu đến từ các nước đã trương hiệu kỳ để đón chào Ngài.
Lúc 2 giờ 37 phút (giờ Việt Nam) Đông đảo khách hành hương và các đoàn đại biểu tham dự thánh lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô. Trước đó Giám đốc phòng báo chí Vatican nói rằng có hơn 200 đoàn đại biểu tôn giáo và chính trị xác nhận là họ sẽ đến tham dự thánh lễ này.
Quảng trường thánh Phêrô với đông đảo khách hành hương
Hàng trăm ngàn người đang vào bên trong Quảng trường để tham dự Thánh Lễ nhậm chức chính của Đức Đức Thánh cha Francis. thánh lễ bắt đầu từ 9:00 sáng theo giờ Rôma.
Tất cả các Hồng Y tại Rome được dự kiến sẽ có mặt trong Thánh Lễ, và Tổng Giám Mục và Giám Mục sẽ được tham dự đại diện cho Giáo Hội địa phương từ khắp nơi trên thế giới 1, Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople, Thượng phụ Bartholomew I, người được coi là “đầu tiên của “Hiệp thông trong Giáo Hội Chính Thống Đông, sẽ được tham dự tại nhậm chức Thánh Lễ Đức Tổng Giám mục York, Tiến sĩ John Sentamu sẽ đại diện cho Tổng giám mục Canterbury và Cộng đồng Anh giáo tại Rome thánh lễ sẽ có thêm sự tham dự của Tổng thống Cristina Kirchner; Dilma Roussef, Chủ tịch Brazil;. và Mexico Chủ tịch Enrique Peña Nieto Phó Tổng thống Joe Biden,thống đốc Canada, David Johnston. các nhà lãnh đạo châu Âu, tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và ,Thủ trưởng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Hermann Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso.
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét