Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Đức Gioan XXIII và sự khởi đầu sụp đổ Bức Màn Sắt

LTCGVN (18.04.2014) - Sài Gòn - CNA cho biết, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã bắt đầu đối thoại với Liên Xô dẫn đến việc sụp đổ ‘Bức Màn Sắt’ dưới triều Giáo hoàng của vị kế nhiệm là Đức Gioan Phaolô II, cả hai vị trên sẽ được tuyên thánh ngày 27 tháng 4 tới đây.
Năm 1961, sinh nhật của Giáo Hoàng Gioan đã trở thành dịp liên lạc đầu tiên giữa Liên Xô và Vatican kể từ cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Chân dung Đức Gioan XXIII
Chân dung Đức Gioan XXIII
Semen Kozyrev, đại sứ Liên Xô tại Ý, đã gửi lời chúc mừng sinh nhật tới Đức Giáo Hoàng và nói: “Đại diện cho Khrushchev, tôi được giao phó nhiệm vụ liên lạc với Ngài, Ðức Thánh Cha Gioan XXIII, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ngài, tôi xin chúc mừng và chân thành gửi lời chúc sức khoẻ và thành công trong việc tiếp tục những khát vọng cao cả, nhằm góp phần và tăng cường và củng cố hòa bình trên trái đất, cũng như [đưa ra] các giải pháp về các vấn đề quốc tế thông qua những tuyên bố thẳng thắn.”
Đức Gioan XXIII đã trả lời bằng thư tay trên tờ giấy có in huy hiệu của ngài. Hồi đáp được chuyển tới Kozyrev thông qua Đức Tổng Giám Mục Carlo Grano, Sứ thần Tòa Thánh tại Ý.

“Đức Thánh Cha Gioan XXIII,” bức hồi đáp viết, “cảm ơn vì những lời chúc và bày tỏ tới vị đại diện cũng như với toàn thể người dân Nga, những lời chúc chân thành cho sự phát triển và củng cố hòa bình thế giới, thông qua sự hiểu biết lẫn nhau về tình huynh đệ em: tôi thiết tha cầu nguyện cho điều này.”
Sự trao đổi này đã mở ra một kênh liên lạc giữa hai nhà nước, và khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba bùng nổ vào năm sau đó, Đức Gioan XXIII đã sử dụng nó để một thông điệp tới Liên Xô, cũng như Mỹ.
Thông điệp kết luận bằng lời cầu xin: “tất cả các chính phủ không thể tiếp tục giả điếc trước tiếng kêu than của nhân loại. Với quyền lực của mình, họ phải làm tất để cứu vãn hòa bình. Và do đó, họ sẽ miễn trừ cho thế giới phải chịu những kinh hoàng từ một cuộc chiến tranh với những hậu quả đáng sợ mà không ai có thể đoán trước được. Rằng họ nên tiếp tục các cuộc thảo luận, vì lối hành xử trung thành và cởi mở này có giá trị lớn như một nhân chứng của lương tâm mọi người và trước lịch sử. Thúc đẩy, ủng hộ, chấp nhận các cuộc hội thoại, ở mọi cấp và trong bất kỳ thời điểm nào là một quy luật của sự khôn ngoan và thận trọng, cái thu hút phước lành từ trời và đất.”
Thông điệp trên đã được gửi đến các đại sứ quán của Mỹ và Liên Xô, được phát sóng trên đài phát thanh Vatican, và được xuất bản trên trang nhất của tờ Pravda, tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Liên Xô .
Tài ngoại giao của Đức Chân Phước Gioan XXIII cũng khiến cho Đức Hồng Y Josyf Slipyj, Đức Tổng Giám Mục của Lviv Ukraine, được trả tự do khỏi gulag (trại tù chính trị ở Nga) ngày 25 tháng 1 năm 1963.
Đức Hồng Y Slipyj bị bắt bởi Liên Xô vào năm 1945. Ngài đã bị giam trong một thời gian dài trong các gulag ở Siberia kể từ thời điểm đó.
Tòa Thánh từ lâu đã hỗ trợ cho việc trả tự do cho ĐHY nhưng không thành công, cho đến triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, khi ấy vị Hồng y đã được Khrushchev trả tự do.
Một tháng sau, Alexei Adzhubei, biên tập viên của tờ báo chính phủ Liên Xô Izvestia và là con rể của Khrushchev, đã đến thăm Rôma và muốn gặp Đức Giáo Hoàng.
Mặc dù nhiều vị giám chức của Vatican đã chống lại cuộc gặp gỡ này, nhưng theo lời khuyên của Đức Hồng Y Siri của Genoa, Đức Chân Phước Gioan XXIII đã gặp Adzhubei và vợ ông ta là Rada, vào ngày 7 tháng Ba năm 1963.
Hàng loạt các sự kiện trên đã mở đường cho chính sách Ostpolitik (chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1970) của Đức Phaolô VI, nhờ đó Ngài có thể tham gia vào cuộc đối thoại với các quan chức từ Khối Hiệp ước Warsaw để cải thiện điều kiện cho các Kitô hữu tại những quốc gia đó.
PV.VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét