Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN THÁNH CHÚA GIÊ-SU LẬP PHÉP THÁNH THỂ: Một Tình Yêu Sống Động



THỨ NĂM TUẦN THÁNH CHÚA GIÊ-SU LẬP PHÉP THÁNH THỂ 

XUẤT HÀNH 12,1-8.11-14 ; 1CÔ-RIN-TÔ 11,23-26 ; GIO-AN 13,1-15 

Một Tình Yêu Sống Động 



Qủa thực là thần kỳ chương trình cứu độ của Chúa, đó là vào buổi chiều bữa Tiệc Ly : Chúa Giê-su đã xếp đặt cùng bài trí mọi phương tiện cho bữa Tiệc lịch sử này. Ngài đã cố gắng nói lên tâm tình yêu thương tận cùng của mình với các tông đồ. Chúa Giê-su nói như thế nào các lòi yêu thương họ? Thánh Phao-lô nhắc nhở lại cho chúng ta rằng : « Chúa Giê-su đã cầm lấy bánh và rượu trong tay rồi dâng lời chúc tụng, tạ ơn cùng trao lại cho các môn đệ và nói « anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em (…) Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Uớc mới ». Có nghĩa Chúa Giê-su trao ban Máu và Mình Ngài cho các tông đồ bằng việc ký kết giao uớc mới. Chúa đặt vào trong đôi tay các Tông Đồ, để các ông có thể đi vào trong giao ước với Thiên Chúa, để các ông trở nên kết thân tình thành bạn hữu của Ngài. 

Như thế trong lúc Chúa Giê-su trao ban cho các môn đệ mình : Bánh Thánh là chính Thân Mình Ngài và Chén Thánh chính là Máu Ngài. Đó chính là tất cả Con Người Ngài, tất cả hữu thể của Ngài mà Chúa Ki-tô hiến thân cho các môn đệ mình sự sống máu thịt của Ngài. Thế đó, Chúa dã làm một phương thức triệt để, một dâng hiến triệt để, là ban chính Máu Thịt mình làm lương thực nuôi dưỡng các môn đệ thân yêu mình, và nuôi cả chính chúng ta cùng chúng sinh hôm nay. Chúa Ki-tô trao ban, Ngài hiến tặng sự sống mình cho môn đệ yêu dấu, để cho họ có được sự sống của Ngài. Còn ngày nay, Chúa Ki-tô vẫn tiếp tục ban tặng cho chúng ta, để đến phần ta, chúng ta cũng được sống chính sự sống của Ngài. 

Trong Tin Mừng hôm nay, Thánh Sử Gio-an không nói đến Bánh và Rượu, nhưng thánh nhân tường thuật lại cử chỉ khiêm hạ cùng yêu thương của Chúa Giê-su vào buổi chiều Tiệc Ly, là cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ. Thông Đìệp Ngài gửi trao lại cho chúng ta hôm nay, cũng nền tảng như nhau, chỉ có cách thức biểu lộ là khác thôi. 

Quả vào thời Chúa Giê-su , cử chỉ rửa chân là cử chỉ có tính cách gia đình họ rữa chân cho nhau. Thế nhưng, Chúa Giê-su đã thực hiện và hoàn thành một việc không ai nghĩ đến, không ai chờ cả, và tạo nên sự kinh ngạc cho mọi người. Thực không ai chờ mong, do đó qủa là một ngạc nhiên lớn, mà các Tông Đồ nghĩ rằng Ngài đã làm một hành động ô nhục, gây tai tiếng cho thiên hạ. Vì thế chúng ta có thể hiểu tại sao thánh Phê-rô có phản ứng mạnh mẽ : Thầy là Đức Chúa, Thầy muốn rửa chân cho tôi ư, việc này không thể nào được! Đó là chuyện không bình thường Thầy ơi! Không thể nào vì từ xưa tới nay chưa ai làm thế . Thế nhưng, Chúa Giê-su đã làm và hoàn tất một việc kỳ diệu, để lại trong lòng thánh Phê-rô cúng các Tông Đồ, và ngay cả lòng người ngày nay : có ông vua nào cúi mình xuống rửa chân cho người thị vệ, có Hoàng Hậu nào rửa chân cho a hoàn, có bà chủ qúy phái nào rửa chân cho con sen ? 

Tuy nhiên đã trở nên bình thường, đó chính là Chúa Giê-su đã khiêm hạ cúi mình xuống rửa chân cho các Tông Đồ. Ngài đã làm một việc khác người , là đã rũa chân cho họ. Như vậy Chúa Giê-su muốn các ông hiểu rằng, Ngài đã trao hiến cho họ đến tận cùng tình yêu của mình. Thêm nữa, Chúa Giê-su muốn cho các Tông Đồ hiểu Ngài yêu họ hết mình, cái yêu đó qua cử chỉ phục vụ họ mà họ thấy Ngài làm cho họ đó. 

Một cử chỉ làm kinh ngạc, song cũng là một cử chỉ làm cảm động lòng người. Tuyệt thay một cử chỉ làm lòng người cảm phục, kính phục, để rồi họ phải trí phục cùng tâm phục Chúa Giê-su. Thực thế, thường chúng ta có ý tuởng không đẹp lắm vói một ai đó yêu hết mình, tự hạ mình biết bao để yêu thương, hầu trao ban cả chính mình để yêu. Thế nhưng, việc đó qủa tuyệt đẹp, và cũng qủa ý nghĩa lắm mà Chúa Giê-su đã thực thi. Ngài đã yêu thương chúng ta biết dường nào bắng cách trở nên Người phục vụ chúng ta. 

Để rồi tư đó, một lần để đời cho các Tông Đồ sẽ hiểu được ý nghĩa của Chúa Giê-su làm. Một lần để đời các ông hiểu được cái hành động của Chúa Giê-su, là ý nghĩa của một tình yêu không mức độ, một tình yêu Chúa Trời, và các ông đã thán phục, tâm phục. Thế ấy, tạo nên sự biểu lộ cái phản ứng thứ hai của thánh Phê-rô : « vâng, lạy Thầy xin cứ rửa, không những chân mà cả tay và đầu con nữa ». Điều này với nghĩa : vâng, con vui lòng được yêu như Thầy muốn thể hiện, được yêu như con thấy Thầy ban sự sống cuả Thầy cho con, được yêu như con thấy Thầy trở nên Người phục vụ con. 

Tất cả đều có thể dừng ở đây, thế nhưng tất cả đã không dừng ở đó. Quả thực Chúa Giê-su tiếp tục câu nói với các Tông Đồ rằng : « Thầy đã làm gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em » (Gioan 13,15). 

Thánh Sử Gio-an đã không kể lại cho chúng ta biết các phản ứng như thế nào của các Tông Đồ. Vào lúc đó, các Tông Đồ chắc chắn đã không hiểu mọi chiều sâu của những Lời Chúa nói đây mang lại cho họ. Thực Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ không chỉ thán phúc càc việc làm của Ngài, nhưng mời gọi các ông phải hành động như Ngài. Chúa Giê-su thỉnh cầu các ông không những chỉ để cho Ngài yêu thôi, song phải biết yêu như Ngài. Có nghĩa cũng một cách triệt để, một cách tuyệt đối như Chúa. 

Vậy đó, chính đây là trọng tâm Thông Điệp của Ngày Thứ Năm Tuần Thánh! Hạnh phúc thay chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, yêu đến nỗi quên chính danh phận mình, và đã trở nên Người phục vụ chúng ta. Do thế, chúng ta được mời gọi yêu thương như Ngài, yêu sâu sắc như Ngài. Yêu đến nỗi quên chính danh phận mình để phục vụ anh chị em mình như Chúa Trời. Có nghĩa chúng ta cảm nghĩ Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta quá chăng ? Chúng ta chớ nói Chúa Trời đòi hỏi chúng ta quá đáng! Đúng Thiên Chúa hơi đòi hỏi chúng ta - Thế nhưng chúng ta bình tâm suy nghĩ lại, Chúa Trời không yêu cầu chúng ta diều gì hơn ngoài hai chữ yêu và nên yêu như Ngài đã yêu. Hãy xem nhé, cái đẹp của yêu cùng lý tuởng của yêu mà Chúa Trời đề nghị chúng ta, qua đó Ngài mời gọi ta yêu một cách thân tình âu yếm qua mỗi giây phút, qua từng ngày, cho đến những ngày giờ cuối cùng của đời chúng ta. 

Vì lý tưởng cái đẹp cùng cái yêu, đó không chỉ là tự để cho mình được Chúa Ki-tô yêu. Đó không những chỉ yêu như Chúa Ki-tô đã yêu chúng ta, nhưng chính chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu yêu thương chúng ta. Do thế, chúng ta chớ có ngừng yêu thương, chúng ta phải đi cho đến tận cùng tình yêu như Chúa Giê-su yêu ta và thế nhân. Amen! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN


0 nhận xét:

Đăng nhận xét