Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

SN THỨ SÁU TUẦN THÁNH TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA : Chúa Giê-su Là Ai ?




THỨ SÁU TUẦN THÁNH TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA 

I-SAI-A 52,13-52,12 ; DO-THÁI 4,14-16 ; 5,7-9 ; GIO-AN 17,1-19,42 

Chúa Giê-su Là Ai ? 



Chúng ta vừa đọc lại cùng nghe qua bài Tin Mừng tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giê-su theo thánh Gio-an : Một bài Tin Mừng tường thuật giản dị, trầm tĩnh, không vờ tạo lời cảm động lòng người. Qủa suốt bài Tin Mừng dài này, Chúa Giê-su là vai chính, có một vẻ uy nghiêm lạ lùng. Ngài qủa thực đã lôi cuốn chúng ta qua những biến cố của đời Ngài. Đúng hơn biến cố lịch sử có một không hai này, đã tạo nên sự thu hút chúng ta từ đầu đến cuối. Cứ mỗi lần chúng ta nghe vị Linh Mục chủ tế đọc bài Tin Mừng này, chúng ta thấy Chúa Giê-su tỏ lộ một sự tự chế mình và một hành vi cao thượng, tạo ra vừa dị thường và vừa làm người ta thán phục thái độ cùng tư cách của Ngài. Cũng thế, với bài Tin Mừng chúng ta nghe đọc đây, ắt chúng ta có thể đưa ra câu hỏi đơn giản nhưng chính yếu : Chúa Giê-su là ai mà trải qua cuộc khổ nạn một cách đau thương cùng kinh hải như thế? Chúng ta cùng nhau suy niệm để có câu trả lời, nhưng không bằng lý thuyết, tuy nhiên hãy để cho các bài đợc Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay mà ta vừa nghe, nói thay cho chúng ta hay biết.

Trước hết, cách đập vào mắt ta, đó chính là Chúa Giê-su đã bị người ta đối xử một cách bất công. Nguời Do Thái đã khởi tố Chúa Giê-su một vụ kiện, mà lý thực họ khởi tố không đúng phép vụ kiện. Như chúng ta thấy một người lính thuộc hạ đã vã vào mặt Chúa một cách hằn học sai phép, khi Ngài trả lời câu hỏi của vị Thượng Tế theo việc Ngài làm và lời Ngài giảng dạy : « Tôi nói phải sao anh lại đánh tôi? » (Gioan 18,22) - Người lính thuộc hạ cứng họng không trả lời được câu nói của Chúa. Còn ông Phi-la-tô, không biết phải làm sao với Chúa Giê-su, nên ông bảo họ « các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo Luật của các người » (Gioan 18,31). Ngay cả lúc tình thế khó khăn , rắc rối với Phi-la-tô khi Chúa Giê-su đuợc nguười ta dẫn độ đến với ông : Phi-la-tô vẫn xác nhận với quần chúng Do Thái rằng : « ta không thấy lý do nào để kết tội ông ấy » (Gioan 18,30 ; 19,4). 

Suốt đời sống trần thế của mình, Chúa Giê-su không dấu một sự gì. Chúa Giê-su đả nói một cách trong sáng những điều Ngài đã nói. Chúa Giê-su quang minh cùng chân thật - Những điều Ngài nói và những việc Ngài làm, là những điều làm hài lòng hay phật lòng tùy lòng người ta. Ngay cả trong khoảnh khắc Chúa Giê-su chịu thương khó, Ngài không chối bỏ gì các việc mình làm cùng lời mình giảng dạy. Chúa Giê-su xác nhận tất cả những lời giảng dạy chân lý của mình. Ngài không tìm kiếm, biện minh sự giảm hình tội cho mình qua những điều Ngài đã nói. Chúa Giê-su cũng không tìm kiếm việc chạy trốn khi đối mặt với những người Do Thái, Kinh Sư, Pha-ri-siêu, muốn bắt Ngài cùng diết Ngài cho bằng được sự căm hận của họ. Họ đi đêm với ông Giu-đa, kẻ phản bội cùng bán đứng Thầy và đồng bạn « Tôi đã bảo anh là chính tôi đây, vậy các anh muốn bắt tôi, thì hãy để cho các người này đi » (Gioan 18,8). Rồi thì họ để cho các môn đệ Ngài ra đi. Khi Chúa Giê-su đứng trước vị Thượng Tế hạch hỏi để chứng thực những điều Ngài đã giảng dạy, thì Ngài đáp « điều tôi đã giảng dạy, xin ông cứ hỏi những người đã nghe tôi » (Gioan 18,2). Chúa Giê-su lại nói tiếp « nếu tôi nói sai, ông chứng minh tôi nói sai ở chỗ nào » (Gioan 18,22). 

Cao cả thay Chúa Giê-su không lùi bước! Ngài không nhượng bộ trước những lời bắt bẻ, hạch sách của người Do Thái. Tuyệt vời thay Chúa Giê-su là Người phát ngôn chân lý. Ngài xác minh đảm nhận trách nhiệm những lời mình phát ngôn giảng dạy cho đến cùng, không hoà giải, không sợ hãi. 

Vì hành động can trường, vì sống đúng sứ mạng rao giảng Tin Mừng chân lý và vì việc nói này, Chúa Giê-su phải trả giá đắt : Người ta đánh đập Chúa Giê-su tàn nhẫn, chế giễu khinh thị Ngài rồi dẩn đưa Ngài đến cái chết thảm khốc, rùng rợn trên thập giá : như một tên lính vả vào mặt Ngài (Gioan 18,22) – Và Phi-la-tô truyền lệnh đem Chúa Giê-su đi và đánh đòn Ngài » (Gioan 19,1) - Tiếp đến « bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đội lên đầu Ngài, và khoác lên mình Ngài một chiếc áo choàng đỏ ; chúng đến gần Ngài và nói « kính chào Người, vua dân Do Thái » (Gioan 19,23). Để rồi cuối cùng « trên đồi Gôn-gô-tha, họ đóng đinh Ngài vào thập giá » (Gioan 19,8). 

Lòng hận thù, ghanh ghét, đã thể lộ sự dã man tàn ác đến thế là cùng .chúng hành hạ Chúa Giê-su, chúng bắt Ngài phải chịu nhiều đau khổ « trăm đắng ngàn cay » về tinh thần lẫn thể xác, thì các Kinh Sư, Thông Luật, Thượng Tế, quân Pha-ri-siêu, dân Do Thái ba phải, a dua, cuồng tín mới thấy lòng hả dạ.Thế nhưng Chúa Giê-su đã không chịu khuất phục, không chịu đầu hàng vì tội lỗi và sự tàn ác của con người. Chúa Giê-su đứng vững giũa lòng căm thú, gian ác như muốn xé xác ăn tuơi Ngài, Ngài đứng vững giũa sự trở mặt của dân Do Thái (dân Ngài), sự trở mặt của người đời. Cao cả thay, anh hùng thay, vĩ đại thay! Chúa Giê-su sẵn sàng đảm nhận định mệnh nghiệt ngã éo le của mình, hay hơn là sứ mạng của Ngài. Chúa Giê-su tiến bước cho đến đích, cho đến cùng đích! Phi thường thay đó chính là cảm nghĩ cùng đặc tính của Chúa Giê-su trong cuộc khổ nạn của mình. 

Để rồi từ đó, Chúa Giê-su không có một nữa, không có nữa vời trong sự hiến thân của mình – Không có một nữa lòng trung thành với Chúa Cha. Qua đó, Thánh Sử Gio-an kể lại một câu thánh vịnh để chứng mình cho sự hiến thân toàn vẹn mà chính Chúa Giê-su đã thể hiến « bọn lính lấy áo xống của Ngài chia làm bốn phần, mỗi người một phần, và chúng lấy cả chiếc áo dài nữa » (Gioan 19,24). Phần Chúa Giê-su , Ngài có được câu nói sau tuyệt diệu « chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống ? » (Gioan 18,11). Và một lời nói khác tóm gọn đời sống của Chúa Giê-su « mọi sự đã hoàn tất » (Gioan 19,30). 

Qua diễn tiến cuộc thương khó cùng khổ nạn của Chúa Giê-su, chúng ta thấy một thái độ khác của Chúa Giê-su suốt thời gian chịu khổ nạn, mà ta cần lưu tâm, phải nhấn mạnh và nhắc đến : đó chính là lòng nhân ái của Chúa Giê-su, sự quan tâm lưu ý của Ngài đến những người khác, sự âu yếm của Ngài hướng về những người bao quanh Ngài, và Chúa Giê-su yêu thương họ. Ta thấy cho đến lúc lâm chung, cho đến lúc cùng cực của đau đớn và đau khổ, thế mà Chúa Giê-su hướng cái nhìn của mình về Mẹ Ma-ri-a, Mẹ Ngài, rồi với thánh Gio-an, người môn đệ Ngài tuyển chọn, để lúc đó Chúa Giê-su nới với các ngài rằng « thưa bà, đây là con bà » và hỡi anh, đây là Mẹ anh » (Gioan 19,26-27). 

Chúng ta thử hỏi, làm thế nào Chúa Giê-su có thể đã chịu đựng được cuộc khổ nạn kinh khủng và rùng rợn như thế đối với minh? Làm thế nào Ngài đã có thể đứng vững cho đến cùng? Thưa câu trả lời đã có, một cách kín đáo, trong bài Tin Mừng đây, Thánh Sử Gio-an bộc lộ cho ta hay rằng : « Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa » (Gioan 19,7). Và chính Chúa Giê-su là Đức Vua mang đến Nước Trời (Triều Đại) cùng đến từ Thiên Chúa (Gioan 18,36). 

Vâng chính Chúa Giê-su, không ai khác, là Con Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su, vâng chính Ngài, là Người cầm quyền Nước Chúa, chính Chúa Giê-su khai mở Vương Quốc Tình Yêu mà chúng ta đang cử hành Nghi Lễ hôm nay, trước Thánh Giá cao ngất tận trời của Ngài. Amen ! 

Lm. Phero Lê Quang Dũng

Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét