CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA
ISAI-A 40, 1-5. 9-11 ; TI-TÔ 2, 11-14, 3-4-7 ; LU-CA 3, 15-16. 21.22
Chúng Ta Đã Chịu Phép Rửa
Bài Tin Mừng vừa tường thuật cho chúng ta nghe một biến cố quan trọng trong đời sống của Chúa Giê-su. Tuy nhiên Phép Rửa này không xem như sự quan trong dối với Ngài, nhưng những gì quan trọng, đó chính là những diễn tiến xảy ra khi Chúa Giê-su chịu Phép Rửa.
Đó chính là lúc Chúa Giê-su cầu nguyện, thì Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài và có tiếng phán rằng : « Con là Con Ta yêu dấu : ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con (Cha hài lòng về Con) ».
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giê-su! Đây không là lần đầu, bởi ngay từ lúc đầu thai cuả Chúa Giê-su thi Chúa Thánh Thần đã được ban cho. Thế nhưng khi Chúa Giê-su chịu Phép Rửa ở đây, thì được ban cho lại, bởi lúc này khởi đầu cho Chúa Giê-su một con đuờng mới của đời sống Ngài. Bắt đầu từ ngày nay, Chúa Giê-su công bố việc rao giảng Nưóc Trời Thiên Chúa. Còn chúng ta hiện diện ở đây trong ngôi Thánh Đuờng này, như những người duợc diễm phúc vinh dự tham dự vào một Nghi Lễ Đăng Quang, mà Chúa Cha tuyên bố công khai cho chúng ta và mọi người rỏ về Chúa Gie-su. Chính Chúa Giê-su là Người hoàn tất sứ mạng cúu độ nhân trần Chúa Cha giao phó.
Chúa Giê-su là Người đã nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Ngài cũng là Người đã được Chúa Thánh Thần xúc dầu. Chúa Giê-su là Người của Thiên Chúa chọn, Ngài là Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa, là Người đặc phái trở nên Ngôn Sứ của Chúa Trời và mang đến cho thế gian ơn cúu độ của Chúa Trời.
Tin Mừng còn cho chúng ta biết nhiều điều hơn. Tin Mừng tuyên bố rằng Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Chúa Giê-su là nghĩa thiết của Chúa Trời với một cách thế hoàn toàn đặc biệt, thêm nữa Ngài có sứ mạng thực hiện chương trình của Thiên Chúa cho loài người.
« Ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con », như sách Tin Mùng nói lời của Chúa Cha nói với Chúa Con. Có nghĩa là « Ngày hôm nay là ngày Cha tỏ lộ về Con một cách rõ ràng cái trách nhiệm và sứ mạng của Cha, việc cúu thế và bằng chứng của Cha cùng những phán truyền của Tin Mừng mà Cha hướng về thế giới con người ».
Vào ngày Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, chúng ta thấy Ngài đã sống một khoảnh khắc khó khăn. Một khoảnh khắc quyết định, một khoảnh khắc như cái chìa khóa, như cái bản lề trong sự sống của Chúa Giê-su. Chúng ta có thể chia sự sống của Chúa Giê-su qua hai giai đoạn : trước khi Ngài chịu Phép Rửa và sau khi Ngài chịu Phép Rủa.
Trước khi Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, thì đời sống Ngài, người ta gọi là đời sống dấu ẩn. Va sau khi Ngài chịu Phép Rửa, thì bắt đầu đời sống công khai của mình.
Còn chúng ta, chúng ta thảy đều đã chịu Phép Rửa. Phép Rửa của chúng ta chắc chắn không giống như Phép Rửa của Chúa Giê-su. Phép Rửa của chúng ta không có chim bồ câu biểu tượng Chúa Thánh Thần ngự xuống đậu trên đầu ta, không có tiếng nói từ tròi cao vọng xuống cho mọi người nghe. Qủa thực chỉ có Phép Rửa của Chúa Giê-su mói có cảnh thái như thế khi Ngài dầm minh trong giòng nước, và là biến cố độc nhất. Phần chúng ta là những người đã đuợc chịu Phép Rửa. Chúng ta chịu Phép Rửa này như lời thánh Gio-an Thanh Tẩy nói « còn Người, Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng nước ».
Chúa Thánh Thần được ban ở dây không có khác biệt như Chúa Thánh Thần xưa kia ngự xuống trên Chúa Giê-su : cũng chính là Ngài. Còn hình lưỡi lửa trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống ban cho hết thảy các môn dệ Chúa Giê-su, đã quy tụ họ lại cầu nguyện cùng nhau trong một mái nhà, là biến cố lớn 40 ngày sau khi Chúa Ki-tô phục sinh.
Thế nhưng, đâu là những hiệu qủa của Phép Rửa này chúng ta đã nhận lãnh? Cũng thế, các hiệu qủa đó như thế nào với các con cái của ta, các bạn trẻ và người lớn hôm nay vẫn còn nhận lãnh? Chúng ta hãy nghe lại đoạn thư của thánh Phao-lô gửi cho ông Ti-tô sẽ chỉ dẫn cho chúng ta hay biết về điều này : « nhờ Phép Rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện, Thiên Chúa đã đã tuôn đổ đầy tràn Thánh Thần trên chúng ta ». Sự tái sinh và sự đổi mới là hai từ ngữ chính yếu của Phép Rửa.
Thực chúng ta đưọc sinh ra từ thế giới của địa cầu, thế giới của loài người. Nhưng nhờ Phép Rửa chúng ta được tạo sinh từ thế giới của Thiên Chúa. Bản thân của chúng ta là con cháu của loài người và các thụ tạo được Chúa Trời yêu mền, nay do Phép Rửa, ngay tự bây giờ tạo cho chúng ta thành con Thiên Chúa.
Thánh Phao-lô giải thích sự tái sinh này khi nói về các tội lỗi, nói về các đam mê trần tục và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thánh nhân cũng nói đến sự thanh luyện của tâm hồn mình. Đó là những trạng huống tiêu cực của người đã chịu Phép Rữa. Lý ra Phép Rửa kéo chúng ta ra khỏi thế giới sự dữ, sữ xấu. Vả nữa, Phép Rửa giúp giải thoát các dính bén tự nhiên của chúng ta với thế giới tội lỗi. Để từ đó chúng ta có thể đạt đến cảnh huống tích cực. Bởi từ bây giờ chnúg ta là những phần tử Dân Chúa. Chúng ta dưọc gọi là ngưòi công chính, chúng ta đã dịnh hướng vào đời sống vĩnh cửu. Đúng thế! Chúng ta đã chiếm hữu cùng thừa hưởng được sự sống đời đời như trong niềm hy vọng của chúng ta.
Hai thục tại này cùng hai trạng huống này của Phép Rửa và người chịu Phép Rửa, là câu hỏi, mà ta không nên hiểu bằng sự cân bằng, nhưng bằng phuơng thức sinh động. Tuy Phép Rửa đã tạo cho chúng ta thành con Chúa Trời, nhưng chúng ta có thể trở nên các người con bất xứng, bất trung cùng bất hiếu. Phép Rửa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta, với Chúa Thánh Thần, ắt chúng ta có thể hoàn tất việc thiện. Thực tế ở đời, chúng ta không được thế. Bởi chúng ta là con người tự do, ở trong trạng thái tự do chúng ta có thể thường hay chọn sự dữ, sự tồi tệ để thực hiện cùng hoàn thành càc việc đó. Nói như thánh sử Gio-an : « nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội. chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta » (1Gioan 1,8).
Đây là một lời sự thực, mà chúng ta hằng có kinh nghiệm cụ thể. Phép Rửa đã tạo cho chúng ta trở nên những người công chính, vâng đúng! Thế nhưng những người cống chính ấy, mỗi ngày phải trở nên « người công chính hơn » trước thánh nhan Chúa Trời. Phép Rửa tạo cho chúng ta thành con Thiên Chúa, quả đúng! Thế nhưng những người con đó được mời gọi lớn mạnh cùng trở nên hiếu thảo trưóc tôn nhan Chúa Trời, như người trưởng thành có trách nhiệm với những gì mình đã đưọc nhận lãnh.
Phép Rửa cho chúng ta một tước vị, một phẩm giá. Bởi Phép Rửa tạo cho ta đi đến bên cạnh Thiên Chúa, cũng ban cho ta trở thành phần tử gia đình Ngài. Phép Rửa ban thêm cho chúng ta Thánh Thần cứu độ, và Chúa Thánh Thần tạo cho chúng ta trở thành anh chị em của Chúa Kit-tô. Phép Rửa cũng là một trách nhiệm của chúng ta. Vả nữa Phép Rửa mời goị chúng ta sống và thực thi chân thiẹn mỹ với một lòng nhiệt tình. Phép Rửa cũng mời gọi chúng ta, dù bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi một ngày chúng ta cố gắng sống trong tâm tình, trong thái độ, trong cung cách giống như Chúa Ki-tô đã sống và thể hiện.
Hạnh phúc thay chúng ta đã có ngày được chịu Phép Rửa. Phải chăng đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn được hạnh phúc ? Đây là câu hỏi có thể đặt ra trước lúc chúng ta tuyên xưng đức tin của mình. Một câu hỏi nữa được đặt ra : phải chăng thực sự chúng ta cảm tạ Chúa Trời đã ban cho cái ơn là con Ngài khi ta được chịu Phép Rửa ?
Giờ đây với lòng chân thật cùng trang nghiêm, chúng ta công khai tuyên xưng niềm tin mình vào Thiên Chúa, là Cha và Con và Thánh Thần. Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét