ĐẠI LỄ CHÚA KITÔ PHỤC SINH-CANH THỰC VƯỢT QUA
SÁNG THẾ 1,1-2,2 ; 22,1-18 ; XUẤT HÀNH 14,15-15,1 ; I-SAI-A 54,5-14 ; 1-11 ; BA-RÚC 3,9-15.32-4,4 ; Ê-DÊ-KI-EN 36,16-17.18-28 ; RÔ-MA 6,3-11 ; LU-CA 24,1-12
Với Giáo Hội Hoàn Vũ Chúng Ta Hân Hoan Vui Mừng
Việc cử hành nghi thức Lễ Vượt Qua của chúng ta, được khởi đầu trong bóng đêm, gợi ra đêm tối của thế gian. Rồi thì cây nến Phục Sinh được thắp sáng. Thầy Sáu (hay Người giúp Lễ) nâng cao cây nến Phục Sinh lên cao. Cây nến Pbục Sinh đó đi qua giữa chúng ta, tiếp đến ngọn lữa cây nến Phục Sinh đó được chúng ta thắp lại cây nến trong tay mình, và người này chuyền lửa nến cho người khác thắp lên cây nến nhỏ của mình. Từ đó Thầy Sáu cất tiếng tung hô ba lần « Ánh Sáng Chúa Kitô », và ch1ung ta đều lập lại ba lần lời « tạ ơn Chúa ».
Quả thực trong nghi thức này, trong những lời tung hô dây, tất cả là mầu nhiệm Phục Sinh như đã nói. Trước đó có bòng tối, và bây giờ thì có ánh sáng, để rồi bóng tối bị xua trừ. Và đã có cái chết, cái chết của một vị Ngôn Sứ. Cái chết của một đại Ngôn Sứ hơn hẳn các Ngôn Sứ khác : đó chính là Chúa Giê-su đã bị dân Do Thái kết án tử. Bây giờ Ngài đang sống. Chúa Giê-su sống lại từ cỏi chết. Và lý thực Ngài đã sống lại! Chúng ta tạ ơn Chúa. Bởi động tác sống lại này, động tác sự sống đó là nguyên do cuả niềm vui chiến thắng tử thần, qủa động tác sống lại chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới có thể. Động tác đó giống như Đấng Hoá Công tạo dựng.
Có lẻ vô vàn ngưòi nam nữ, già trẻ, bất phân tuỏi tác trong Giáo Hội Hoàn Vũ, đều đông thanh với đem nay, tuyên xưng rằng Chúa Ki-tô đã sống lại - không cần thiết họ phải là các thánh. Họ chỉ là các tín hữu đơn thuần. không cần thiết phải lý do công trạng của họ, nhưng chính bằng lý do của ân sũng cùng niềm tin mà các tín hữu này được Chúa Trời ban cho.
Để từ ý nghĩa đó, chúng ta hiện diện, quy tụ ở đây trong Ngôi Thánh Đường này, rồi chung nhau niềm vui mừng Chúa sống lại. Hãy vui lên! Vui lên trong niềm vui của từng thớ thịt, từng giòng máu luân chuyển trong thân thể, từng nhịp đập sâu thẳm của con tim ta. Ôi niềm vui êm ái, không dễ gì có được! Niềm vui dâng trào cùng thầm lặng ví thể như các em bé, không cần đến kiểm thực gì, không cần đến sự giải thích. Vì khi người ta yêu, người ta nói về sự sống cùng hy vọng, về cái đẹp của con người cùng cái ấm nồng của tình bạn, thì cũng giống như các đứa trẻ yêu, thì không cần đến ngàn lý do để giải thích. Bởi các em hằng tin tưởng, các em tạo nên lòng tin. Càc em tin rằng tình yêu rất mạnh, mạnh hơn tất cả các sự khác. Càc em tin rằng tình yêu có thể làm mới mọi sự. Tình yêu có thể xoa dịu hết mọi sự sầu thảm, hết mọi đau khổ. Càc em cũng tin rằng tình yêu có thể cầm nắm Thần Tử trong đôi tay và xử tử nó. Thế đó, sự Sống Lại vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính là sự chiến thắng tình yêu của một Người Cha đã bằng lòng những điều Con mình bị xử tử.
Sau những nghi thức của ánh sáng, qua đó chúng ta bắt đầu cử hành nghi Lễ, tiếp đến bài ca « Exultet », Thánh Thi Lễ Phục Sinh, tiếp nữa chúng ta ngồi nghe Phụng Vụ Lời Chúa. Phụng Vụ Lời Chúa đêm nay chúng ta lắng nghe đến 9 bài đọc dài Lời Chúa. Lời Chúa đó nói về một Thiên Chúa sáng tạo và tái tạo. Lời Chúa đó cũng nói với chúng ta lòng thương xót cùng lòng âu yếm tình Cha của Ngài. Lời Chúa ấy nói với chúng ta sự tẩy luyện cùng giải thoát ta. Lời Chúa đó, cũng nói với chúng ta lòng trung thành của Chúa Trời đối với các con cái Ngài (dân Do Thái), mặc dầu họ đi trật đường, mặc dầu họ bạc đãi Chúa, mặc dầu tất cả họ đều mang tội chống lại Ngài.
Riêng chúng ta, là môn đệ của Chúa Ki-tô, Lời Chúa được xem là một nguồn suối trong sa mạc khô cằn tòan cát bụi. Lời Chúa là Tảng Đá vững chắc, nhờ Tảng Đá chúng ta dựa mình vào khi thân thể rã rời, khi thân mình ê ẩm. Những gì Thiên Chúa có, là cho chúng ta, và những việc Ngài thực hiện, cũng cho ta, chúng ta sẽ khám phá dần dần trong Lời sự sống của Chúa Trời. Lý thực Lời Chúa, là Lời Sự Sống của Ngài, tạo cho chúng ta thấy đuợc tất cả khác biệt. Lời Chúa tạo cho chúng ta thấy, tạo cho ta tìn tưởng những gì mà chúng ta chưa thấy trước đây, chưa tin trước đây. Qủa nhờ Lời Ngài giúp ta sống, giúp ta chống đỡ được các khó khăn, nan giải, thử thách trong cuộc đời. Do thế, Đức tin chúng ta phải dựa vào Lời Chúa. Chúng ta cần xác tín cùng hằng tin rằng những điều nói là Lời Chúa, thì thực đó là Lời của Chúa Trời phán.
Như đêm nay, chúng ta đón nhận trong niềm tin những lời Thiên Thần Chúa nhắc nhở cho người phụ nữ đã đi ra thăm mộ Chúa vào buổi sáng tinh sương, là ngày đầu tuần. Thiên Thần nói với các bà rằng : « sao các Bà lại tìm Người Sống giữa kẻ chết ? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba Ngài sống lại » (Luca 24,5-7).
Kỳ diệu thay mọi sự đều xảy ra như thế! Có một Giu-đa phản Thầy, bán đứng Thầy, rồi nộp Thầy mình cho quân dữ. Có việc đóng đinh Chúa Ki-tô vào thập giá - Để rồi có sự sống lại vinh hiển của Ngài. Tất cả những sự việc xảy ra đó như đã được loan báo trước. Những lời loan báo này là chân thật. Bởi các lời loan báo dó xuất nguồn từ Thiên Chúa. Những lời của Thiên Thần cũng là lời chân thật. Vả nữa, đây không là ở giữa những kẽ chết mà chúng ta phải di tìm Chúa Ki-tô. Bởi Ngài đang sống ở giữa chúng ta. Ánh sáng của sự Phục Sinh không tỏa sáng trước đôi mắt ta, lý thực ánh sáng sự Phục Sinh đó ở trong ta. Anh Sáng sự Phục Sinh đó sống trong ta.
Anh Chị em thân mến,
Giờ đây chúng ta tiếp tục phần cử hành nghi thức làm Phép Rửa. Linh Mục làm Phép nuớc, kế đến chúng ta cùng đọc lại những lời tuyên xưng đức tin của mình, sau đó chúng ta mang của Lễ Bánh Thánh cùng Rượu Thánh lên Bàn Thánh. Linh Mục nâng Dĩa Thánh Bánh Lễ lên cao, rồi đọc lời chúc tụng dâng hiến Chúa Trời. Cũng nghi thức đó, Linh Mục câm Chén Rượu Thánh dâng cao, cùng đọc lời chúc tụng dâng hiến Chúa Trời, và toàn thể chúng ta cùng đọc lời chúc tụng Chúa đến muôn đời. Tiếp nữa Linh Mục đọc các lời Nguyện Tiền Lễ, đọc Kinh Nguyện Thánh Thể…Đẻ với quyền phép Chúa Thánh Thần, thì Bánh Lễ và Rượu Lễ hoá nên Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô, sẽ ban cho chúng ta giống như xưa kia Chúa Ki-tô đã trao ban cho các môn đệ mình vào buổi chiều bữa Tiêc Ly.
Đẹp thay nhờ hồng ân qua Thánh Lễ cử hành, đó chính là sự sống cùng ánh sáng của Đấng Phục Sinh đã ban cho chúng ta. Đây cũng chính là bình an và niềm vui của Chúa Ki-tô Phục Sinh ban tặng cho ta. Tất cả các việc làm này của Chúa đều cho chúng ta. Tất cả các việc làm này đều ban tặng cho chúng ta, để chúng ta được ở trong sự kết hợp với Đấng Phục Sinh, và để cho chúng ta sống một nguồn sống do chính Ngài thông truyền.
Sự sống hiện hữu đó cho chúng ta một niềm tin rằng mọi sự có thể cùng mọi hy vọng đều có thể, do bởi tình yêu. Bởi do tình yêu này đă đưa chúng ta lại với Chúa Ki-tô hằng sống, và với Ngài, Ngài đã tạo cho chúng ta được sống trong Ngài rồi, để làm vinh danh Thiên Chúa, là Cha của Ngài và là Cha của chúng ta. Amen !
======================
ĐẠI LỂ CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH - THÁNH LỄ ĐÊM (BÀI 2)
Chúa Đã Sống Lại
Chúa đã sống lại. Thật vậy Chúa đã sống lại rồi! Chính là niềm vui cùng ý nghĩa niềm tin của chúng ta. Ðể rồi từ đó, chúng ta cùng nhau suy niệm biến cố có một không hai này trong giòng lịch sử của nhân loại.
Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, chúng ta đã nghe bài tường thuật về sự Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô. Bài Thương Khó kết thúc qua cái chết và sự mai táng Chúa. Và tam nhật thánh tuần này, thì chúng ta sống lại những ngày giờ cuối cùng của đời sống Chúa Giê-su. Để rồi chúng ta biết Chúa đã chết vào lúc 15 giờ chiều Thứ Sáu, và được các môn đệ Ngài âm thầm mai táng trong mảnh đất gẫn chỗ đóng đinh Ngài.
Qua Tin Mửng tường thuật cho chúng ta biết cái chết này của Chúa Ki-tô là cái chết thật. Một cái chết đau thương bi người ta đóng đinh chặt Chúa trên thập giá, tiếp đó là một người lính lấy cái giáo dài đâm thủng cạnh sườn Ngài. Chúng ta thấy qủa cái chết này là cái chết chắc chắn 100/100 mà ai cũng không thể hoài nghi gi. Thế nhưng lạ thay, vào sáng tinh sương ngày Sabat có ba người phụ nữ mang theo dầu thơm cùng hương liệu đi viếng mộ Chúa như họ đã làm vào chiều Thư Sáu. Tuy nhiên một sự việc lạ lùng đã xảy ra làm cho các bà sững sờ kinh ngạc : thân thể Chúa đã mất hút… chỉ có hai người đàn ông mặc y phục sáng chói tiếp nhận các bà. Các bà sợ hãi cúi mặt xuống đất nói không nên lời. Để rồi chính các bà là những người đầu tiên được lắng nghe tin mừng trọng đại, mà kể từ bao nhiêu thế hệ của con người chờ mong được tin vui này, là « tại sao các chị lại đi tìm người sống ở nơi kẻ chết ? Người không còn ở dây nữa, Người đã sống lại » (Luca 24,5-7).
Qủa thế, chúng ta đã nghe nhiều lần về lịch su của việc sống lại do chính Chúa Giê-su đã làm cho nhiều người đã chết. Qủa thực qua Tin Mừng tả lại cho chúng ta biết sự hồi sinh của người con trai bà Naim hay con gái của Jairc, và ông La-za-rô bạn Chúa Giê-su. Cũng như Thánh Sử Mát-thiêu kể lại cho chúng ta hay trong giây phút trút hơi thở cuối cùng của Chùa Giê-su trên thập giá, thi rất nhiêu xác các vi thánh đã an nghỉ được hồi sinh và chỗi dậy (Matthiêu 27,52). Tuy nhiên chúng ta rõ các sự sống lại này, thực ra chỉ là làm cho hồi sinh. Có nghĩa họ được bắt đầu lại sự sống như các người khác, và luôn tùy thuộc những định luật của con người bình thường, để rồi cuối cùng cũng chịu sự an bài một cái chết mới sau đó. Do thế, họ chỉ là những dấu chỉ báo đến một sự sống khác. Sự Sống lại, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô mà chúng ta cử hành mùng Lễ đêm nay.
Thực sự sống lại của Chúa Ki-tô là hoàn toàn khác biệt với con người : sự sống lại của Ngài không giống như sự sống lại của ông La-da-rô hay con trai bà góa Naim, hoặc con trai của ông Jairc. Khi chúng ta đọc sự tường thuật của các sách Tin Mừng, tả lại cho chúng ta hay về các mạc khải của Chúa Giê-su cho các Tông Đồ sau sự sống lại của Ngài, thì làm cho chúng ta lưu ý trước tiên, đó là Ngài mang thân xác hoàn toàn như một con người bình thường. Giống như một con người sống tự nhiên : Chúa Giê-su cùng ăn uống với các bạn hữu mình, Ngài đàm thoại cùng lắng nghe họ kể chuyện… Để rồi Chúa Giê-su đề họ hãy xỏ các ngón tay của họ vào các dấu thương bị đóng đinh của Ngài, lúc mà họ vẫn còn hồ nghi, hầu chứng thực cho họ thấy rằng Ngài quả thực đã sống lại khi Ngài hiện diện cùng họ bằng những lần hiện ra. Do đó chúng ta biết sự sống lại của Chúa Ki-tô hoàn toàn đặc biệt. Có nghĩa là Chúa Ki-tô sống thực đó, song chúng ta thấy rằng trong cùng một thời gian Ngài dung nạp một con người bình thường, đồng thời Ngài có thể hành động một phương cách khác chúng ta, bởi Ngài không còn tùy thuộc vào các điều kiện giới hạn của con người : như là thời gian, không gian, khoảng cách , bóng tối cùng thân thể như chúng ta. Do thế trong Chúa Ki-tô sống lại mạc khải một con người hoàn toàn mới. Có nghĩa Chúa Ki-tô vừa là một con người, vừa là tinh tuyền tâm linh. Quả khó cho chúng ta có thể diễn tả được, Bởi Ngài cùng một lúc giống hoàn toàn chúng ta, nhưng lại hoàn toàn khác biệt chúng ta. Chúng ta hiểu rằng Ngài đạt đến một trạng thái của Lời Hứa từ xa xưa mà vẫn chưa được thực hiện . Đó là trạng thái của con người « vưọt qua » từ thế giới này về với Chúa Cha. Hơn nữa, đây là biến cố sống lại của Chúa Ki-tô, và biến cố ấy độc nhất, nhưng lại là biến cố làm đảo lộn tất cả. Bời Chúa Ki-tô là Người đầu tiên và duy nhất trong chiều dài lịch sử của con người đã vưọt qua được sự chết, và tự mình trở lại sự sống như trước. Chúng ta thấy rõ Ngài đã chết và Ngài đã trở lại sự sống ngay sau đó. Do thế, sự sống lại của Chúa Ki-tô mang một ý nghĩa mà Ngài muốn nói với chúng ta rằng : chớ có sợ hãi sự chết! Vì cái chết chỉ là sự vượt qua, hướng về một trạng thái chung cuộc dứt khoát của đời người, để rồi từ đó là khởi đầu của một sự sáng tạo mới. Vì vậy Thánh Phan Sinh Khó Khăn không ngại ngùng gọi sự chết là Chị Cả chúng ta, là cái chết thân xác chúng ta thôi.
Qủa một sự sáng tạo mới bắt đầu từ ngày nay, từ giây phút này, đó là ý nghĩa sự Phục Sinh của Chúa Giê-su. Nhất là chúng ta vừa qua đã đọc các bài sách Thánh kể lại những sự sáng tạo trong sách Sáng Thế. Vã cũng ý này Ngôn Sứ I-sai-a đã loan báo cho chúng ta về ngày này rằng : « Ta sẽ sáng tạo trời mới cùng đất mới. Người ta không còn nhớ đến quá khứ nữa, cùng nhắc lại trong tâm trí nữa. Người ta sẽ vui mừng và hoan hỷ qua mọi thế hệ những gi mà Ta đã sáng tạo » (Isaia 65, 17-18). Sự sáng tạo mới này mà Tiên Tri nói đó là Chúa Giê-su sống lại, và là Người đầu tiên. Cũng như Thánh Phao-lô gọi Chúa Giê-su là « Người Anh Hai, Trưởng Tử của mọi thụ tao ». Và Chúa Giê-su cũng là Người tiên khởi đã hoàn tất cái sinh mệnh của mình, là vượt qua đưọc cái chết để vào sống trong Nước Trời. Một Nưóc Trời sung mãn mà sự sống con người không bị hăm dọa, và trở nên không thể hư hoại. Ơ Nước Trời đó tình yêu không còn bị chao đảo lung lay, vẩn đục, vì đã nên tinh tuyền. Lúc đó con người sẽ gặp được Thiên Chúa diện đối diện, và Ngài không còn là Người không biết đến.
Qủa đúng tất cả các điều nói này làm chúng ta chờ mong sau cái chết, vì thế trong sự hiểu biết của chúng ta hiện tại, thì chúng ta có thể giải thích được các điều nói này. Do đó, sự sáng tạo mới này, mà Chúa Giêsu là Người Anh tiên khởi , là Anh Hai của chúng ta , thế nên chúng ta mới có cái kinh nghiệm ngay từ bây giờ. Kinh nghiệm ấy không phải là một giả thuyết cho tương lai, song kinh nghiệm đó là một hiện thực cùa thực tại. Chính đó là tất cả cái ý nghĩa của Bí Tích Rửa tội. và sự làm mới lại các lời tuyên xưng của Bí Tích này trong khi chúng ta cử hành Thánh Lễ Chúa Phục Sinh. Thực vậy Chúa Giê-su là Người Anh Hai của sự sáng tạo mới này. Ngài không cô độc, bởi vì tất cả mọi người lúc chịu Phép Rửa tội , cũng như ngay bây giờ lúc chúng ta đọc lời tuyên xưng đức tin của Bí Tích Rửa tội, thì giòng giống của tất cả loài người được giống như Chúa Kitô. Ðể từ ý nghĩa nói đây, chính là vai trò của Giáo Hội. Có nghĩa là Giáo Hội có sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ cùng làm Phép Rửa cho muôn dân (Mátthiêu). Ðó cũng là dấu chỉ mọi người được hiệp thông với Thánh Thần Chúa Kitô Phục Sinh. Do thế, những tín hữu lúc chịu Phép Rửa tội thì được giống như Chúa Kitô Phục Sinh. Có Nghĩa những người Kitô hữu cùng một lúc sống như mọi người, tuy nhiên họ cũng khác thiên hạ :
Giống mọi người , vì các Kitô hữu cùng sống trong thế giới này. Có nghĩa họ nói, ăn, ngủ, nghỉ, hành động, làm việc, đau khổ cùng hạnh phúc như tha nhân. Như thiên hạ cùng mọi người, các Kitô hữu cùng hợp tác chung để chinh phục thiên nhiên và các thụ tạo khác, cũng như họ chung nhau xây dựng một thế giới công bằng, hay no ấm, tự do cùng hạnh phúc cho con người.
Các Kitô hữu khác thiên hạ, là họ không đóng kín thế giới mình sống. Họ chẳng phải là những người yếm thế, cầu an, hưởng lợi, chạy trốn thế gian cùng xa tránh xã hội này. Họ biết rằng mình phải cáng đáng, cùng đảm nhận những đòi hỏi và các nhu cầu của xã hội cùng thế giới này như những điều Thiên Chúa muốn trong Hiến Chương Bát Phúc của Ngài. Họ cũng biết rằng mình phải chịu mọi định luật của việc tạo dựng, mà Chúa Trời tác tạo nên vũ trụ này : như mưa nắng, gió bão, xuân, hạ, thu, đông của thời tiết v.v.. Họ cũng biết rằng thế giới này không phải là một thế giới xác định đông cứng. Song thế giới này chỉ là một hình thái tạm thời của một sự hiện thực luôn trong sự tiệm tiếm của nó… Theo họ sự tiệm tiến này, chẳng phải là sự tiến hóa như người ta thường hay gọi. Sự tiệm tiến này cũng khác hẳn các sự của lãnh vực vật lý hay sinh vật học ( phisique ou biologique). Bởi các tín hữu tin rằng thế giới này được sinh động là nhờ vào thần lực của Chúa Kitô Phục Sinh. Chính thần lực đó, là diễn tiến giải thoát họ khỏi các sức mạnh của sự Dữ chống lại Thần Linh Chúa. Sau cùng họ biết rằng sự sáng tạo mới này, là Chúa Trời đạ định thiết lập Nước Chúa. Song Nước Chúa này chỉ có thể tạo nên các giá trị của một biến chuyển lớn lao, mà thánh Phaolô gọi là « việc làm của sự sáng tạo, sự sinh ra ». Và sự biến chuyển này tạo ra hai sự biến động của tiêu hủy cùng tái tạo dựng.
Do thế dưới ánh sáng của sự Phục Sinh Chúa Kitô, chúng ta hiểu điều ấy là sự thanh tẩy con người chúng ta. Thực đây là một người biết chấp nhận sự chết hằng ngày. Và đón nhận sự phục sinh của Chúa Kitô. Có nghĩa cùng một lúc chúng ta bị hủy diệt cùng đồng thời được tái tạo lại một thụ tạo mới. Vì vậy chúng ta sống một cách ý thức của sự biến chuyển này, thì chúng ta sẽ hiển lộ cho thế giới hiểu được cái ý nghĩa lịch sử phục sinh của Chúa Kitô, và làm cho thiên hạ cảm thấy được ý nghĩa phục sinh của Ngài. Ðể rồi cũng từ ý nghĩa này, là đời sống chúng ta bộc lộ cho thế giới thấy được Nước Tời. Chúng ta hiểu đời sống đó không tạo nên sự kéo dài, cũng không tạo nên sự tiến hóa. Nhưng đời sống đó là luôn biến đổi trong cái chết của tội lỗi chúng ta mỗi ngày, và nhờ vào ân sủng Chúa sẽ tạo nên một sự sống luôn là mới. Chính nhờ Thiên Chúa mà sự sống mới đó không ngừng được sáng tạo. Lý thực sự sống ấy chính là sự sống Thần Lnh ở trong ta. Do đó, đây là ý nghĩa của lịch sử cứu độ chúng ta. Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày như ta thấy, thì con người luôn làm cho đời sống mình trở nên hổn độn, thế giới loạn lạc chiến tranh cùng mất bình an, và tạo ra bao nhiêu là đau khổ cho nhau.
Thế đó, khi người Kitô hữu đã chịu Phép Rửa, thì có nghĩa là hằng xây dựng cho chính bản thân mình một con người mới : đó là con người của sự tuân phục cùng phụng sự Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Ðó cũng là con người của tin, cậy, mến, hy vọng vào Chúa Trời. Nhất là họ biết đóng góp cùng xây dựng cho thế giới nảy sự hòa bình, công bằng, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy chúng ta cố gắng sống sao cho đúng ý nghĩa của việc Chúa Phục Sinh. Vì từ ý nghĩa đó, chúng ta đã tham dự cùng hiểu được lý do của Bí Tích Rửa Tội. Qua đó Giáo Hội mời gọi con cái mình, cùng mỗi người chúng ta hôm nay tuyên hứa lại các lời tuyên xưng đức tin của chúng ta với Thiên Chúa Ba Ngôi cùng Giáo Hội Ngài. Do thế, khi chúng ta hiểu được cái ý nghĩa nguyên thủy của Bí Tích Rửa Tội, thì chúng ta có thể xác tín sự hiện hữu của thế giới này được khai mào do chính Chúa Kitô Phục Sinh vinh hiển, và nhờ vậy Giáo Hội Ngài càng ngày càng thêm lan rộng khắp trên hoàn vũ. Amen!
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét