Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Blogger Việt Nam tố cáo các viên chức chính quyền tấn công tình dục



Trong bối cảnh độc tài ở Việt Nam, công an hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì sự lạm dụng quyền lực của họ. Bài tường thuật của Vi đặt ra nghi vấn về khả năng phạm tội của viên công an cấp cao Lê Minh Hải, người mà cô nhắc đến trong bài viết của mình là phụ trách bộ phận an ninh của TP. Hồ Chí Minh. Cô cũng làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các nữ blogger bất đồng chính kiến khác bị bắt giữ cũng đã bị lạm dụng tình dục tương tự như vậy trong quá khứ hay không…
Việt Nam đàn áp các blogger độc lập đã đạt mức thậm tệ hơn trong những ngày gần đây với các báo cáo về bạo lực tình dục gây ra bởi các viên chức nhà nước đối với một nhà báo online có tiếng.
Trong một bài tự thuật gây xôn xao đăng trên trang blog tập thể Danlambao hôm thứ sáu, Nguyễn Hoàng Vi đã mô tả chi tiết việc bị các công an đánh đập và lột đồ cô ra và ra lệnh cho y tá thực hiện khám xét chỗ kín của cô trong khi cô bị câu lưu vào ngày 28 tháng 12 tại Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.
Theo những điều nhớ lại của cô về phản kháng sự xúc phạm, công an cho biết họ nghi ngờ cô giấu “tang vật phạm pháp” trong người và các nhân viên khác đã quay phim lại khi họ dùng bạo lực lột đồ cô. Y tá, sau khi từ chối ban đầu, đã buộc phải tiến hành việc khám xét. Vi viết trong một bài rằng:

 “Họ yêu cầu tôi ngoan ngoãn hợp tác nhưng bị tôi từ chối. Họ cưỡng chế, khiêng tôi đặt nằm trên bàn rồi bắt đầu khống chế tay chân để lột hết đồ trên người tôi. Tôi cố gắng dùng hết sức chống cự lại họ khiến có mấy lần họ bị tôi đá văng vào tường. Họ cũng có bị tôi cào cấu vào tay và bị tôi nắm tóc kéo nữa. Nhưng sức 1 người không thể nào làm lại 4 người họ, cuối cùng họ cũng lột sạch đồ trên người. Họ còn dùng tay chọc vào chỗ kín khiến tôi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần”. 
Vi bị bắt giữ ngay từ phía trước tòa án, nơi diễn ra phiên xử phúc thẩm các blogger bị cầm tù Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải. Ba blogger, bị buộc tội tham gia thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do mà không có phép ở Việt Nam, đã bị kết án tù khắc nghiệt trong tháng 9 vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Phan Thanh Hải, bút danh Anh Ba Sài Gòn, đã được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm, mức án của Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần vẫn giữ nguyên, lần lượt là 12 năm và 10 năm. CPJ đang tiến hành xác định xem liệu các blogger độc lập khác có bị sách nhiễu hay giam giữ trong khi đang cố gắng đưa tin phiên tòa phúc thẩm. Theo nghiên cứu của CPJ, hiện nay ở Việt Nam có 14 nhà báo và blogger bị tống vào sau song sắt.
Vi – một cộng tác viên thường xuyên của Danlambao, có thể đã bị nhắm đến vì những bài viết blog trước đây của cô về những trường hợp nhạy cảm. Vào tháng 9/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một lệnh cấm nhân viên nhà nước truy cập vào trang Danlambao và hai blog khác vì “làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo nhà nước”, trong số những lời buộc tội khác.
Theo một báo cáo của tờ Thông tấn xã Liên hiệp Công giáo Á châu (Union of Catholic Asian News), Vi đã gặp các thành viên gia đình của bà Đặng Thị Kim Liêng vào ngày bà tự thiêu để phản đối việc giam giữ và trì hoãn phiên tòa xét xử con gái của bà là blogger Tạ Phong Tần. Theo báo cáo này, sau đó Vi đã bị các nhân viên mặc thường phục đe dọa và ngăn cản tham dự tang lễ bà Liêng.
Trong bối cảnh độc tài ở Việt Nam, công an hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì sự lạm dụng quyền lực của họ. Bài tường thuật của Vi đặt ra nghi vấn về khả năng phạm tội của viên công an cấp cao Lê Minh Hải, người mà cô nhắc đến trong bài viết của mình là phụ trách bộ phận an ninh của TP. Hồ Chí Minh. Cô cũng làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các nữ blogger bất đồng chính kiến khác bị bắt giữ cũng đã bị lạm dụng tình dục tương tự như vậy trong quá khứ hay không…
Giống như nhiều blogger ở Việt Nam bị sách nhiễu và bị đàn áp, bằng sức mạnh viết blog Vi tiếp tục phản kháng và sự lạc quan, trích dẫn những gì cô nói với một nhân viên an ninh liên quan đến cuộc tấn công mình: “Theo một cách nào đó, tôi vui vì các người đã thực hiện hành vi đó; Bởi vì bất cứ một cuộc vận động thay đổi xã hội nào cũng có những sự mất mát, hy sinh. Với những việc làm của các người hôm nay chỉ cho thấy những dấu hiệu của sự thay đổi thực sự đang đến rất gần”.
Shawn W. Crispin / Đại diện CPJ ở khu vực Đông Nam Á 
[Tường trình từ Bangkok]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét