Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Ngày Tái Giáng Lâm Của Chúa Ki-tô


LTCGVN (02.12.2012)


CHÚA NHẬT THỨ NHẤT MÙA VỌNG 

GIÊ-RÊ-MI-A 33,14-16 ; THÊ-SA-LÔ-NI-CA 3,12-4,2 ; LU-CA 21,25-28.34-36 

Ngày Tái Giáng Lâm Của Chúa Ki-tô 



Khi Chúa nhật thứ nhất mùa vọng đến, thói thường chúng ta hằng nghĩ đến ngày Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh sắp đến. Vì chỉ có bốn tuần và thời gian sẽ đi nhanh. Ngày Lễ đó sẽ đến với chúng ta cùng nhân loại nay mai. Từ đó chúng ta cảm thấy mình có bổn phận nghĩ đến những người thân hoặc bằng hữu hầu mời họ đến dự bữa tiệc nữa đêm, để rồi cùng nhau nâng ly chung vui mừng Chúa Giê-su hạ sinh. Tiếp nữa, ngay từ lúc này chúng ta chuẩn bị và bận lo mua sắm các qùa cáp để thân tặng, hoặc là viết thiệp, gửi email, tin nhắn chúc mừng nhau. Chúng ta chờ ngày Lễ đến, khi Lễ Chúa Giáng Sinh đến, thì chúng ta có cơ hội đi Lễ mừng Chúa, sau về nhà quây quần trong bữa tiệc ấm cúng gia đình và bạn bè.

Cũng thế, Phụng Vụ Lời Chúa quy định cái nhìn về Chúa Giê-su Giáng Sinh khi Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay đến. Thế nhưng cái nhin này không dừng lại vào ngày 25 tháng 12. Thực ra cái nhìn đó nối dài, xa hơn về đàng trước. Cái nhìn đó sẽ đi đến cuối cùng tương lai cuả thế giới. Cái nhìn đó như lời Chúa phán « sẽ có những điềm lạ trên trời, mặt trăng cùng các vị sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đên hồn siêu phách lạc, cho những gì sắp giáng xuống địa cấu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển » (Lc. 21,25-27). Nhưng tại sao tất cả như thế ? Tại sao có những dấu chỉ kỳ lạ như vậy ? Lý thực Tin Mừng không có loan báo một cơn đại hồng thủy, nhưng loan báo một niềm vui, một ngày hạnh phúc. Một ngày của sự giải thoát và ơn cứu độ. Vì « khi những biến cố đó bắt đầu xảy ra, thì anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu độ » (Lc. 21,28). 

Được cứu độ đây là chìa khóa của các lời Chúa nói đó. Chúa nhắc nhở cho chúng ta rằng đời sống dâng hiến của ta cho Thiên Chúa không phải là của sự tàn phá cùng sự chết, nhưng là sự sống. Không phải là bất cứ sự sống nào, song là sự sống bên cạnh Đức Chúa Trời, trong Chúa Cha và với Chúa Ki-tô phục sinh cùng Chúa Thánh Thần. Sự sống này mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta, cho những kẻ tin kính Ngài. Những Lời Chúa Trời đã hứa, thì Ngài sẽ thực hiện điều mình phán. Và Thiên Chúa đã thực hiện Lời hứa đó qua Chúa Giê-su, trong Chúa Giê-su, và với Chúa Giê-su : Đó chính là Thiên Chúa đã đến ở nhà chúng ta và đã chết ở giữa lòng chúng ta, và Ngài đã sống lại. Quả bây giờ Ngài đang sống, Chúa Giê-su hằng sống mãi bên cạnh Chúa Cha. Chúa Giê-su chờ chúng ta, chờ hết mọi người, mà vi họ Ngài đã nhập thể, sinh ra và đã yêu chúng sinh cho đến hiến chính thân mình và chết trên thập giá. 

Từ đó, chúng ta thấy phần kết luận của bài Tin Mừng này, Thánh Sử Lu-ca muốn đề cập đến sự trở lại của Chúa Ki-tô. Do thế, thiết nghĩ không có chuyện là không có Ngày Quang Lâm của Chúa này, hay làm giảm bớt phần quan trọng của ngày Chúa trở lại đây. Có lẽ bởi vì chúng ta nghĩ rằng Ngày Quang Lâm đó cón qúa xa vời, hay Ngày đó không thể nhất định vào năm nay, tháng nay, giờ nay trong đời chúng ta – Lý ra, chúng ta nên nghĩ bằng sự khôn ngoan rằng Ngày Chúa Quang Lâm có thể trùng hợp vào đời tôi, từ bây giờ trong sự hiện hữu của chúng ta. Sinh mạng chúng ta, chính là sẽ có một ngày chúng ta bắt thấy mình đối diện đứng trước Đấng muốn dẫn đưa ta đến gần bên Cha Ngài. Tuy nhiên Chúa Ki-tô chỉ muốn dẫn đưa những người mà cả đời sống của họ chỉ có một sự quy về mục đích cuối cùng : là Thiên Chúa cùng Nước Chúa. 

Thế đó, ở đâu là những lời khuyên cùng nhắn nhủ cho chúng ta năm này qua năm khác vào dịp Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng ? Thưa, đó là « anh em hãy đề phòng, bảo trọng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày đó như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em (…) Vậy anh em hãy tỉnh thức và luôn cầu nguyện » (Lc.21, 34-36). 

Đứng vững, có nghĩa là chúng ta có thể làm nhân chứng một cách ngay thẳng, hầu thực thi và cố gắng suốt đời sống mình một sự khao khát tìm kiếm Chúa Ki-tô, mà chúng ta đã biết lợi dụng ngày qua ngày của cuộc sống trần thế này để học hỏi yêu mến, rồi càng ngày cáng biết yêu thương hơn. 

Qủa thực thánh Phao-lô là người thực tế và hiểu được tâm hồn người ta, nên thánh nhân khấn xin Thiên Chúa ban ơn cho các tín hữu giáo đoàn Thê-sa-lô-ni-ca rằng : « xin Thiên Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và với mọi người càng ngày càng thêm thắm thiết đậm đà ». 

Thực thế, người nào học biết yêu thương ở trần gian này thì có thể sẽ đứng vững trong mọi hoàn cảnh, không còn sợ hãi, lo âu khi Chúa Ki-tô sẽ trở lại vào Ngày cuối cùng. Cho lần cuối cùng đó! Có nghĩa là chúng ta biết Ngày Chúa sẽ trở lại và Ngày Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh thường lập đi lập lại năm này qua năm khác. Ngài sẽ trở lại và Ngài đã đến rồi, cũng thế Ngài đã đến bên cạnh chúng ta mỗi ngày. Đó là Ngày của Chúa thường nhật, chính là sự Hiện Diện của Ngài, mà sự huy hoàng, uy nghi sẽ hoan toàn được tỏ lộ vào thời gian tận thế. 

Chớ gi để việc cử hành Đại Lễ Kính Mừng Chúa Giê-su Giáng Sinh sắp đến, qua đó Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta một lần hơn là đặt trọn lòng tin tưởng cùng sống đúng lời khuyên của Tin Mừng. Amen ! 


LM. Phero Le Quang Dung
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét