ài Gòn – Hai ngày hôm nay, cư dân mạng xôn xao với tựa đề “Hiếp pháp thể hiện tâm nguyện toàn đảng, toàn dân”, được đăng trên báo giấy Tiền Phong vào ngày 28.03.2013.
Trên facebook, Blogger Lê Diễn Đức giải thích từ “hiếp pháp” với lời mỉa mai: “Hiếp chỉ thường đi với dâm thành “hiếp dâm”. Hiếp mà đi với Pháp thành “hiếp pháp”, là cưỡng hiếp pháp luật! Không chỉ tờ Tiền Phong, tờ Văn nghệ Quân đội, báo Điện tử ĐCSVN, cổng thông tin điện tử của chính phủ, trang web của ĐHSP Thái Nguyên, Công đoàn Bộ Khoa học & Công nghệ, v.v… và ngay cả 1 công văn cấp Văn phòng chính phủ cũng đều đồng loạt ghi “hiếp pháp” vô tư và hồn nhiên. Sự nhầm lẫn này khó có thể do vô ý, mà chắc là các phóng viên cố tình chơi lại cái trò cuỡng hiếp dân chúng ký đồng ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của chính quyền thôi. Còn nếu mà “sơ suất” thì em xin vái các cụ ạ! Kinh hoàng luôn.”
Cũng có nhiều giả thiết cho rằng, lỗi sai chính tả do người đánh máy nhưng không hiểu tại sao lại sai một cách toàn tập trong hệ thống của các báo lề đảng.
Bài viết “Hiến pháp bị hiếp dâm nên gọi tắt là Hiến pháp?” của Blogger Phương Bích viết: “Từ ngữ trong xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá. Bây giờ Hiến pháp đổi thành “hiếp pháp” rồi đấy. Bảo thằng đánh máy ở báo này lỗi còn tạm được, đằng này ba bốn thằng đánh máy ở mấy báo khác nhau, lại cùng phạm một lỗi đánh máy thì tài thật. Hay là từ điển tiếng Việt thay đổi thật, mà chả bố cáo cho thiên hạ biết?”.
Hiến pháp là nỗi trăn trở của mỗi người dân Việt không ngoại trừ cánh nhà báo lề đảng. Tác giả Lê Ngọc Tú trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về Hiếp pháp”, đăng trên Dân Làm Báo, cho thấy: “Nói cách khác, ở đây, tôi cho rằng một cách vô thức, hiến pháp VN trong trí não cánh nhà báo đã được liên tưởng tới chữ hiếp, hay “dùng sức mạnh, quyền thế bắt phải chịu thua thiệt”.
Ông Lê Ngọc Tú nói: “Trong trường hợp “Hiếp pháp”, nó đã đưa ra một sự cảm thán “sao lại đúng đến thế” đối với những người đã từ lâu chỉ trích Hiến Pháp VN và một sự băn khoăn cho đa số người còn lại.
Nhận xét về tâm lý của nhà cầm quyền, trên facebook của Cha Gioan Nam Phong Cssr nói: “Dấu của sự hoảng loạn? Hết “linh mục giả” tới Hiếp pháp thể hiện tâm nguyện toàn đảng toàn dân.”
Chuyện xăng lên giá
Ngày 28.03, trên trang web chính phủ đưa tin, Giá xăng dầu tăng thêm 1.430 đồng/lít. Mức giá mới là 24.580 nghìn đồng/lít xăng. Cụ thể, xăng tăng thêm 1.430 đồng/lít, dầu diesel tăng thêm 362 đồng/lít, dầu hỏa tăng thêm 480 đồng/lít và dầu madut tăng thêm 807 đồng/kg.
Lý do Nhà nước đưa ra là để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước nhằm ổn định giá cả thị trường.
Liệu điều này có làm cho giá cả thị trường ổn định hay không, Blogger Mẹ Nấm Gấu trăn trở: “Vấn đề đặt ra là ai đứng đằng sau thao túng thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm mưa làm gió? Vấn đề đặt ra là đã có báo cáo cụ thể nào giải thích vì sao lộ trình tăng giá xăng của Việt Nam không bao giờ đi kịp với thế giới không? Và vấn đề nghiêm trọng nhất của xã hội Việt Nam là khi xăng tăng giá, tất cả ti tỉ thứ đều đồng loạt tăng không giảm dù những người có trách nhiệm cứ leo lẻo cái miệng là bình ổn.”
Một số người cho rằng đây là cách nhà cầm quyền ăn tiền của dân nhanh nhất.
Facebooker Trầm Tử viết trên stastus: “Trong lúc túng quẫn ấy thì chẳng có phương thức gom tiền nào nhanh chóng bằng việc tăng giá xăng. Móc túi trực tiếp từ thằng dân là thượng sách, phải phát huy triệt để chớ”.
Blogger Lê Diễn Đức nói: Bà con ta cứ việc kêu la, oán trách. Chỉ còn cách đó thôi! Tăng giá là việc của nhà nước, vì lợi ích công cộng, thu tiền nhanh nhất. Mấy ai ở VN không xăng mà sống được? Bỏ xe gắn máy đi xe đạp à? Như vậy là thu nhập bình quân đầu người ở VN bằng khoảng 1/40 của Mỹ, nhưng giá xăng thì cao hơn. LOL!!!
Bạn đọc trên báo Người Lao Động cũng có cùng tâm trạng, nói: “Tui muốn dẹp cái “quỹ bình ổn”, mọi người ai giữ tiền của mình sẵn sàng khi tăng giá thì trả thêm. ‘Quỹ bình ổn” hiện nay hoạt động như một cái cung, chỉ để bắn giá lên cao hơn mà thôi!”
Quyền đánh người của công an?
Ngày 27.03.2013, TuổHYPERLINK “http://tuoitre.vn/Ban-doc/539888/khong-doi-mu-bao-hiem-mot-hoc-sinh-bi-cong-an-danh.html”i THYPERLINK “http://tuoitre.vn/Ban-doc/539888/khong-doi-mu-bao-hiem-mot-hoc-sinh-bi-cong-an-danh.html”rẻđưa tin, học sinh Lâm Dụ Cường, trường THPT Nguyễn Hiền, bị công an Phan Thanh Trung đánh chảy máu tai do không đội nón bảo hiểm. Được biết công an Phan Thanh Trung, cấp bậc đại úy, công tác tại công an phường 8, Q.11.
Nhiều người đã phẫn nộ khi đọc tin này. Đa phần nhận xét là công an quá lạm quyền, công an không chịu trách nhiệm những gì họ đã gây ra và chính họ đã không tôn trọng luật pháp.
Facebooker Miu Mạnh Mẽ cho biết: “Chưa cho Công An cầm súng để bắn người chống thi hành công vụ mà còn bị chảy máu tai rồi… không biết quyết định này ban hành thì bao nhiêu người sẽ bị hành hung, hay chết dưới nòng súng của CA đây. Càng ngày càng có quá nhiều tin tiêu cực về ngành này có thể làm dân chúng rất bất mãn và ghét ngành công an. Những tin này càng nhiều sẽ càng làm dân thêm bức xúc hơn thôi.”
Facebooker Đinh Nhật Uy nói: “Công an đánh học sinh là sai 100%. Dù rằng, thằng nhỏ có sai phạm thì chỉ bị xử phạt cái sai phạm đó chứ không được đánh nó, vì cán bộ công an được đào tạo chính qui, có nghiệp vụ hẳn hoi để đối phó với tình hống như vậy. Đánh ở đây là một hành vi bạo quyền.”
Một bạn đọc phản hồi: “Theo tôi nhà nước có luật và ai không chấp hành luật thì sẽ bị trừng phạt. Vì thế nếu em học sinh đó phạm luật thì đương nhiên là em đó phải chịu hình phạt. Nhưng không có luật nào cho người thi hành công vụ đánh người như thế. Không có chuyện ta lạm dụng chức danh (CA) muốn làm gì tùy ý được. Qua hành động của anh CA, tôi thấy có một não trạng lạm dụng quyền không chính đáng. Ngay những người thi hành luật mà không tôn trọng luật thì không thể nào chấp nhận được. Và những tên (CA) như thế tốt nhất là phải loại trừ thì hy vọng xã hội mới ổn định.”
Một bạn trẻ nói: “Mình cảm thấy lo vì những người nắm quyền càng ngày càng lạm quyền nhiều hơn, không chịu trách nhiệm trước pháp luật những gì họ đã làm, vì họ [những người nắm quyền] xem họ là pháp luật.”
Các số thống kê khó kiểm chứng
Ngày 28.03, Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 27.03, tại phiên họp với chuyên gia của Bộ Y Tế, Bộ Y Tế cho biết có 44% thanh niên và vị thành niên ở VN chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tỉ lệ này ở nam cao hơn ở nữ giới và có tới 20% tổng số ca phá thai là tuổi vị thành niên.
Báo cho biết thêm, ở tuổi vị thành niên nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng đặc biệt, do họ tiếp cận với dịch vụ sức khỏe sinh sản không được dễ dàng.
Cách đưa tin của báo không có con số thống kê cụ thể, không có nguồn dẫn chứng cụ thể làm người đọc dễ lầm tưởng và hoang mang.
Một bác nhận xét: “Thứ nhất, dựa trên tiêu chuẩn nào để nói là gần một nửa thanh niên VN chấp nhận tình dục trước hôn nhân? Đối tượng nghiên cứu là ai (Sinh viên, công nhân…), ở thành phố hay ở nông thôn,… đi phỏng vấn được bao nhiêu triệu thanh niên? Đây chỉ là một con số xác suất thôi, không có chính xác. Thứ hai, QHTD là một vấn đề tế nhị không ai có thể nói ra cho người khác biết, nên đây là một ý đồ không có lương tâm của báo chí thời nay”.
Một số phản hồi khác nhấn mạnh đến nền giáo dục của VN, chủ yếu dạy cho trẻ sống thụ hưởng, đánh mất phẩm giá và giá trị làm người.
Vị cao niên này nói thêm: “Xét sang mặt khác, bây giờ giới trẻ QHTD trước hôn nhân nhiều thật, vì xã hội này đang dạy cho con người ta sống thụ hưởng. Ngay vấn đề tình dục, người ta cũng đặt nó là một vấn đề thụ hưởng chứ không phải là một vấn đề hy sinh, để vun đắp và để xây dựng, khi đó tình cảm ấy không có tình yêu mà chỉ có tình dục. Thậm chí, có người có quan điểm lệch lạc là cứ ăn ở với nhau xem có hợp với nhau hay không. Đây chỉ là sự ngụy biện. Nếu những cặp nam nữ đã QHTD rồi thì cũng không bảo đảm là kết hôn có thành công hay không!”
Một bạn trẻ nói: “Giáo dục ở VN chưa làm cho con người ta ý thức được phẩm giá và giá trị của bản thân. Việc giáo dục không nhắm đến nhân cách con người, làm cho người ta không biết được vẻ đẹp của chính mình và của người khác. Đồng thời, không dạy cho người ta biết giá trị tình yêu mà chỉ dừng lại ở biện pháp tránh thai và các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục”.
Bạn có nickname Nhím nói: “Họ biết các phương pháp tránh thai nhưng không ý thức được việc phá thai có hậu quả đến sức khỏe và tâm lý của họ sau này phải gánh chịu là như thế nào. Và chưa có phương pháp giáo dục tốt khi các em bước vào tuổi vị thành niên”.
Bạn đọc có nickname Thỏ Con nói: “Tình dục trước hôn nhân có hệ quả là phá thai, hoặc nếu không phá thai thì đứa con ấy không được gia đình chấp nhận, nên tình yêu không phải là tình dục, nhưng trong hôn nhân thì đứa con là kết tinh của tình yêu”.
HT. VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét