Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Giải mã lịch của người Maya


LTCGVN (21.12.2012) - Với những mẩu chuyện huyên thuyên về ngày tận thế của người Maya vào ngày 21-12 gần đến, bạn có thể thấy rằng trong khi lịch của người Maya cổ đại "kết thúc" vào ngày này, người Maya lại không thấy rằng ngày đó là ngày tận thế. Dẫu vậy, lịch của người Maya hoạt động ra sao?

Thực sự nó không khó hiểu như thoạt nhìn vào lịch này. Người Maya cổ đại tính thời gian theo một cách rất khác so với chúng ta ngày nay, và tấm lịch cổ đại khó đọc đó có vẻ khó khăn lúc mới nhìn vào. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản chỉ đơn giản là người Maya đã đếm từng ngày.

"Việc này khác với cách tính lịch như của chúng ta, là lịch vận hành theo thái dương hệ", ông Walter Witschey, một nhà khảo cổ học và chuyên gia Maya tại Đại học Longwood, bang Virginia của Hoa Kỳ, cho biết.

3 loại lịch

Việc đầu tiên cần hiểu là người Maya được sử dụng 3 loại lịch khác nhau. Lịch thứ nhất là lịch tôn giáo, hoặc Tzolk'in, kéo dài 260 ngày và sau đó trở lại, giống như lịch 365 ngày của chúng ta một khi đến ngày 31-12 thì trở lại. Lịch này rất quan trọng cho việc lập chương trình các nghi lễ tôn giáo.

Lịch thứ hai là "Haab", hoặc lịch thế tục, kéo dài 365 ngày, nhưng không tính thêm 1/4 ngày trái đất xoay quanh mặt trời. (Các lịch hiện đại tính phần phụ này bằng cách thêm 1 ngày vào tháng 2, cứ 4 năm 1 lần, đó là lý do chúng ta có năm nhuận). Điều đó có nghĩa là thời biểu lịch "đi lang thang" một chút trong mối liên hệ với các mùa.

Lịch cuối cùng là Lịch Long Count - phương pháp ghi nhận gây nên mọi tin đồn về ngày tận thế năm 2012. Vào (khoảng) ngày 21-12, bản lịch hoàn thành một chu kỳ lớn, vốn gây nên nỗi sợ hãi về ngày tận thế và những tin đồn huyền bí về sự kết thúc của một thời đại. 

Người Maya chia sẻ niềm đam mê văn hoá với bản lịch đánh dấu những mốc và coi các ngày đánh dấu mốc đó thật quan trọng, Witschey nói với tờ báo LiveScience. Nhưng họ đã không dự đoán ngày tận thế vào ngày đó. Hai bản khảo cổ chạm khắc duy nhất từng được tìm thấy đề cập đến ngày xuất hiện một vị vua đương đại và dự đoán của họ về những triều đại lâu dài, Witschey giải thích.

"Giả sử tôi nói với các bạn rằng George Washington là nhân vật rất quan trọng mà chúng ta sẽ dành cho ông ấy trong cương vị là một vị lãnh đạo được tôn kính vào năm 3000", Witschey nói. "Vì vậy, bây giờ bạn chỉnh lại tấm lịch biểu với những con số không, bạn đã có một nhân vật quan trọng đương thời, và bạn đang hướng tới tương lai". Đó là những gì các bản chạm khắc của người Maya đang cố gắng đạt đến - ông nói.

Lịch Long Count hoạt động như thế nào?

Lịch Long Count không thể dự đoán ngày tận thế, nhưng lịch này tốt để bao gồm khoảng thời gian dài. Cách hoạt động của lịch này như sau: Các ngày được viết bằng 5 con số phân ra bằng 4 dấu chấm, chẳng hạn như 13.0.0.0.0. (Tất nhiên người Maya cổ đại không biểu thị bằng những chữ số, nhưng với các chữ tượng hình của riêng họ).

Vị trí ngoài cùng bên phải được gọi là k'in, dùng để đếm từng ngày, ví dụ: 13.0.0.0.1. K'in đếm lên đến số 19 và sau đó lặp lại bằng số 0, và con số ở vị trí kế bên tăng lên 1 đơn vị. Vì vậy, 13.0.0.0.19 sẽ trở thành 13.0.0.1.0, giống như đồng hồ xe hơi.

Như thế, mỗi đơn vị số là một khối chứa 20 ngày. Vị trí k'in sau đó lặp lại bằng số 0. Vì vậy, các ngày sau 13.0.0.1.0 sẽ là 13.0.0.1.1, hôm sau là 13.0.0.1.2, cho tới 13.0.0.1.19 và lặp lại bằng số 13.0.0.2.0 sau khi đã thêm 1 đơn vị cho số kế 19.

Các đơn vị uinals cũng có thể đếm ngược. Trong khi người Maya thường sử dụng một hệ thống đếm với hệ số căn bản 20 -Witschey cho biết - họ thay đổi chút ít cho các đơn vị số, mà chỉ đếm lên đến 17 khi chuyển đến vị trí thứ 3, gọi là 'tun'. Mỗi 'tun' gồm 18 khối có 20 ngày, hoặc 360 ngày - khoảng 1 năm dương lịch.

Đến lượt tuns, sẽ đếm đến 20 trước khi chuyển vào vị trí kế là k'atuns. Với 20 khối bao gồm 360 ngày cho mỗi khối, mỗi k'atun gồm 7.200 ngày, hoặc chỉ ít hơn 20 năm. Vị trí của k'atun sau đó đếm dần lên trước khi chuyển tới chữ số cuối cùng, b'ak'tun.

Vì chữ số cuối cùng này rơi vào ngày 21-12-2012, theo niên lịch của chúng ta, đánh dấu sự kết thúc b'ak'tun thứ 13 của Lịch Long Count của người Maya. Nói cách khác, đó là ngày 13.0.0.0.0, và ngày 22-12 sẽ được đọc là 13.0.0.0.1.

Mỗi b'ak'tun kéo dài 144.000 ngày, hoặc gần 400 năm. Đối với người người Maya cổ đại, 13 b'ak'tuns tượng trưng cho một chu kỳ sáng tạo; một bản khảo cổ chạm đề cập đến một vị thần gắn liền với những thay đổi trong lịch sẽ trở lại ngày hôm đó. Tuy nhiên, đã không có những lời tiên tri nào về tận thế trong bản khảo cổ chạm đó. Trong thực tế, người Maya đã có một số đơn vị ít được sử dụng, thậm chí còn lớn hơn với b'ak'tuns, tạo cho họ khả năng đếm hàng triệu năm trong tương lai - Witschey giải thích.

"Điều này thực ra là một trong những bằng chứng cho thấy rằng họ không nghĩ rằng thế giới của họ sẽ kết thúc tại 13.0.0.0.0", Witschey nói thêm.

Một trục trặc cho những người tin ngày tận thế theo lịch của người Maya: Mặc dù nhiều học giả đồng ý rằng ngày 21-12 là ngày bình thường theo niên lịch của chúng ta trùng với việc kết thúc b'ak'tun thứ 13, có một số người không chắc chắn về điều này, bởi vì một số đơn vị lịch của người Maya có thể đã chuyển qua vào lúc hoàng hôn và những người khác cho là vào lúc mặt trời mọc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngày 23-12 hoặc 24-12 có thể là một phù hợp chính xác hơn - Witschey nói. Tuy nhiên, dù theo cách nào, người Maya sẽ không tìm chạy vào hầm trú ẩn khi "ngày tận thế" đến.

"Bạn sẽ thức dậy vào buổi sáng hôm sau và tiếp tục cuộc sống của bạn, và chu kỳ lịch Maya đã nhấp qua một ngày khác", Witschey kết luận.

Mai Trang 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét