Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI SÁU THƯỜNG NIÊN: "Người Giàu Và Người Nghèo"


CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI SÁU THƯỜNG NIÊN

A-MỐT 6, 1. 4-7 ; TI-MÔ-THÊ 6, 11-16, LU CA 16,19-31

Người Giàu Và Người Nghèo



Chúa Giê-su nói dụ ngôn này với những người Pha-ri-siêu. Như thế là được bắt đầu bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay. Dụ Ngôn ! Ðó là một tiểu sử được sáng tạo, để cho người ta có được sự suy tư về một thực thể rất thực tế, cụ thể hơn là dụ ngôn liên quan đến con người chúng ta thời xưa cũng như ngày nay.

Ðiển hình câu chuyện dụ ngôn của Chúa Nhật Hai Mươi Sáu này, là rất đặc biệt, hiệu nghiệm, nhất là thực thời sự. Bởi câu chuyện được Chúa Giê-su kể đây, là một sự thực mà đôi mắt chúng ta thường găp hằng ngày trong đời minh. Ðó là những người nghèo khổ đi xin ăn trong cảnh bần cùng của con người : như áo rách khố ôm, họ nhận lấy những miếng canh thừa, cơm vãi từ những bàn ăn còn xót lại. Nói đâu xa vời, ờ thành phố Sài Gòn hoa lệ, không thiếu những cảnh thương tâm, đau lòng này. Bên cạnh những người giáu sang, áo quần lụa là kiêu sa, họ ăn những bữa ăn phủ phê, thức uống, thức uống thừa mứa, thì những người nghèo đói không có lấy được một chén cơm cho ra cơm, một cái bánh cho ra bánh để độ thân qua ngày. 

Thế đó, người giàu có, tối ngày không biết làm gì hơn là tiệc tùng ăn nhậu linh đình, còn người nghèo khổ, cái áo, cái quần thí rách trên, rách dười, vá chằng và chịt, không đủ cơm nước, không được học hành. Nói tóm lại, người nghèo không có gì hơn ngoài một tấm thân gầy còm da với xương. Trong lúc đó những người giàu sang, đã giàu rồi, thì vẫn tìm kiếm sự giàu có hơn, và họ thành công trong sự tạo được của cải vật chất thêm phong phú.

Hòan cảnh và tình trạng xã hội như nói đây, thiên hạ cùng báo chí, truyền thanh và truyền hình đề cầp hằng ngày. Người ta theo dõi, nghiên cứu và học hỏi hầu giải quyết vấn nạn giữa sự nghèo khổ và giàu sang quá cách biệt. Người ta cứ ra rả tuyên bố rất hùng hồn, là cố gắng nổ lực giảm đói bớt nghèo. Thế nhưng tất cả chẳng thấm vào đâu, số người nghèo đói vẫn cứ theo giòng thời gian gia tăng. Như ngày hôm nay, hằng muôn triệu người giàu sang mặc những bộ áo quần đắc giá, ở nhà sang trong bạc triệu Mỹ Kim, sắm xe hơi loại đắc tiền cả triệu đô-la, ngày ngày tiệc tùng nhâu nhẹt hằng chuc ngàn Mỹ Kim … Và trước thềm nhà anh, bên những bàn tiệc thừa mứa thức ăn, đồ uống của anh vung vãi, thì có vô số anh La-da-rô đói ăn, áo quấn rách nát đang chờ mong nhặt được những miếng bánh, những miếng thịt còn sót lại trong đĩa thức ăn, trong bát phở từ bàn tiệc của các người giàu có này. Nhưng buồn thay, anh La-da-rô cũng chằng đạt được điều mong ước của mình. Ðiều mong ước của những anh nghèo La-da-rô sẽ không có ngày mai và sau ngày mai đến. Vâng, bao giờ điều mơ ước của anh La-da-rô sẽ có một ngày mình đạt được mong muốn, là có một bữa ăn ngon trong xã hội cùng thế giới của chúng ta đây ? 

Tội của người giàu không phải là vì họ giàu có. Tội của người giàu là bởi họ không thèm ngó đến bao người đói ràch dưới đôi mắt họ, dưới đôi chân họ. Thế đó người giàu sang không cảm thấy người anh em đói rách, người chị em nghèo khổ ở chung quanh họ. Người giáu có chỉ thấy mình là người giàu sang. Họ chỉ thấy chính họ thôi. Người giàu có quá bận tâm đến việc làm giàu cho giàu sang thêm, và dùng thời gian tâm trí vào việc bận tâm này. Họ mất đi thời giờ nhìn những người nghèo khổ. Với người giàu thời giờ là tiền bạc, time is money !

Cái tội của những người giàu mà Dụ Ngôn trong Tin Mừng Chúa nói đây, là cái tội mù lòa con mắt cùng tấm lòng. Tội của người giàu có cũng là cái tội hờ hững, dửng dưng, lạnh cảm đối với những anh chị em đói rách. Nguyên nhân cùng lý do mất mát của các người giàu, đó chính là con tim họ là một sa mạc cát khô cằn cỗi, là hoang địa của tình người cùng hoang vắng của lòng nhân ái.

Do thế, Ngôn Sứ Amos đã có đôi tay cường tráng, có trí óc sáng suốt khi thánh nhân tường tả lại cảnh ăn chơi trác táng, tiệc tùng của những người Do Thái giàu có ở Giê-ru-sa-lem. Sự tường tả của Ngôn Sứ Amos thật giá trị biết bao cho những người giàu có trong thế giới ngày nay : cho những người giàu đã hiện hữu và sống qua, cho những người giàu đang sống và hiện hữu cùng cho những người giàu sẽ sống và hiện hữu trên trái đất này cho đến ngày tận cùng của thế giới. Những người giàu sang đang « sống yên ổn tại Jerusalem », tại New York, London, Paris, Muchen, Pékin, Tokyo, Toronto, Genève, Sài Gòn và Hà Nội : Những người giàu sang này tin rằng mình đang sống yên ổn, an toàn trong những tòa lầu đài, dinh thự tráng lệ, tường cao vách kín bao bọc, có đàn chó dữ, có cận vệ, ngày đêm canh chừng trông nom. Họ sống như cách biệt với thiên hạ, với những người nghèo khổ bánh cơm không đủ cho ba bữa ăn, trong lúc đó họ tiệc tùng, say sưa ngày đêm, trên bàn ăn đầy tràn những thức ăn thức uống cao lương mỹ vị, xa hoa hơn cả, họ uống những chai rượu Rémy Martin XO. hảo hạng cả ngàn Dollar, những chai rượu chát thượng hạng Saint Petrus, giá cả ngàn Euro đươc nhập từ Pháp. 

Cuộc đời không có gì là mãi mãi trường tồn để ngồi đó ăn chơi hưởng lạc. Như ông bà ta nói « không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ». Do đó lời khốn cho những người gìau có như lời Ngôn Sứ A-mốt cảnh cáo với những người giàu tiền của, mà nghèo mạt lòng nhân ái, từ tâm rằng : ví chẳng bao lâu các người sẽ chịu cảnh lưu đày trong khốn cực. Tuy trong bài Tin Mừng người ta không bắt thấy những lời cảnh cáo như thế, song chỉ có sự thực hiện của cảnh sống sau cái chết của đời người : « người trọc phú đi vào nơi kẻ chết ở âm phủ để chịu cực hình, còn anh La-za-rô, thì được các Thiên Thần bồng ẩm đưa vào lòng Tổ Phụ A-bờ-ra-ham ». 

Thế đó, có một ngày, thì sự công bằng sẽ được thực thi. Nếu sự công bằng không được thực hiện trên trái đất, thì sự công bằng đó sẽ được Chúa Trời thực thi một cách nghiêm chỉnh trong ngày của Ngài. Tuy nhiên sự công bằng cấn thích ứng và phải thực hành ngay bây giờ trong xã hội ta sống, trên trái đất này. Sự công bằng không phải là cách như người giàu có để làm rơi vài miếng bánh, vài cục cơm vào đôi tay người đói rách để kéo dài « cơn hấp hối », nhưng là người giàu có phải ý thức việc làm của chính mình, là thiết tạo lại một thế giới công bằng về của cải cùng cơm bánh.

Từ ý nghĩ đó, chúng ta tỏ thài độ ra sao với những người nghèo khổ chúng ta quen biết, với những nghèo đói này mà chúng ta gặp gỡ họ trong mọi nẻo đường, trong cuộc sống xã hội, qua họ chúng ta nghe và thấy tỏ tường. Vậy hỏi đâu là lòng từ tâm nhân ái cùng quảng đại của chúng ta ? Ở đâu là tâm thức cùng việc bằng lòng thay đổi cách sống của chúng ta, hầu cho những người nghèo đói có may mắn chiếm hữu được các sự ích lợi của sự sống ? Cho đến khi nào chúng ta hồi tâm dám xã thân kêu gọi những người giàu trong thế giới này, có lòng quảng đại và tình người hơn, có lòng trắc ẩn, có sự công bằng với vấn đế của cải, để biết chia sẻ bớt tài sản cùng sự giàu có của mình, để trao tặng cho những anh chị em cùng cực nghèo, hầu thay đổi cảnh sống thiếu ăn, thiếu áo của anh chị em ta đó ? Vả nữa, chúng ta có tích cực dành sự ưu tiên cho chính sách « giảm đói bớt nghèo » chăng ? Chúng ta có ý định thay đổi trạng thái lạnh lùng, ngoan cố cách sống của mình chăng ? Ðứng trước cảnh nghèo khổ, đói rách tả tơi của anh chị em chúng ta, chúng ta có bớt ăn những bữa ăn ngon thịnh sọan, tiệc tùng liên miên, nhịn bia rượu và thuốc lá, bớt tiêu sài sắm sữa những đồ dùng hoang phí, hầu dành nhửng số tiền đó, để giúp đỡ vật chất cho nhửng anh chị em đói khổ mình chăng ? 

Thật thế, nhiều câu hỏi đánh thức lương tri ngũ yên của chúng ta bấy lấu nay tườc vấn nạn nghèo khổ, đói rách của anh chị em chúng ta, cũng là con cái Chúa Trời. Mỗi người chúng ta cần hồi tâm lại và tự đặt câu hỏi cho chính mình. Bởi sẽ không có những phép lạ cho việc cứu trợ do sự lãnh đạm, hờ hững, phớt tĩnh hay do cơn mê muội của ta – Và để mở được đôi mắt , mở được cỏi lòng của ta : để có như thế, chúng ta có các báo chí, truyền thanh và truyền hình, có những bản tường trình thời sự hằng ngày, hằng tháng hằng năm, người ta nói đến những người ngheo trong khu phố, trong xóm làng, quê hương hay quốc gia ta sống, Cũng từ những nơi đó, có biết bào nhiêu đôi mắt của những anh em nghèo khổ, có biết bao nhiêu đôi tay của những chị em đói rách, có biết bao nhiêu tiếng rên rĩ, đói sữa, đói ăn của các cháu chúng ta : tất cả họ đang chờ đợi vòng tay, đôi tay ta đưa ra trong các đường phố, trong các quán ăn, tiệm nước, tiệm cà-phê … Rồi biết bao nhiêu hình ảnh người nghèo khổ, biết bao hội đoàn từ thiện cố gắng chống lại và làm giảm bớt sự nghèo đói của nhân loại, chúng ta đã và đang làm được gì để giúp họ ?

Cũng thế, Lời Chúa hằng mời gọi chúng ta phải biết chia sẻ cơm áo và yêu thương. Nhất là qua Thánh Lễ, khi chúng ta thám dự, thì hành động cụ thể của Chúa Ki-tô, chính là chia sẻ Máu Thịt Ngài cho chúng ta ăn và uống để nuôi thân mình cùng tâm thần của ta. Thế đó Thánh Thể tuyên bố một thế giới mới, ở thế giới đó sẽ không có người đói khát nghèo khổ. Một thế giới mà tất cả mọi người nam nữ, lão ấu, giàu sang, quyền quý, dân đen, nghèo khổ được bắt thấy mình đều ngồi chung một bàn tiệc, chia sẻ với nhau những gì mình có được, và họ không thiếu gì cần cả, rồi tất cả đều có đủ mọi sự, để hân hoan vui mừng bước vào Lễ Hội của Nước Trời.

Ðẹp thay cùng hạnh phúc thay, thế giới này mà Thánh Lễ loan báo là Thế Giới của Chúa Giê-su đã đến với con người, với chúng ta, thiếp lập nên cho chúng sinh. Và Ngài yêu cầu cùng mời gọi con người và chúng ta, hãy làm cho thế giới đó mỗi ngày mỗi tăng trưởng trong bình an, no ấm cùng chia sẻ cho nhau yêu thương, hầu mọi người đều có niềm vui và hạnh phúc cơm no, áo ấm thể xác lẫn tinh thần. Amen!

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét