Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Suy niệm THỨ SÁU TUẦN THÁNH : Sự Thương Khó Của Trái Đất Chúng Ta


THỨ SÁU TUẦN THÁNH

ISAIA 52, 13-53.12 ; Do THÁI 4,14-16, 5,7-9 ; GIOAN 18,1-19,42

Sự Thương Khó Của Trái Đất Chúng Ta



Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay, Giáo Hội muốn con cái mình để cả tâm hồn vào sự suy niệm Chúa Ki-tô chịu đóng đinh trên cây thập gía. Để tứ cái nhìn vào thập giá không có làm giảm đi cái thực tại của nó, bởi Đấng bị con người treo lên trên thập gíá chính là Đấng cứu độ trần gian, và không còn một ai khác. Người bị đóng đinh vào thứ Sáu Thánh này không phải là một nhân vật nào đó xa lạ, bị căng đôi tay mình ra rồi treo trên cây gíá, qủa người đó có một hình hài mọi bề rất giống con người chúng ta. Người đó cũng đau khổ như chúng ta có thể đau khổ. Người đó kêu than như chúng ta kêu than. Người đó chính là Chúa Ki-tô, Con Chúa Trời. 

Để rồi từ đó thay đổi mọi sự, vì khi chúng ta hướng cái nhìn mình vào Người dàn ông xứ Ga-li-lê-a bị đóng đinh vào thánh giá. Đó chính là Thiên Chúa mà chúng ta thấy. Một Chúa Trời nghịch lại tư tưởng mà chúng ta thường nghĩ đến và tạo ra những hình ảnh về Ngài. Trên thập giá xù xì, chẳng có gì để thấy được sự vinh hiển, không có gì tỏ lộ sức mạnh, chẳng có gì là người thống trị và không có gì tỏ lộ quyền năng cả. Chỉ thấy sự yếu đuối, sự đau đớn, sự hạ mình, suy cho cùng là nhục nhả. Thế đó, Chúa Ki-tô chỉ có tình yêu thể hiến, chỉ có có tim vô lượng và máu thịt ban cho, vì « không có tình yêu nào vĩ đại hơn người thí mạng sống mình cho người mình yêu » (Gio-an 15,13).

Vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, trong khi chúng ta nhìn ngằm Chúa Ki-tô trên thánh gíá, thì chớ có dừng lại cái việc độc nhất đã xảy ra hơn 2000 năm nay trên ngọn đồi Gôn-gô-tha. Song chúng ta phải thấy mình đang kết hiệp vào con người của Chúa Ki-tô, vào thời gian của ta, và với Chúa Ki-tô chúng ta đều chịu đóng đinh vào thập giá.

Ôi Mầu Nhiệm lạ lùng! Chúa Ki-tô bên cạnh Chúa Cha, không còn đau khổ, thế nhưng lại tiếp tục đau khổ trên trái đất này. Sự khẳng định này không là sự tưởng tượng, ý ngông, nếu không thế thì Tin Mừng nói dối ta sao ? Chúng ta hãy nhớ lại Tin Mừng thánh Mát-thêu ở chương 25, Chúa nói như saư « Ta đói các ngươi không cho ta ăn, Ta khát các ngươi không cho ta uống…, Ta trần trụi, các ngươi không cho ta áo mặc. Ta ốm đau bệnh hoạn và bị cấm tù, các ngươi không thăm hỏi, an ủi » (Mát-thêu 25, 41-44). Chính sự thương khó của thế giới chúng ta mô tả đây, và những người đau khổ, họ chính là những người đang bị đóng đinh vào thập giá, và Chúa Ki-tô đã đồng hoá thân phận mình với thân phận của họ : Ai đau mà Chúa không đau hỉ, ai đói khát mà Chúa ngoảnh mặt làm ngơ sao đành. Thực máu đâu thâm thịt đó.

Tại sao thánh giá Chúa Ki-tô ? Chúng ta biết trả lời câu hỏi này… Ngài phải đi cho đến cùng trong tình yêu, để cho con người và chúng ta được cứu sống từ thung lũng của khổ đau, từ tội lỗi ở trong con tim chúng ta, và giải thoát ta khỏi sự thống trị của qủy dữ hoành hành tác hại. Hơn nữa, Chúa Ki-tô phải thể hiện dấu chỉ tình yêu cực độ và cụ thể, để cho Thiên Chúa thực sự tỏ lộ, như Ngài là Chúa Trời, như Ngài là, như Ngài có, và không giống như Thiên Chúa mà như các triết gia vẻ vời cùng chúng ta tưởng tượng. Thế nhưng tại sao có thánh giá của thế giới ? Tại sao có vô vàn đau khổ, cảnh bất công, hà hiếp dân lành tồn tại mãi trong thế giới này ? Tại sao biết bao người bị ngược đãi, bị đánh đập, tra tấn dã man, bị biếm nhục, bị bỏ đói, bị bạo hành, bị tù đày bất công, bị bắt làm nô lệ tình dục hay cưỡng bách lao động quá sức người. Con người đối xử với con người thua cả thú vật! Tại sao Thiên Chúa cứ im lặng để cho những cảnh đau lòng, ngang trái này hiện hữu mãi trên trái đất này? Tại sao và tại sao thế ?

Thực Ngài là Thiên Chúa. Khi Ngài là Thiên Chúa, Ngài không thể thay thế con người, Ngài không mưốn hủy diệt sự tự do, sự mỏng manh, yếu ớt và hữu hạn tính của thụ tạo. Thiên Chúa tôn trọng mọi điều này. Qủa Thiên Chúa vì tôn trọng sự tự do của con người, nên thiên hạ cứ chơi cho đến cùng thỏa thích của sự tự do. Đã hơn hai ngàn năm trôi qua, thiên hạ đã đóng đinh Đấng cứu độ mình, và mỗi ngày con người lại đóng thêm đình vào trên đôi tay gầy gò, trên bàn chân bầm dập, tren thân thể gầy còm thương tích của Chúa. Khổ thế, Thiên Chúa không thể ngăn cản, tối thiểu là lấy ra khỏi con người cái ơn tự do mà Ngài đã tạo cho họ. Do đó, chính chúng ta là những người có trách nhiệm cùng bổn phận trong sự tăng hay giảm bớt đi các đau khổ của nhân loại.

Thực thế Thiên Chúa tôn trọng sự tự do và hữu hạn tính của chúng ta, đó là nguyên nhân và giòng suối đã gây nên bao thảm họa đau khổ cho thế giới chúng ta và cho nhũng ai sống trong đó. Qủa thực, Thiên Chúa kính trọng các hành vi tự do của con người, song Thiên Chúa không hững hờ, quay mặt với những việc xảy ra đó. Lý hơn đây là sự nhầm lẫn của thiên hạ buộc tội cho Thiên Chúa, khép kín đôi mắt về các đau khổ của con người và của thế giới. Lý thực, Chúa Trời không khép kín lại đôi mắt mình. Thiên Chúa không ẩn mình vào trong bầu trời của mình. Trái lại, Ngài hằng hiện diện trong tất cả đau khổ và đau đớn của nhân loại. Thiên Chúa luôn hiện diện như Ngài đã hiện diện trong nhũng giờ khắc chịu thương khó, khổ nạn của Chúa Con.

Sự hiện diện của Thiên Chúa trong những đau khổ và thương khó của nhân loại, thì chỉ có thể nhận diện trong đức tin, thấy được trong xác tín của mình, và không loại bỏ đi sư đau khổ của con người. Thế nên, sống đau khổ thì có giá trị của nó. Bởi ai đau khổ trong sự thương khó : phải chăng đó là điều cần thiết để có được một sự hiện diện yêu thương và một lòng thương xót được ở bên cạnh Thiên Chúa. Và một ai lắng nghe sự đau khổ của ta cùng mang lấy với ta sự đau khổ ấy, đó là họ đã chịu sự đau khổ với ta rồi.

Vả nữa, để hiểu biết, và tin rằng Thiên Chúa và Chúa Ki-tô, Con Chúa Trời đau khổ với nhân loại ở trên thánh giá, thì cho phép chúng ta sống trong nguồn hy vọng. Trong nguồn hy vọng này, là cho chúng sinh cũng như cho Chúa Ki-tô, để từ đó con đường đau khổ sẽ là một con đường phục sinh và sự sống.

Trong những giòng cuối cùng của bài Tin Mừng thương khó này, theo Thánh Sữ Gio-an, chúng ta có thể lập lại lời sau : « Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Thánh Kinh (…) Lại có lời Thánh Kinh khác : Họ sẽ ngẩng mặt lên nhìn thấy Đấng họ đã đâm thâu » (Gio-an 19,36-37). Chúng ta cũng thế, hãy ngước mắt lên nhìn Đấng đã bằng lòng để cho người ta đâm thâu con tìm minh vì tình yêu. Để rồi từ đó chúng ta biết chia sẻ và gánh nặng đau khổ với tha nhân. Xin Thiên Chúa cho cái nhìn của chúng ta trở nên một đức tin, một tình yêu, một sự cầu nguyện, một sự thầm lặng chiêm ngắm và hy vọng. Amen.

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét