LTCGVN (17.12.2012)
Gần đây có nhiều tranh cãi về lá Cờ Tổ quốc.
Người viết xin được góp ý từ đúc kết một số tài liệu thu nhận được. Đầu tiên chúng ta cùng nhau giải thích ý nghĩa
của Tổ quốc, sau đó đến phần so sánh những khác biệt giữa Tổ quốc XHCN, Tổ quốc
Việt Nam cùng lá Cờ tiêu biểu.
Định
nghĩa Tổ quốc
Tổ có nghĩa là Tổ tiên Quốc là Đất nước.
Tổ quốc có nghĩa là Đất nước của Tổ tiên truyền lại. Tổ quốc tiếng Anh là Fatherland, tiếng
Đức là Vaterland, dịch ngyên văn ra tiếng Việt là Đất nước của Cha. http://vi.wiktionary.org/ giải thíchTổ quốc là „Đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với
những người dân có tình cảm gắn bó với nó.“. Tình cảm với Tổ quốc xuất phát từ mối liên hệ chủng tộc, họ hàng,
bạn bè, láng giềng, người quen cùng kỷ niệm gắn bó.. Tình cảm với Tổ quốc, thường
được gọi là tình yêu nước hay lòng ái quốc do đó không thể thiếu được ở một con
người. Nó chẳng khác gì tình yêu cha mẹ, con, cháu, anh chị em, tình yêu lứa đôi,
tình yêu vợ chồng, tình bè bạn.
Cụm
từ "Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa" được xuất hiện sau khi Đảng Cộng sản giành được
chính quyền. Tổ quốc này được Trung tướng PGS, TS
Nguyễn Tiến Bình giải thích như sau „Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng
Mười đã dẫn đến sự ra đời của Tổ quốc XHCN – một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử
nhân loại được đặc trưng bởi chế độ xã hội XHCN, trong đó giai cấp công nhân và
nhân dân lao động làm chủ xã hội đồng thời làm chủ Tổ quốc.[1]“
Tổ
quốc Xã Hội Chủ Nghĩa
Người Cộng sản chủ trương „muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội phải có con
người Xã hội chủ nghĩa“ nên họ đã
khởi đầu bằng công cuộc xây dựng con người XHCN tại miền Bắc bằng cuộc cải cách
ruộng đất nhằm sự phá hủy mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội Việt
Nam đã được gầy dựng và duy trì qua nhiều đời bởi gia đình, gia tộc, bè bạn, láng
giềng, xã hôi. Họ khuyến khích Cha, Mẹ, con cái, họ hàng, láng giềng, bè bạn tố
cáo lẫn nhau với chính quyền và trước công chúng. Tổng bí thư Đảng Cộng sản
thời bấy giờ là Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) đã nêu gương đi đầu qua cuộc đấu
tố chính Cha Mẹ ruột của mình tại Nam Định. Nền đạo đức mới, đạo đức giai cấp vô
sản trên căn bản chủ nghĩa Marx, Lênin được đặt trên nền tảng bạo lực qui định
lại mối quan hệ con người trong xã hội:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin…bất diệt.[2]
Xuân Diệu có lời lẽ nhẹ nhàng hơn nhưng cũng
không kém tính sát máu:
Địa hào
đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đưốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ
bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.[3]
Lời thơ Xuân Diệu đã bị nền văn hoá XHCN
thay đổi hoàn toàn, còn đâu những vần thơ mà lứa tuổi „tập tành yêu“ bắt buộc
phải thuộc làu và cho đến nay vẫn không thể nào quên được:
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi ! Anh nhớ em .
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối 2 …
Giám Mục phó giáo phận Hà Nội, Lê Đắc Trọng
đã mô tả cuộc đấu tố trong thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc trong tập hồi
ký của Ngài như sau:
“… Vào
phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: ‘Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó
ngồi ở đằng sau ta…’. Người ngồi sau run
sợ…! Một lúc nữa, đội lại nói: ‘Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt
ta‘. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên
ngồi? Sợ sệt và sợ sệt…!
Ai nấy ngồi
yên chỗ, bắt đầu cuộc ‘đấu tố’. Tố cáo tội ác giai cấp bóc lột, đấu tranh đánh
đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể khổ, để tố cáo tội ác của bọn
địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn
sự thật.
… Người
nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được cách tố cáo, tất cả đã được
dậy bảo, được Đội ‘mớm’ cho trước…
Thế rồi đấu,
đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai
xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là
các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: ‘Mày đã cướp của tao, mày đã đốt
nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà
mày cho tao ăn đói ăn khát…. Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời
nói, để khi gặp ‘người thật’ không ngượng ngùng ái ngại.
Đến nỗi mà một
người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói
với bố: ‘Ông có biết tôi là ai không?’.
Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói:: ‘Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ’. Lời
thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy
người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những người khởi xướng!” [4]
Không chỉ người lớn bị „mớm“ cách xử thế
mới của nền đạo lý XHCN mà ngay cả con trẻ chưa tập nói cũng được bị ép buộc phương cách giáo dục lạ lùng ngoại
lai kiểu mới:
Sta-lin ! Sta-lin !
Yêu biết mấy, nghe con
tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi
Sta-lin ![5]
Các nhà giáo dục
cho rằng kiến thức và kinh nghiệm thu thập trong thời niên thiếu là nền tảng
cho sự phát triển của một con người. Vì tuổi niên thiếu là lứa tuổi con người chập chững bước vào ngưỡng
cửa cuộc đời, hồn nhiên, mang và xây đắp nhiều mộng ước cho cuộc sống mai sau. Những ước
mơ này sẽ là hành trang mang vào đời và niềm hạnh phúc nhất của đời người là thực
hiện được những ước mơ được vun đắp từ thời niên thiếu. Dưới chế độ XHCN người
thiếu niên được giáo dục mơ ước bạo lực, chiến tranh và căm thù:
Tuổi mười bốn những ước
ao
Buổi đầu cầm súng biết
bao là mừng
Mẹ ơi súng đẹp quá
chừng4
Yêu thương là nền
tảng hun đúc lên con người. Là trẻ con, các cháu được nuôi dưỡng bằng tình yêu
thương của cha me, ông bà, anh chị, bè bạn. Qua thời niên thiếu, thanh niên,
thanh nữ bước vào tình yêu đôi lứa rồi tiến đến tình yêu hôn nhân. Nhưng nền đạo
lý XHCN buộc con người phải thay đổi định giá của tình yêu:
Ông Sta-lin ơi ! Ông Sta-lin ơi !
Hỡi ơi Ông mất ! Đất trời có không ?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười.4
XHCN không chỉ làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội mà còn phá hủy đi các di tích lịch sử của Tổ tiên bao đời để lại.
GS Nguyễn Huệ Chi đã cho biết trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê như sau:
„Trong mấy
chục năm đi điền dã để làm bộ Thơ văn Lý-Trần, chúng tôi đã thấy không biết bao
nhiêu di tích bị phá một cách vô tội vạ, mà cái người chủ trương tàn phá, phải
nói, hoặc là, biểu hiện của một thứ cực đoan không thể chấp nhận được; hoặc nữa
là, có một sự thù hằn gì ghê gớm đối với lịch sử, hay cũng có thể là một tâm lý
hách dịch đối với lịch sử. Cho nên họ đã đập phá tàn bạo, chẳng hạn như di tích
nơi vua Trần Nhân Tông tịch ở am Ngọa Vân phía Tây núi Yên Tử (một ông vua anh
hùng khoáng đạt như thế có tội tình gì để họ phá cho tan tành? Hay vì đã không
"cực quyền" như họ?). Lại chẳng hạn như việc phá đình phá chùa trong
chủ trương "hợp tự" năm 1948, đã làm mất đi bao nhiêu di tích văn hóa
quý giá có từ lâu đời ở Nghệ-Tĩnh (cứ đối chiếu với cuốn sách Le vieux An-Tĩnh
của một người Pháp tên là Le Breton ghi chép và chụp lại những di tích của xứ
Nghệ trong những năm 30 thì biết rõ ngày nay cái nào mất cái nào còn hoặc hình
thù của chúng đã bị biến dạng đến thế nào). Ấy thế mà việc đó lại được lặp lại
với quy mô rộng rãi hơn rất nhiều ở hầu khắp miền Bắc trong những năm 60 thế kỷ
XX. Tôi còn nhớ là vào ngày 9 tháng 5 năm 1966, tôi đến thăm cụ Lê Thước, một
học giả nổi tiếng sống ở gần chợ Hôm, thì gặp lúc nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá
Khoản cũng đến và ông ấy đã trình bày với cụ việc một ngôi đền thờ nữ tướng của
Hai Bà Trưng ở Mai Động (tức là sát ngay Hà Nội, bây giờ đã thuộc về nội thành)
đã bị Đảng bộ địa phương chỉ đạo đem hoành phi câu đối và cỗ kiệu ra đóng bàn
ghế và xe phân cho hợp tác xã. Ông Nguyễn Bá Khoản đã chụp trộm được mấy tấm
ảnh và suýt nữa thì bị dân quân tự vệ bắt và tịch thu máy ảnh. Khi ông ấy đã
chạy thoát rồi vẫn còn nghe vẳng đến lời ông Bí thư Đảng ủy: "Hãy bắt gông
nó lại, tội vạ gì tôi chịu hết". Ông Nguyễn Bá Khoản đã kể lại với tất cả
cái thảng thốt và cái bất bình của mình. Tối hôm ấy, tôi có ghi vào nhật ký như
sau: "Có thể có một thứ duy vật cuồng tín hoành hành trên đất nước ta đến
thế hay sao?"[6]
Đề cương văn hoá do chính TBT Đảng Trường
Chinh biên soạn năm 1943 xác định những sự kiện xảy ra được nêu trên đây thuộc
về chính sách của Đảng, nhằm dẫn nhập một nền văn hoá mới vào Việt Nam „nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa
Đông-dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa.“. Để sự việc dẫn
nhập văn hoá XHCN được thành công, bước đầu
tiên là phải xoá bỏ những tư tưởng đã ăn sâu và đã trở thành đạo lý của xã hội
Việt Nam:
a) Tranh đấu
về học thuyết, tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, á,
có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta: triết học Khổng, Mạnh, Đềcác (Descartes),
Bécsông (Bergson), Cǎng (Kant), Nítsơ (Niesche), v.v. ; làm cho thuyết duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử thắng.
b) Tranh đấu
về tông phái vǎn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa
tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, v.v.) làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ
nghĩa thắng.[7]
Lá
cờ biểu tượng cho Tổ quốc XHCN và ý nghĩa
Biểu tượng cho Tổ quốc XHCN là lá cờ đỏ
sao vàng. Lá cờ này ban đầu là hiệu kỳ của Việt Nam Độc lập Đồng minh, sau này
trở thành quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCN Việt Nam. Theo Tướng
Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này do Hồ Chí Minh mang về từ nước ngoài và được chính
thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941,
lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập
Đồng minh Hội“ 8
Trong cuộc họp Quốc hội khóa I, các đại
biểu của Việt quốc và Việt cách tỏ ý muốn thay đổi lá cờ Đỏ sao vàng vì lá cờ này
mang sắc thái cờ Đảng cộng sản quốc tế chứ không mang tính chất Quốc gia Việt
Nam thì ông Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ
đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ
này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu
Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn
không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".[8]
Ý nghĩa của lá Cờ Đỏ Sao Vàng được giải
thích trên Wikipedia như sau:
„nền đỏ tượng
trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt
Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ,nông, công, thương, binh
cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng
trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng
trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương,binh trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam.“[9]
Trên thực tế, cờ các nước Cộng sản thường
mầu đỏ và có sao vàng hoặc búa liềm. Wikipedia phân tích cờ các nước Cộng sàn
trước kia và cho biết cờ các nước Cộng sản thường có những biểu tượng sau đây của
lá cờ Liên Xô:
-
Nền cờ mang mầu đỏ
-
Ngôi sao vàng trên nền đỏ, hoặc ngược lại là ngôi
sao đỏ
-
Búa và liềm
Lá cờ Liên sô (cho tới năm 1991) được trang
tự điển các lá cờ giải thích như sau:
„Cây búa thể
hiện cho công nhân (giai cấp vô sản), cái liềm thể hiện cho nông dân, ngôi sao
cho sự thống nhất của mọi người dân của tất cả các quốc gia trên năm lục địa cùng
đeo đuổi chủ nghĩa cộng sản.
Tất cả các lá
cờ đỏ cộng sản trên thế giới có nguồn gốc từ lá cờ đỏ được sử dụng trong cuộc
Cách mạng Pháp năm 1789 và Công xã Paris 1870/1871. Nguồn gốc chính là từ những
lá cờ máu của tòa án máu thời trung cổ.“[10]
Cờ Liên sô
Cờ quyết thắng của Hồng quân Liên sô (Nguồn: Wikipedia)
Tổ
quốc Việt Nam
Theo các nhà khảo cổ, trên mảnh đất Việt
Nam loài người đã sinh sống từ thời đồ đá cũ, tức là hàng vạn năm trước công
nguyên. Chính quyền đầu tiên được hình thành
tại Việt Nam vào các thời kỳ Hồng Bàng (2879 TCN), nghĩa là trước đây gần 5000 năm.
Ngay từ buổi đầu lập Quốc, xã hội Việt
Nam được gầy dựng trên căn bản làng xã. Gia đình, gia tộc là đơn vị căn bản có
trách nhiệm rèn luyện, giáo dục thành viên của xã hội, luôn đóng vai trò quan
trong trong cơ cấu làng xã, cơ cấu xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình cũng như trong làng xã được qui định và luôn được duy trì tốt đẹp:
„Cả trong ngoài cùng là đàn cháu,
Xem như con yêu dấu chẳng sai,
Đồng quà, tấm bánh hôm mai,
Chớ điều dằn vật, chớ lời gieo đanh.
Từ họ mạc, láng giềng, hàng xóm,
Cũng ở cho trong ấm
ngoài êm,
Tiếng chào, tiếng hỏi
cho mềm,
Chẳng khinh ai cũng
chẳng hiềm oán ai.”9
Người Việt Nam luôn hiếu
hoà nhưng lại rất kiên cường, không chịu khuất phục kẻ thù cho dù chúng rất lớn
mạnh và hung tàn. Tính chất này đã được lịch sử chứng minh qua Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Hội Nghị Diên Hồng, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Huệ, Lê Lợi vv… Mỗi lần đánh đuổi được giặc, Tổ tiên chúng ta đều cho Sứ thần
sang triều cống Bắc triều nhằm bày tỏ thiện chí hiếu hoà. Nền văn hoá Dân tộc
Việt Nam
là một nền văn hoá thuần lương, hướng
thiện, dựa hoàn toàn trên nền tảng Nhân Nghĩa. Một nền văn hoá dậy con người biết
yêu thương con người, nhận biết được điều phải, điều trái và luôn hành động vì lẽ
phải, hành động vì con người và cho con người:
“Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước
non chuyền vần.
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được
ăn lộc trời.
…
Thương người như thể
thương thân,
Ở lòng nhân nghĩa cho
đầy mới khôn.”[11]
Nhân Nghĩa không
những chỉ để dậy con cháu, cư xử trong đời sống xã hội, Tổ tiên chúng ta còn
khuyên dậy là dùng Nhân Nghĩa để chinh phục hung tàn và thay thế cho bạo cường
nhằm giúp đỡ những kẻ gian ác tìm về được nẻo chính:
“Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn,
Lấy chí nhân để thay
cường bạo.”[12]
Yêu thương không
chỉ được dậy dỗ khi con trẻ đã lớn mà ngay khi chúng còn nằm trong nôi. Do đó người
Việt Nam
rất gắn bó với gia đình, gia tộc. Từ tình yêu căn bản này người dân nước Việt
được hun đúc và hành xử trên căn bản Nhân và Nghĩa:
À ...á…à… ơi !
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa
cò về
Cò về thăm quán thăm
quê
Thăm cha thăm mẹ, cò về
thăm em.
À…á…à…ơi!
Lá cờ tiêu biểu cho Tổ quốc Việt Nam
Tự điển
Wikipedia giải thích ý nghĩa của lá Cờ trong các triều đại Hoàng Đế Việt Nam như sau:
Tại Việt Nam
trước đây các nhà cầm quyền đã có các hiệu kỳ thường mang màu phù hợp với
"mạng" theo ngũ hành : người mạngkim thì cờ màu trắng, người mạng mộc
mang màu xanh, mạng thủy thì màu đen, người mạng hỏa treo cờ màu đỏ, người mạng
thổdùng cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được chọn theo thuyết của học
phái Âm Dương Gia nhằm giúp triều đại hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài
cờ của triều đại, các nhà vua đều có thể có lá cờ riêng, chỉ để biểu tượng cho
hoàng gia.[13]
Đại Nam Quốc Sử
diễn ca cho biết, trong thời Bắc thuộc Bà Triệu đã dùng cờ Vàng chống lại quân
phương Bắc:
“Đầu voi phất ngọn cờ
vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến
trường xông pha.
Chông gai một cuộc quan
hà ,
Dù khi chiến tử còn là
hiển linh.[14]”
Lịch sử Trung Quốc
đã tìm mọi cách bôi nhọ Bà Triệu. Sách Giao Chỉ ghi:
“Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài
ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo
ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm
thần” [15]
Từ khi giành được
quyền tự chủ sau thời kỳ Bắc thuộc, các vương triều nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền
Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê đều dùng hiệu kỳ màu vàng. Vua Gia
Long (1802-1820) cũng dùng màu vàng cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình.[16]
Kết luận
Những điều nêu
trên cho thấy tính chất của Tổ Quốc Việt Nam và của Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa
hoàn toàn khác biệt. Tổ quốc Việt Nam được gầy dựng trên nền tảng đạo lý của Tổ tiên
chúng ta là Nhân Nghĩa. Tổ quốc XHCN được xây dựng bằng chủ Nghĩa Marx-Lênin,
mang tính chất đấu tranh sát máu và vô thần. Tiêu biểu cho Tổ quốc XHCN Việt
Nam là cờ Đỏ Sao Vàng. Tiêu biểu cho Tổ quốc Việt Nam là Cờ nền Vàng. Lá cờ nền
Vàng của Dân tộc Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kỳ. Năm 1948 vị Vua cuối cùng
của Việt Nam là Bảo Đại (lúc đó là Quốc trưởng) cho thiết lập lá cờ Vàng Ba Sọc
Đỏ vừa mang tính chất cổ truyền của bao thời đại để lại là nền Vàng, sọc Đỏ, vừa
mang tính chất thực tại là nước Việt Nam bị thực dân phân chia ra làm ba miền để
chúng dễ cai trị.
Lá cờ Vàng do đó không phải tiêu biểu
riêng cho Viêt Nam Cộng Hoà (VNCH) mà chính là di sản của Tiền nhân chúng ta để
lại mà mọi con dân Việt phải có trách nhiệm yêu mến và bảo vệ.
Cờ Vàng còn thì còn Dân Tộc Việt! Đó là
lý do tại sao nhà cầm quyền tay sai Tàu hiện nay tìm mọi cách tiêu diệt lá Cờ
Vàng.
Có thể trong quá khứ có nhiều con dân
nước Việt vì lý do này hay lý do khác chống lại chính phủ Viêt Nam Cộng Hoà. Chống lại chính phủ VNCH
không đồng nghĩa là chống lại lá Cờ Vàng. Hành động chống lại di sản của Tiền
Nhân chúng ta đã bao đời đổ máu đánh đuổi ngoại xâm, trong đó có giặc Tàu tức
là chống lại Dân Tộc Việt Nam.
Nguyễn Hội
Tháng 12 năm 2012
[1] Nguyễn Tiến Bình: Cách mạng Tháng Mười và một số vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=18587&print=true
[2] Trên mạng Internet cho là thơ của Tố Hữu.
[4] Giám mục Ngô Đắc Trọng: Chứng từ của một Giám
mục, trang 381-382
[5] Thơ Tố Hữu
[6] Thụy Khuê trò chuyện với giáo sư Nguyễn Huệ
Chi vào tháng 7 năm 2005: Về tình trạng nghiên cứu văn học tại miền Bắc những
năm 60
[7] Trường Chinh: Đề Cương về Văn hóa Việt-nam
(1943)
[8] Theo Wikipedia
[9] Theo Wikipedia
[11] Nguyễn Trãi: Gia Huấn Ca
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét