Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Những phút cuối đời của Hồ ông: Ai bốc phét, ai nói láo?


LTCGVN (27.09.2013) - Sau khi so sánh kỹ hai dữ kiện nêu trên, bạn đọc nghĩ thế nào? Ai bốc phét, ai nói láo từ 45 năm qua? Nhạc sĩ Trần Hoàn đã bốc phét trên tờ Đại Đoàn Kết? Hay tờ báo nhớn QĐND đã nói leo, nói láo theo lời bà y tá trưởng Vương Tinh Minh? Dù thế nào vẫn có một bên... ba xạo! Tiên sư cha sự độc địa của thằng Internet và ‘hoan hô’ Nghị định 72 của Thủ tướng Ba Ếch!

*

Hồ Chí Minh là người Việt - Nguyễn Tất Thành, hay người Tàu - Hồ Tập Chương là câu hỏi đã được nhiều tác giả liên tục đặt ra trên mạng, và qua đó cũng đã có nhiều dẫn chứng xác minh đầy thuyết phục cho nghi vấn "Hồ Chí Minh = Hồ Tập Chương", tuy nhiên, dù sao khi thời cơ đến cũng phải nhờ DNA / ADN khẳng định mới có câu trả lời dứt điểm. ĐCSVN sẽ chẳng bao giờ dám chính thức khẳng định chuyện động trời này. Về mặt hình thức cơ bản, nếu để ý chúng ta thấy rõ từ khi lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước VNDCCH cho đến khi được lộng kiếng trong Lăng Ba Đình, Hồ ông chỉ ăn mặc theo lối Đại cán của Tàu. Về mặt tư tưởng thì sao? Ai cũng biết, tư tưởng chính trị nói chung của Hồ ông là bản photocopy cao cấp của Liên Xô và Tàu, đặc biệt là của Mao ông. Còn mặt tâm lý? Cũng đã có nhiều bài phân tích khá chi li. Trong bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn đưa ra thêm chút dữ kiện, mới truy được trên mạng, bổ sung cho câu trả lời. Chúng ta hãy cùng đọc trích đoạn từ báo QĐND ngày 25/01/2010, nguyên văn:

"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người."(Nguyễn Hòa: Ba lần Bác cười trước lúc đi xa, hay ở đây.



Từ trích đoạn trên trong bài viết của bà y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh Minh, thành viên Tổ bác sĩ Trung cọng sang Việt Nam chữa bệnh cho Hồ ông, tháng 8-1969 rằng "trước lúc đi xa", Hồ ông chỉ muốn nghe một bản nhạc Tàu, vậy chúng ta thử so sánh với nội dung bản nhạc Lời bác dặn trước lúc đi xa… của nhạc sĩ người Việt tên Trần Hoàn xem sao:

[“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im. Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu Ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ. Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi. Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền. Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim. Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca, trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời. Người muốn đem tận vô cùng, bài ca đất nước theo Bác đến mênh mông. Lần thứ ba, Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đôi làn Quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở, tái tê rằng: "Người ơi, người ở đừng về..." Bác nhìn em, rơm rớm hàng mi. Bác muốn nghe một câu hò Huế hoặc muốn nghe câu hát Dặm quê nhà. Bác muốn nghe một đôi làn Quan họ bởi bài ca đất nước sao quên. Lúc chia ly, lời di chúc đơn sơ, Bác muốn non sông đinh ninh lời hẹn thề: "Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết... những khúc hát dân ca". Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa. Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa.”]


Và chúng ta cùng đọc hay đọc lại lời tâm sự của chính tác giả bản nhạc rất nổi tiếng này, nguyên văn:

[“Sinh thời nhạc sĩ Trần Hoàn không có nhiều dịp được gần Bác Hồ nhưng hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc luôn in đậm trong trái tim ông. Tình cảm ấy luôn thôi thúc người nhạc sĩ rút ruột gan mình giống như con tằm nhả tơ làm kén. Năm 1989, một lần nằm trong bệnh viện Việt – Xô chữa bệnh cùng với đồng chí Vũ Kỳ - thư kí riêng của Bác, nhạc sĩ Trần Hoàn được đồng chí Vũ Kỳ kể lại cho nghe một câu chuyện xúc động.

Nội dung câu chuyện được nhạc sĩ chuyển tải nguyên vẹn trong ca từ của bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, Không Hư Cấu Hay Thêm Bớt Một Chi Tiết Nào Cả. Bài hát giống như một lời dặn của người Cha già trước lúc đi xa, mong cho con cháu mãi yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc.”] (ĐĐK ngày 29/08/2012 - Hoàng Thu Phố: Nhạc sĩ Trần Hoàn với “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”)




Bổ túc:

Chưa hết: [“Về nguyên mẫu "em gái nhỏ” trong câu hát: "Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh / Bác muốn nghe một đôi làn quan họ / Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ bước vào gần Bác / Rồi căn phòng xao động trong nước mắt / Những lời ca nức nở tái tê / Rằng Người ơi Người ở đừng về…” cũng khiến rất nhiều người tò mò, không biết đó là ai? Theo nhạc sĩ Trần Hoàn tiết lộ, thì đó chính là nữ y tá Ngô Thị Oanh khi đó đang làm việc tại Khoa Phẫu thuật, Viện Quân y 108 – người đã cùng với các đồng nghiệp của mình túc trực 24/24h bên cạnh Bác trong những ngày cuối của cuộc đời Người…
Bài hát ra đời đã lập tức làm rung động trái tim của những con dân nước Việt. Tuy nhiên, tới tận lúc qua đời, nhạc sĩ Trần Hoàn vẫn chưa một lần gặp người nữ y tá đã đi vào sáng tác để đời của ông.] (Nguồn ĐĐK: như trên)
(Hết bổ túc)
Bản nhạc này tôi đã từng nghe nhiều lần từ hồi mới vỡ giọng, nhân mỗi lần sang Thái Lan mừng sinh nhật của Bà ngoại, nhằm ngày 05 tháng 09. Mỗi năm Mẹ đưa 4 anh em tôi qua Thái trước đó hai ba ngày để sắp xếp việc tổ chức vì Mẹ là chị cả và là người ‘chịu’ mọi chi phí. Đến tối 03/09 (tức là ngày khai tử giả của Hồ ông, mãi đến năm 1989 mới được chính thức công nhận là 02/09), trong nhà bà ngoại, vốn là chi bộ trưởng Hội phụ nữ Việt kiều yêu nước, kín đáo tổ chức lễ giỗ Hồ ông với sự hiện diện của chừng 25-30 thành viên đồng chí hàng xóm. Sau nghi lễ thắp nhang khấn khứa hướng lên bàn thờ có hình ‘Bác’, bài hát này của nhạc sĩ Trần Hoàn được một anh / chú hay một chị / cô / dì hát lên theo lối Acappella bây giờ (hát không có nhạc đệm) và cả nhà sụt sùi rưng rức lau nước mắt theo từng lời ca, ngoại trừ Mẹ là ngồi dửng dưng, lặng thinh, cười bằng mắt. Bốn anh em chúng tôi, thấy Bà ngoại và bà con khóc thì cũng khóc... theo, chứ bấy giờ chẳng hiểu tại sao có cảnh khóc tập thể ‘kỳ diệu’ như thế. Nay Bà ngoại và Mẹ đều đã quy thiên, viết những dòng chữ này, tôi vẫn ngậm ngùi thắc mắc: Tại sao Bà ngoại đành đoạn từ bỏ Mẹ chỉ vì những chuyện tào lao, bịp bợm này. Chuyện tào lao, bịp bợm là bởi Bà ngoại nhất định muốn 4 anh em chúng tôi cài mảnh vải đen bằng đốt tay cái lên áo, biểu tượng để tang ‘Bác’. Mẹ kịch liệt chống lại. Bà ngoại ra điều kiện, do đó tình mẹ con mới ra nông nỗi, mãi cho đến khi cả hai đều không còn ở cõi trần. Bà ngoại mất, Mẹ không qua để tang, vì dì Nhỏ (em gái út của Mẹ) nhắn qua rằng “Bà ngoại di mệnh cấm con Điệp (tên Mẹ) qua chịu tang, vì Mẹ là ‘đồ Việt gian phản động’, đã không tôn kính ‘Bác vĩ đại’ của Bà ngoại”. Chẳng biết bên kia thế giới Bà ngoại có biết ‘Bác’ của Bà ngoại là một trường thiên bi hài thảm kịch của cả dân tộc ta hay không? Mẹ thì chắc hẳn đã ‘biết Bác’ từ lâu vì cùng gốc Nghệ, nhưng vì an ninh của gia đình đành giữ kín và để thỉnh thoảng cười một mình.

Khi tôi bắt đầu mày mò cầm bút, từ thời báo giấy, Mẹ biết rõ những sinh hoạt tôi đã, đang và sẽ làm đều đi ngược lại 180° với đcs VN, Mẹ không khuyến khích cũng không ngăn cản. Trong những lần gặp lại, đàm luận với Mẹ, tôi có hỏi về ‘bác của Bà ngoại’, Mẹ cũng chỉ cười, trả lời “con cứ tìm, tìm mãi rồi sẽ thấy và tự ngộ thôi. Bây giờ Mẹ có nói ra, cũng chỉ làm con hoang mang, vì có những điều láo lếu được toa rập trong một thời gian dài để biến nó thành sự thật thì nó cũng có thể thành như... thật.”

Sau khi so sánh kỹ hai dữ kiện nêu trên, bạn đọc nghĩ thế nào? Ai bốc phét, ai nói láo từ 45 năm qua? Nhạc sĩ Trần Hoàn đã bốc phét trên tờ Đại Đoàn Kết? Hay tờ báo nhớn QĐND đã nói leo, nói láo theo lời bà y tá trưởng Vương Tinh Minh? Dù thế nào vẫn có một bên... ba xạo! Tiên sư cha sự độc địa của thằng Internet và ‘hoan hô’ Nghị định 72 của Thủ tướng Ba Ếch!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét