Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Những tiếng nói bị bưng bít tại Việt Nam





Editorial Board (Washington Post )/Người dịch Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Lời giới thiệu: Dưới đây là bài báo trình bầy quan điểm chính thức của tờ báo Washington Post, một trong những cơ quan truyền thông có thế lực ở Hoa Kỳ, mà những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ phải quan tâm đặc biệt. Sau khi kiểm điểm tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong những năm gần đây, Ban Biên Tập của tờ Washington Post kết luận rằng “cần phải làm gì hơn thế để thuyết phục những nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi những thủ đoạn áp bức” chống lại những người bất đồng chính kiến ôn hòa.

oo0oo 

 Hình: Những cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam tại Hà Nội cũng bị CSVN ngăn cấm và bắt bớ những người tham gia vì lòng yêu nước. 

Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh chóng tại Á châu, nhưng về phương diện nhân quyền và tự do chính trị, quốc gia này vẫn còn là một nơi lạc hậu về đàn áp. Vào ngày thứ Tư, một tòa án đã kết án 14 người vận động cho dân chủ, trong đó có nhiều người chủ trương mạng cá nhân (blogger), về một tội tạng mơ hồ là lật đổ chánh phủ. Một người bị án treo và 13 người bị án tù từ ba đến 13 năm. Nhưng lời phán quyết quan trọng hơn của vụ xét xử này là những lãnh tụ cai trị của Việt Nam phạm tội lo sợ một cách phi lý về các vấn đề tự do diễn đạt, đa nguyên và cuộc cách mạng số. 

Tất cả 14 bị can bị tống giam hơn một năm trước đây. Họ bị kết tội sau khi tham dự một chương trình huấn luyện tại Bangkok được tổ chức bởi Việt Tân. Tổ chức này đã lãnh đạo phong trào phản kháng chống lại chính phủ cộng sản Việt Nam trong thập niên 1980 nhưng trong những năm gần đây đã tranh đấu cho cuộc cải tổ chính trị ôn hòa, dân chủ, và nhân quyền. Tổ chức Việt Tân đặt trụ sở tại Hoa Kỳ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Việt Nam. Liên hệ với Việt Tân không phải là điều duy nhất khiến cho những người có mạng cá nhân gặp khó khăn. Trong số những người bị kết án có 12 người theo Công Giáo. Theo Human Rights Watch, nhiều người liên hệ với hai nhà thờ thuộc giáo phái Redemptorist. Giáo phái này là một tổ chức truyền đạo Công Giáo trên khắp thế giới, chủ trương ủng hộ những người bất đồng chính kiến, những người có mạng cá nhân, và những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo. 

Những người chủ trương mạng cá nhân và những người hoạt động đã làm những gì? Họ tham dự vào công việc xây dựng xã hội dân sự: khuyến khích phụ nữ không phá thai, giúp đỡ người nghèo và những người tàn tật, bảo vệ môi trường và bênh vực quyền công nhân. Một số người tham dự vào nhửng cuộc biểu tình ôn hòa về những cuộc tranh chấp với Trung Quốc đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính phủ Việt Nam xem là một vấn đề hết sức nhẩy cảm. Một vài người chủ trương mạng cá nhân cũng kêu gọi tự do phát biểu và thành lập hệ thống đa đảng. 

Hình: Ba người đấu tranh cho tự do dân chủ bị CSVN kết án tù tại một phiên tòa ở Saigon ngày 24-9-2012. Từ trái: Điếu Cầy tức Nguyễn Văn Hải (12 năm) , Tạ Phong Tần (10 năm), và Anh Ba Saigon tức Phan Văn Hải (4 năm) . 

Trong một trường hợp riêng rẽ, chánh quyền Việt Nam đã kết tội luật sư bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến Ông Lê Quốc Quân, một người nói thẳng về chế độ pháp quyền và nhân quyền. Vào ngày 18-12, LS Quân phổ biến một bài viết đặt nghi vấn về sự khôn ngoan của một điều khoản trong bản thảo mới của hiến pháp đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Ông bị bắt giam vào ngày 27-12. Họ đều là nạn nhân của một nước có chế độ độc đảng. Chế độ này tiêu diệt bất đồng chính kiến một cách tàn nhẫn. Sự xét xử và kết án những người chủ trương mạng cá nhân là một trong những cuộc đàn áp lớn nhất trong những năm gần đây nhưng không phải là đầu tiên. Human Rights Watch phúc trình rằng trong thập niên vừa qua hàng trăm người hoạt động ôn hòa đã bị bắt giam. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ Internet và các phương tiện truyền thông. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong thông điệp Năm Mới rằng: “Chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.” Đây là một lời nói hoang tưởng và thiếu tự tin. 

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển những mối liên hệ chặt chẽ hơn về kinh tế và những thứ khác, nhưng nhân quyền vẫn là một hàng rào cản. Hoa Kỳ đã phê phán những vụ bắt bớ sau cùng bằng những từ ngử như “gây ra phiền muộn sâu đậm” và “không phù hợp” với trách nhiệm quốc tế của Việt Nam. Nhưng cần phải làm gì hơn thế để thuyết phục những nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi những thủ đoạn áp bức.

12-1-2013 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét