LTCGVN (03.01.2013) – Sàigòn -
Việt Nam ngày nay: Cộng sản làm tư bản
Trả lời phỏng vấn tạp chí Entwicklungspolitik
Chỉ cần phát triển bằng nửa điều linh mục Chân Tín nói thì người khác đã bị chế độ cộng sản VN tống giam rồi (…). Vì trung thành xác tín với sứ mạng ngôn sứ của người Kitô hữu nên ông chẳng được phía nào hài lòng, bị coi là đồ chiên ghẻ, như ông vẫn xác nhận. Dưới chế độ ông Thiệu, ông bị bắt vì tranh đấu cho nhân quyền. Cộng sản kìm giữ ông vì ông chống đối chính sách cải tạo 40 ngàn người chế độ cũ và giờ đây, vì chỉ trích chủ trương tư bản “rừng rú” không đếm xỉa gì đến vấn đề xã hội mà chỉ kéo dài sự sống còn của Đảng.
- Linh mục nghĩ gì về hiện trạng Việt Nam?
– Như các ông thấy, đã có mở cửa về kinh tế. Nhiều người ngoại quốc đến buôn bán. Có hợp tác kinh doanh, có công trình xây dựng, tắt lại cửa kinh tế đã mở. Những cởi mở này chỉ có lợi cho giới cầm quyền cấp cao mà thôi, dân đen không được gì cả, đời sống họ không mảy may cải thiện. Về chính trị cửa vẫn đóng. Dân chủ và nhân quyền vẫn bị chà đạp. Đặc biệt là quyền tự do ăn nói, tự do truyền thông và tự do tôn giáo. Vì thế có thể nói tương lai Việt Nam không sáng sủa. Bình minh đời sống chính trị chưa xuất hiện, trái lại nhờ trợ giúp của ngoại quốc, của các nước tư bản lợi dụng mở cửa để buôn bán làm ăn, đám cầm quyền- nắm độc quyền chính trị và kinh tế- tha hồ lợi dụng làm tiền. Nhờ độc tài cộng sản mà một số ít người đã có thể thâu tóm mọi quyền lợi kinh tế và chình trị vào tay mình và vì vậy biến thành mafia. Có người đầy tiền của, quyền lục, có thể làm mọi chuyện. Cũng có người chống lại chế độ, đặc biệt chống lại chính sách dẫm đạp nhân quyền. Họ thường xuyên bị theo dõi, bắt bớ, tống ngục. Tương lai Đất nước do đó đen tối.
Chúng tôi ước mong tiến tới một nền dân chủ đúng nghĩa, để mọi người dân Việt có thể chung tay xây dựng đất nước về mọi mặt, cả về kinh tế lẫn xã hội, vật chất và tinh thần. Lúc này chế độ bao thầu mọi quyền hành, cả quyền giáo dục. Họ chủ trương một nền giáo dục thuần vật chất, không giúp dân được một giá trị tinh thần nào cả.
- Chủ nghĩa xã hội ngày nay phải hiểu như thế nào?
– Chủ nghĩa xã hội ngày nay có nghĩa là độc tài, độc quyền cai trị. Chủ nghĩa xã hội còn kéo dài đến ngày nay là vì nó nắm độc quyền. Chẳng có một tí gì gọi là xã hội chủ nghĩa đúng nghĩa gì, vì chủ nghĩa xã hội trên đất nước này có nghĩa là Nhà nước độc chiếm mọi thứ. Những người cộng sản hôm may đang làm kinh tế thị trường, đang làm tư bản.
- Có những người khác chống đối như linh mục không?
– Nhiều người ViệtNam, công giáo và cả cộng sản, cũng suy nghĩ như tôi, nhưng sợ không dám phát biểu công khai. Giữa chúng tôi với nhau, chúng tôi nói củng một ngôn ngữ. Nhưng công khai, ai nấy đều phải ca ngợi chế độ hoặc phải ngậm miệng. Tôi tin rằng giới trí thức, giới làm báo đều nghĩ suy như chúng tôi, như tôi, song họ không dám nói. Đã có nhiều người dám nói, nhưng phải nói mạnh hơn nữa.
- Theo linh mục, tương lai sẽ về đâu?
– Chắc chắn có những ảnh hửng, những thay đổi và nhiều người giàu có hơn. Đất nước có nhu cầu mở cửa ra thế giới, và điều đó không thể xảy ra nếu không có dân chủ. Người ta đi bằng hai chân: chính trị và và kinh tế và chính trị có nghĩa là dân chủ. Với độc tài, không thể có phát triển, là vì người ta bao che, dấu nhẹm tai tiếng cho nhau.
- Một Thiên An Môn có thể xảy ra ở Việt Nam?
- Ở đây cũng có một phong trào đòi dân chủ, nhưng cái sợ ngăn chặn nó lớn rộng, ngăn cản người ta cất tiếng. Tôi tin phong trào đó đã bắt đầu, nhưng không bằng máu mà bằng lời. Và quan điểm này lớn mạnh trong dân và cả nơi những người cộng sản.
- Linh mục có cảm thấy chút gì bực tức khi nghĩ về cuộc đời tranh đấu đã qua, về giấc mơ, lý tưởng của mình?
– Có bực tức trong dân chúng. Nhưng dân tộc Việt Nam đã chiến thắng ngoại xâm phương bắc, phương đông và từ mọi nơi đến. Dân tộc này anh hùng, chỉ là vì thời điểm chưa tới đó thôi.
- Còn chính linh mục?
– Không. Tôi vẫn luôn tiếp tục chiến đấu, bằng cách này hay cách khác cho dân tộc và đất nước, chế độ cũ hay mới, tôi vẫn là một con chiên ghẻ. Trước kia người ta muốn bỏ tù tôi cũng như cách đây ba năm người ta đày tôi. Người ta muốn bịt miệng tôi, nhưng làm thế nào được, tôi vẫn cất tiếng, qua đài RFI ở Paris, VOA ở Mỹ hoặc BBC ở Anh, Veritas ở Manila, hoặc đài Radiovatican. Nay là thời đại của truyền thông đại chúng.
Heinz kotte-Rudiger Siebert
(Trích tạp chí Entwicklungspolitik số 7/1996.tháng 3;
Bản tiếng Việt: Tin Nhà số 24, tháng 6.1996)
Nguồn: VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét