Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

SN CHÚA NHẬT LỄ LÁ TUỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU: Con Người Và Thập Giá


CHÚA NHẬT LỄ LÁ TUỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU 

I-SAI-A 50,4-7 ; PHI-LÍP-PHÊ 2, 6-11 ; LU-CA 22,14-25,56 

Con Người Và Thập Giá 



Qủa từ xưa đến nay trên địa cầu này, có vô số người đã chết trên cây thập giá, thế nhưng người ta lại không nói nhiều về họ. Tuy nhiên với Chúa Giê-su, thì lại khác. Thiên hạ vẫn còn kể những câu chuyện xảy ra về Ngài, sách vở viết về cái chết thảm thương của Chúa Giê-su qủa không thể kể hết, đếm hết. Khi đứng trước tượng Thánh Giá. người ta qùy chiêm ngắm khuôn mặt của Chúa Giê-su. Thực thế, phải xác nhận rằng có cái gì trong cây thánh giá này, là một sự phong phú linh thiêng cùng một mầu nhiệm cao cả, là một ánh sáng cùng một sự sống đưa đến sự vô cùng. Vâng, là đưa đến cái vô cùng và tột đỉnh của tình yêu, là đưa đến sự vô cùng của ân sủng. 

Bài tường thuật sự thương khó của Chúa Giê-su chúng ta vừa nghe qua, được bắt đầu bằng bữa Tiệc Ly. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su ngồi ở giữa bàn tiệc. Ngài cầm bánh và chén rượu trong tay, rồi đọc lời chúc tụng cùng tạ ơn, sau trao bánh cùng chén rượu cho các môn đệ và nói : « đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em, chén này là giao ước mới lập bằng Máu Thầy, máu đổ ra vì anh em ». Thân Thể của Thầy, Thầy cho anh em, Máu của Thầy cũng cho anh em, sự Sống và toàn thể sự Sống của Thầy, Thầy cho anh em – Cho anh em và lập nên Giao Uớc, để cho anh em được trở lại giao hòa với Thiên Chúa cùng nhận ơn xá giải tội mình. 

Qủa từ cái chết bi ai của Chúa Giê-su đây, thì với nhãn quan của mình, người ta có thể giải thích theo lối của con người : tại sao Chúa Giê-su đã bị dóng đinh vào thập giá ? Tiên khởi, Chúa Giê-su giảng dạy nơi Đền Thánh, và nữa Ngài thường đưa ra những tư tưởng mới trong những lời giảng thuyết của mình, đã làm cho các vị chức sắc, thủ lãnh có quyền thế của Do Thái cảm thấy bực mình khó chịu, vô hình chung Chúa Giê-su đã làm phật lòng họ. Thêm nữa các ông cảm thấy nơi Ngài như một người xúi dục bạo loạn. Đây là lý do tốt để cho các ông khử trừ Chúa Giê-su. Tuy thế, Chúa Giê-su có thể lẫn trốn các việc làm này, để không lên thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng Ngài đã không làm điều đó. Bởi vi số mệnh cùng sứ mạng của Chúa Giê-su, là phải trở lại thành Giê-ru-sa-lem. Để ở đó, Ngài sẽ hiến tế sự sống của mình, là mạng sống Ngài trao ban cho tất cả nhân loại. Va nhân danh Thiên Chúa Ngài cho con người dấu chỉ vĩ đại hơn hết : đó chính là tình yêu của Thiên Chúa trong Con Người Chúa Giê-su. 

Chúa Giê-su bằng lòng với định mệnh nghiệt ngã này với một ý thức rất cao độ về việc dâng hiến. Có nghĩa sự sống của Ngài, Ngài đã ban cho. Thập giá, thi Chúa Giê-su bằng lòng chịu để cho người ta đóng đinh mình. Chúng ta thấy những cử chỉ của Ngài trong bữa ăn Tiệc Ly. Qua đó Ngài đã biết trước và vui lòng chịu cảnh này vào ngày mai. Có nghĩa Chúa Giê-su hiến dâng toàn con người mình, là Mình Thầy cho anh em và Máu Thầy đổ ra cho anh em. Sự sống của Thầy trao ban cho anh em. Thầy cho chính sự sống da thịt cùng máu huyết của Thầy cho anh em. Thầy tự hiến sự sống của mình cho anh em. Ðể cho anh em và vì anh em. Thầy bằng lòng lòng chịu để người ta đóng đinh Thầy vào thập giá. 

Có lẽ từ lịch sử con người hiện diện trên trái đất này : từ cổ chí kim chưa có một vụ án nào lạ lùng thật bất công và nghịch lý như thế : kẻ có tội đáng kết án, lại làm quan tòa hạch sách xử án vị Đại Quan Tòa, là Đấng thẩm phán xét xử lượng định tội của họ. Thế nhưng chuyện nghịch lý, nghịch đời đó đã xãy ra ! Một vụ án làm đảo lộn cán cân công lý, đảo lộn đạo lý luân thường trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Ngay chính ông Phi-la-tô cũng công nhận điều đó, và nhận ra ở Chúa Giê-su là Người Công Chính : « ta không thấy người này có một tội nào để kết án cả » (Luca 23,14). Qủa Chúa Giê-su có tất cả lý do để chống đối, để phản kháng cùng gáo thét, để phản công hay kêu nài đến sự công chính cùng công lý của Thiên Chúa hoặc ngay cả công lý của loài người. Thế nhưng, Ngài không làm các điều đó, Chúa Giê-su nín lặng. Tuy vậy, Chúa Giê-su không cúi mặt cam chịu như thể chính mình tự nhiên là người có tội. Ngài không phải chịu đưng một cách thụ động cuộc khổ nạn như người ta tưởng tuợng. Đúng hơn, Chúa Giê-su thấy rõ điều đó một cách mãnh liệt. Sự khổ nạn đó với Ngài là hoàn tất một chương trình cứu độ, là thực hiện giờ « cứu độ » này cho chúng sinh, và qua đó Chúa Giê-su đến trong thế gian này. Ðúmh thế, Chúa Giê-su hoàn tất việc cứu độ như những lời mà Ngôn Sứ I-sai-a nói về Người Tôi Tớ đau khổ rằng : « Tôi đã không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui, Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, và chìa má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi người ta mắng nhiếc phỉ nhổ » (Isaia 50,5-6). 

Chúng ta phải nhìn nhận rằng sự không phản kháng cùng không bạo lực của Chúa Giê-su, chẳng phải là sự nhẫn nhục cam chịu trước sự việc không tránh được. Sự không bao lực và phản kháng này, nói đúng hơn, là Ngài không muốn tỏ uy quyền của mình, đó là Ngài dấu đi chức phận của mình. Lý hơn cùng đẹp thay, hành vi không bạo lực và phản kháng này, đây mới chính là phương thế cuối cùng chiến đấu chống lại sụ dữ cùng bất chính. Với Chúa Ki-tô : một sự chiến đấu không ai bằng, và chỉ có thể chiến thắng khi trong đôi tay họ mang thứ vũ khí của tình yêu, và chiến đấu hết sức mình cùng cống hiến với một lý do tình yêu. Tuyệt thay những việc thể hiện cụ thể ấy, đó chính là Chúa Ki-tô đã thực thi. 

Chứng tích cao cả tình yêu của Chúa Giê-su thể hiến không phải là sự đau khổ của Ngài, nhưng chính là lòng tha thứ mà Ngài tha thứ cho những kẻ đã kết án mình cách bất công, cho những người đối xử tàn nhẫn với mình, cho những kẻ lăng nhục chế giễu, và cho những người đóng đinh Ngài vào thập giá. Đó chính là mỹ đức tuyệt hảo hơn người của Chúa Giê-su : « lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, bởi chúng không biết việc chúng làm ». Qủa là lời nói cao thượng, duy chỉ có tình yêu Chúa Trời mới có thể tuyên bố như thế với nhân lọai chúng ta. 

Từ đó chúng ta bắt thấy được sự van nài lòng thương xót và thiên đàng cho tất cả những tay đồ tể của thế gian. Cũng thế, trong cử chỉ tình yêu của Chúa Con, chúng ta cảm nhận được sự tỏ lộ của chiếu cao, chiều rộng cùng chiều sâu vô cùng của tình yêu Chúa Cha. Do đó, lời tuyên bố vào thời gian của một ngày thứ sáu trước giờ cử hành Lễ Vượt Qua của người Do Thái, thì lời của Chúa Giê-su, khấn nài sự tha thứ đã trở nên Lời xin vĩnh cửu. Qủa thực cho đến ngày thế mạt, thì lời đó vẫn vang lên trước thánh nhan Thiên Chúa và luôn lên trước mặt nhân loại chúng ta. 

Thực thời gian dài qua chúng ta đã chiêm ngắm cùng suy niệm về những đau khổ và cái chết thảm thương của Chúa Ki-tô, chính bản thân Ngài trong kinh nghiệm đau đớn của da thịt, nên Ngài cảm được nỗi đau đớn của con người ; nhất là trong sự cúi mình vâng phục để thể hiện thánh ý Chúa Cha hầu cứu độ nhân loại. Để rồi từ đó, thánh Phao-lô mời gọi toàn thể nhân loại hãy thờ lạy, bái phục Chúa Ki-tô : « Chúa Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa (…) trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế-chính Ngài tự hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự, chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên muôn ngàn danh hiệu, để khi nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất cùng trong âm phủ, muôn vật phải bái qùy (…) và mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa » (Philípphê 2,8-11). 

Thực thế, tất cả mọi lời công bố về sự khổ nạn của Chúa Ki-tô phải đưa tới sự im lặng và việc qùy gối phủ phục thờ lạy. Vâng, chúng ta hay nhân loại phải im lặng trước một tình yêu cao cả đưa đến sự cắt đứt mọi khổ đau. Chúng ta phủ phục cùng cúi thờ trong sự hiện diện của một cái chết, cái chết ấy là một hồng ân đại trọng của sự sống cho con người. Chúng ta im lặng suy niệm trước khuôn mặt của một Thiên Chúa không còn là khuôn mặt con người. Chúng ta phải qùy xuống tôn thờ trước con người này đã biến dạng khuôn mặt, nhưng lại mạc khải chính thật là khuôn mặt Thiên Chúa Tòan Năng, một Thiên Chúa Tình Yêu và tha thứ cùng thương xót chúng sinh cho đến đổ những giọt máu cuối cùng, và tàn những hơi thở trên cây Thập Giá cao ngất. 

Hãy im lặng và im lặng! Chúng ta qùy xuống tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì chúng ta và con người thật đã chết, nay được sống lại nhờ một tình yêu cao cả, vô biên của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta đã ban cho ta cùng chúng sinh ơn cứu độ vĩnh cửu, Amen ! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét