Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Tài sản trần thế của Giáo hội



Trước một số hiện tượng trong giáo hội về vấn đề tài sản của Giáo hội gây nhiều tranh cãi và một số trường hợp lạm dụng trong việc mua bán, chuyển nhượng, cho tặng và các vấn đề liên quan. BBT Nữ Vương Công Lý nhận được bài viết của tác giả Trần Thuần, nói về những quy định của Giáo Luật trong các trường hợp cụ thể.
BBT Nữ Vương Công Lý xin đăng tải bài viết để các thành phần tín hữu Công giáo tham khảo trong các trường hợp cần thiết.


BÀI I: THỦ ĐẮC TÀI SẢN VÀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI THEO GIÁO LUẬT
Dẫn nhập
Giáo luật khẳng định Giáo hội có quyền thủ đắc, duy trì và chuyển nhượng các tài sản trần thế cho những mục đích riêng (đ.1254 §1), đó là: lo việc phụng tự, chu cấp xứng đáng cho các giáo sĩ và các thừa tác viên, thực hiện các công cuộc tôg đồ và bác ái, nhất là đối với người nghèo (đ.1254 §2).
Chủ quyền các tài sản: Tòa thánh, các giáo hội địa phương, các pháp nhân công và tư (đ.1255,1258).
Dưới khía cạnh pháp lý, Giáo luật phân biệt hai cấp độ điều hành các tài sản: – Sở hữu chủ trực tiếp của một tài sản là pháp nhân nào đã chiếm hữu tài sản ấy cách hợp pháp, thí dụ: một giáo xứ bỏ tiền xây dựng nhà thờ, vì thế nhà thờ thuộc quyền sở hữu của giáo xứ đó. – nhưng tất cả các tài sản của toàn thể Giáo hội được đặt dưới quyền bính tối cao của Đức Giáo hoàng (đ.1256).
Chỉ những tài sản của một pháp nhân công mới được điều hành do bộ Giáo luật này và do các quy chế riêng (đ.1257 §1). Còn những tài sản của một pháp nhân tư được điều hành do quy chế riêng chứ không do những điều luật của bộ Giáo luật (đ.1257 §2).
Lưu ý: tiếng “Giáo hội” trong những điều luật ở đây không chỉ có nghĩa là Giáo hội toàn cầu hay Tòa Thánh mà còn có nghĩa là bất cứ pháp nhân công nào trong Giáo hội, trừ khi văn mạch hay bản chất sự việc cho thấy thể khác (đ.1258).
I. Thủ đắc tài sản
Giáo hội có quyền thủ đắc tài sản bằng những cách thức chính đáng theo luật tự nhiên hay luật thiết định (đ.1259), những cách thức đó là: những khoản đóng góp của các tín hữu (đ.1260). Các giám mục giáo phận cần nhắc nhở họ điều này (đ.1261 §2), và họ tự nguyện đóng góp (đ.1261 §1). Những khoản đóng góp có thể gọi là thuế, tức là những đóng góp theo luật lệ được hội đồng giám mục ấn định (đ.1262): trên các pháp nhân công (đ.1263), lệ phí trong dịp chấp hành những văn bản hành chính (đ.1264 §1), thù lao dịp cử hành bí tích hay á bí tích (đ.1264 §2).
Ai muốn lạc quyên nhân danh pháp nhân công thì phải có giấy phép của vị thường quyền riêng mình và giấy phép của vị thường quyền sở tại (đ.1265 §1). Ở đây không nói cá nhân đi xin giúp. Hội đồng giám mục có thể ra một qui tắc chung ấn định những thể lệ cho sự lạc quyên, áp dụng cho cả các tu sĩ (đ.1265 §2).
Vị thường quyền sở tại có thể ra lệnh lạc quyên đặc biệt nhằm một công cuộc gì đó (đ.1266), thí dụ: giáo phận xin giúp cho chủng viện…
Để tôn trọng ý định của ân nhân, cần lưu ý:
-    Dâng biếu cho ai, người đó được hưởng dùng.
-    Là một vật quý giá, phải có phép của vị thường quyền.
-    Nếu có kèm theo một gánh nặng, cũng phải có phép của vị thường quyền.
-    Dâng biếu nhằm mục tiêu nào, phải làm đúng (đ.1267 §1,2,3).
Ngoài những hình thức thủ đắc tài sản (qua việc đóng góp tự nguyện hoặc bó buộc), Giáo luật còn bàn tới hình thức thủ đắc do hiệu lực của các hành vi pháp lý khác, đó là:
  1. Thời hiệu: là một định chế do pháp luật đặt ra, thí dụ: ai đang chấp hữu một đồ vật trong một khoảng thời gian mà không gặp khiếu nại nào, thì đương sự được coi như sở hữu chủ đồ vật ấy. Cũng vậy, sau một thời gian mà chủ nợ không đòi thì coi như đã xí xóa món nợ. Thời gian dài ngắn tùy pháp luật quy định cho từng vấn đề. Thời gian thủ đắc bất động sản thường dài hơn đối với động sản: 20-30 năm và 3-5 năm (đ.1268).
Giáo luật chấp nhận những qui định của dân luật tại địa phương về thời hiệu, với 3 trừ lệ sau:
a. Các đồ vật thánh: của tư nhân thì tư nhân có thể thủ đắc nhờ thời hiệu. Nếu của pháp nhân công của Giáo hội, thì chỉ pháp nhân công khác của Giáo hội mới có thể thủ đắc (đ.1269).
b.  Liên quan tới thời gian: Của Tòa thánh thì chỉ thủ đắc thời hiệu sau 100 năm. Nếu của pháp nhân công, thì thời hiệu là 30 năm (đ.1270).
c. Liên quan tới tình ý: Để có giá trị, thời hiệu phải dựa trên sự ngay tình (bona fides) (xc.đ198).
  1. 2. Sự biến đổi các pháp nhân: Do việc sáp nhập và phân chia các pháp nhân, khối tài sản cũng có thể gia tăng, nên sự sáp nhập hay phân chia trở thành căn do để thủ đắc tài sản cho pháp nhân (xc. đ121-122).
  1. II. Quản trị tài sản
1.Những cơ quan quản trị
a. Giáo hội: Đức Giáo hoàng là người quản trị và phân phát tối cao của tất cả các tài sản của Giáo hội (đ.1273).
b.Tòa thánh: “sở quản trị tài sản của Tòa thánh” lo quản trị các tài sản của Tòa thánh.
c. Giáo phận: Giám mục quản trị qua hội đồng kinh tế của giáo phận, thông thường là vị quản lý (đ.1278) phải có cơ quan thu nhận tài sản và các của dâng cúng (đ.1274), các giáo phận có thể hợp tác với nhau (đ.1275) để ý tới các pháp nhân công thuộc quyền (đ.1276) cần hỏi ý kiến hội đồng kinh tế và hiệp đoàn cố vấn (đ.1277).
  1. Giáo xứ: linh mục chính xứ và hội đồng kinh tế (xc.đ.531-532).
e. Các dòng tu: có luật riêng về quản trị (xc.đ.634-640).
f. Các pháp nhân công: có quy chế riêng (đ.1279).
2.Những qui tắc dành cho mọi pháp nhân
Mỗi pháp nhân phải có hội đồng kinh tế hoặc ít là hai cố vấn để giúp quản trị viên (đ.1280).
-    Quản trị viên không được hành động vượt quá giới hạn của mình, nếu không có thể bị pháp nhân khởi tố (đ.1281).
-    Buộc mọi quản trị viên phải chu toàn nhiệm vụ nhân danh Giáo hội chiếu theo luật (đ.1282).
-    Trước khi làm việc, quản trị viên phải tuyên thệ và liệt kê chính xác các bất động sản (đ.1283).
-    Quản trị viên buộc phải chu toàn nhiệm vụ một cách cần mẫn như một gia chủ tốt (đ.1284 §1,2). Hàng năm phải làm tường trình chi thu (đ. 1284 §3).
-    Quản trị viên được phép tăng những động sản không thuộc về di sản cố định nhằm mục đích đạo đức hay bác ái (đ.1285).
-    Giữ công bình về việc thuê mướn công nhân (đ.1286).
-    Hàng năm phải làm bản tường trình cho vị thường quyền sở tại (đ.1287 §1), và còn phải tường trình cho các tín hữu về những của họ dâng cúng (đ.1287 §2).
-    Không được khởi tố hay đối chứng trước tòa án dân sự, nếu không có phép bằng giấy tờ của vị thường quyền riêng (đ.1288).
-    Không được tự ý bỏ nhiệm vụ. Nếu bỏ mà gây thiệt hại cho Giáo hội, phải bồi thường (đ.1289).
Trên đây là một số điều luật liên quan tới vấn đề tài sản trần thế của Giáo hội.
Còn vấn đề linh mục lấy đất của nhà xứ bán, hay đã cho ai như thế nào? Đọc qua những gì chúng tôi trình bày trên đây thì sẽ cho ta có cái nhìn đúng sai.  Linh mục có quyền hay không có quyền, và lấy đất hay bán đất của nhà thờ hợp lý hay không hợp lý….
Lưu ý: Giáo luật điều 1255. Vì điều luật này nói rõ vấn đề thủ đắc, sở hữu, quản trị và chuyển nhượng tài sản, dựa theo quy tắc luật pháp.
Nhưng chủ quyền các tài sản thuộc về pháp nhân nào đã thủ đắc chúng các hợp lệ, dưới quyền tối cao của Đức Thánh Cha. (điều 1256
Phêrô – Trần Thuần
Nguồn NVCL

0 nhận xét:

Đăng nhận xét