Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI BA THƯỜG NIÊN: "Trở Thành Môn Ðệ Chúa Ki-tô"


CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI BA THƯỜG NIÊN

KHÔN NGOAN 9,13-18 ; PHI-LÊ-MÔN 9.10.12.17 ; LU-CA 14,25-33

Trở Thành Môn Ðệ Chúa Ki-tô



Qủa chúng ta thường dùng ngôn ngữ hay các thành ngữ, lắm lúc không được sâu sắc ý nghĩa của chúng, có thể trống rỗng cùng vô nghĩa. Cũng như người ta sử dụng nhiều, dùng đến nhiều, viết nhiều và dẫn giải nhiều về ngôn từ tình yêu. Vả nữa, thiên hạ nói nhiều, giải thích rất nhiều về ngôn từ Ki-tô hữu hoặc Công Giáo, nhưng mấy ai hiểu thấu đáo các ngôn từ nói này. Và bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, cống hiến cho chúng ta một ngôn từ khác có thể đã biến dạng với năm tháng, đó là ngôn từ môn đệ.

Ngôn từ môn đệ được Chúa Giê-su đưa ra ba điều kiện cùng ba yêu cầu để con người có thể trở thành môn đệ của Ngài. Những điều kiện yêu cầu của Chúa Giê-su đó thật là đòi hỏi chúng ta.

Ðiều kiện tiên khởi liên quan đến chính Chúa Ki-tô, đó là Ngài yêu cầu chúng ta phải yêu mến Chúa Trời hơn và trên hết mọi người khác, ngay cả cha mẹ hay những người thân thuộc của chúng ta. Yêu mến ai hơn, có nghĩa là đặt người đó ở vị trí hơn hết trong đời ta, xem người ấy cùng ý muốn của họ trên hết tất cả mọi người khác và ý muốn của chính ta. Ðể cụ thể, người tín hữu đi tìm kiếm Chúa Ki-tô phải trả lời cho việc Chúa đòi hỏi, ý thức được sự hiện diện của Chúa Ki-tô trong đời mình. Cũng như khi chúng ta cầu nguyện khấn xin Ngài, ta cố gắng trong mọi tình huống của cuộc đời hằng nghĩ đến sự hiện diện của Chúa Giê-su, và hằng theo sát giáo huấn của Ngài. Chúng ta phải biết để cho Tin Mừng Chúa soi sáng cùng hướng dẫn đời ta, chớ không phải những trào lưu tư tưởng của thời đại, hay những khuynh hường thế gian dẫn đạo đời chúng ta.

Ðiều kiện thứ hai để trở thành môn đệ Chúa Ki-tô, chính là Chúa nhắc nhở cho chúng ta sự cần thiết vác lấy thánh giá mình. Ðây là lời yêu cầu không làm ta ngạc nhiên như chính lời Chúa phán :« môn đệ không thể hơn Thầy mình ». Do đó, người môn đệ Chúa Giê-su bước theo con đường mà Thầy mình đã đi qua, và hằng tin tưởng vào những gì Thầy mình đã chịu, và được xem giống như Thầy mình đã trải qua con đường khổ giá.

Chúng ta cần hiểu rõ hơn điều kiện thứ hai này được Chúa Ki-tô đề ra, hầu trở thành môn đệ của Ngài. Quả thế, đây chẳng phải câu hỏi để chúng ta đi tìm kiếm thánh giá cùng đau khổ cho chính mình. Vì điều này có tính cách bệnh hoạn cùng nhẫn tâm, độc ác. Lý hơn, chúng ta chấp nhận thánh giá cùng đau khổ khi chúng hiện diện, khi chúng đến với ta. Lúc đó chúng ta bằng lòng chấp nhận đau khổ cùng thánh giá, để ta không thành kẻ bất trung với Chúa Ki-tô mà chúng ta yêu mến, tôn thờ. 

Ðiều kiện thứ ba để trở thành môn đệ Chúa Ki-tô, đó là lời yêu cầu từ bỏ tất cả những gì ta có, ta sở hữu. Người ta nghĩ ở đây rằng là vật chất cùng tiền bạc. Giáo lý của Chúa Giê-su rất là rõ ràng với vấn đề từ bỏ này. Như Lời Chúa phán dạy, thì những người giàu có sẽ khó vào được Nước Thiên Chúa. Cũng thế, đi xa hơn chúng ta phải nghĩ đến một sự từ bỏ khác nữa, đó là từ bỏ chính mình. Người môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô, là người ý thức sự từ bỏ chính mình, và chỉ vui lòng đi tìm sự chiếm hữu cái ích lợi cho đời mình, đó chính là Chúa Ki-tô ; cũng như chỉ đi tìm mục đích tối hậu, đó chính là thánh ý Thiên Chúa.

Do thế, người môn đệ của Chúa Ki-tô không quy hường về mình. Người môn đệ luôn có sự đòi hỏi trở nên giống Thầy mình. Người ta nói rằng với bản tính tự nhiên của con người thì quả khó khăn, và có lẽ không bao giờ con người đạt đến sự toàn hảo cùng tuyệt đối được. Ba điền kiện do Chúa Giê-su đưa ra đây để theo Ngài, cùng trở thành môn đệ Ngài, thì Chúa Giê-su chỉ cho một con đường, trên con đường đó chúng ta dấn thân. Con đường đó là một lý tưởng cho chúng ta theo đuổi cho đến lúc cuối đời.

Thực ra Chúa Giê-su ý thức những điều Ngài yêu cầu ở nơi các môn đệ mình. Bởi vậy Chúa mới nhấn mạnh qua bài Tin Mừng những điều cần thiết cùng những việc phải từ bỏ, cẩn trọng trong suy nghĩ, để rồi xét lại lòng mình nếu như người ta thất sự muốn trở nên môn đệ Ngài. Chúa Giê-su không cưỡng bách bất cứ ai phải trở thành như mình. Ngài luôn tôn trọng tự do và ý muốn của con người. Chúa luôn tôn trọng họ, để cho họ có sự quyết định của bản thân, và tìm ra được sự hữu ích hay lý tưởng đi theo Ngài. Quả thực Chúa Giê-su luôn chờ đợi sự quyết định một cách nghêm túc đó của con người và chúng ta.

Phần nhiều người chúng ta ở đây đã trở thành người Ki-tô hữu, do chịu phép Rửa tội khi chúng ta vừ mới sinh mấy ngày hay mấy tháng. Qua việc chịu phép Rửa tội này, có thể chúng ta nhận biết Chúa Ki-tô ngay từ buổi đầu của sự sống mình, quả là bảo đảm một ích lợi cho chúng ta. Tuy nhiên, đó cũng là sự khó khăn hơn do chính mình trở thành môn đệ Chúa Giê-su.

Thực vậy, biết bao nhiêu người giữa chúng ta đây đã được chịu phép Rửa tội sau vài ngày hay vài tháng lúc chúng ta chào đời, để rồi khi chúng ta trở thành Ki-tô hữu, phải chăng là do ý muốn của cha mẹ ? Chỉ có một số người rất ích là do tự ý muốn của mình. Qủa vô số người đã trở thành Ki-tô hữu, nhưng mấy người ý thức được mình là Ki-tô hữu, và phải trở nên Ki-tô hữu đích thực, chính danh, hoặc nói mạnh hơn là phải trở nên giống Chúa Ki-tô. Từ ý này, là Ki-tô hữu, đó chính là trạng thái tiếp nhận, song chỉ là một chút tích hợp. Ðể rồi qua sự chịu phép Rửa tội đó, có thể chỉ là một nước sơn dầu bóng bên ngoài, hay chỉ là một nhãn hiệu dán lên. Còn đời sống Ki-tô hữu của chúng ta, thì sống thật xa với Tin Mừng Chúa Giê-su yêu cầu và đòi hỏi.

Thế đó, chúng ta là loại môn đệ nào, là loại Ki-tô hữu nào ? Ðây chính là câu hỏi do bài Tin Mừng hôm nay đề ra mà chúng ta vừa mới nghe qua. Là môn đệ và Ki-tô hữu do bởi truyền thống hay là do lòng xác tín của chúng ta ? Là môn đệ hay người Ki-tô hữu đi theo Thầy Chi Thánh một cách cương quyết, luôn bên cạnh Thầy mình trong mọi cảnh huống của cuộc đời, hay là môn đệ và người Ki-tô hữu đi theo Thầy xa xa, lúc nguy nan thì chạy trốn ? Là môn đệ hoặc Ki-tô hữu với lòng nhiệt thành phụng sự Chúa Trời, hoặc là môn đệ và Ki-tô hữu với con tim nguội lạnh khô khan ? Là môn đệ Chúa Giê-su hay người Ki-tô hữu chỉ đi tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật là xong, hay là môn đệ và người Ki-tô hữu dấn thân, lo lắng cho việc xây dựng mở mang Nước Chúa mỗi ngày mỗi lan rộng trong đời ta cùng trong thế giới. Amen !

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét