Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Suy niệm THỨ NĂM TUẦN THÁNH: Là Môn Đệ Phải Làm Tôi Tớ


THỨ NĂM TUẦN THÁNH

XUẤT HÀNH 12,1-8.11-14 ; 1 CÔ-RIN-TÔ 11,23-26 ; GIO-AN 13,1-15

Là Môn Đệ Phải Làm Tôi Tớ



Vào buổi chiều này Thầy trò ngồi chung bàn cùng nhau ăn uống bữa tiệc ly, giữa lúc đang ăn thì Chúa Giê-su đứng dậy, rồi cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ mình. Ôi khiêm hạ và yêu thương thay, Ngài là nguyên nhân cho hết các môn đệ cảm kích cử chỉ có một không hai này của Chúa Giê-su. Tất cả các tông đồ đều bàng hoàng, há hốc miệng kinh ngạc : Thầy mình làm gì lạ thế hỉ. Thực là không lạ và không kinh ngạc sao được vì cử chỉ cúi xuống rửa chân này chưa bao giờ từng thấy ở một vị Tôn Sư quyền năng, một Ngôn Sứ tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, ai lại đi làm một việc của hàng tôi tớ hay nô lệ mới làm. Lạ đời hơn nữa, là cử chỉ đó đã đi nghịch lại với các tập tục bấy lâu nay thường có. Lạ đời đến nỗi Tông Đồ Phê-rô đã không có thời gian biểu lộ sự việc của ông cảm thấy. Với cái nhìn của thánh nhân, thì sự việc vửa xảy ra đó hoàn toàn không thể chấp nhận được « ôi lạy Chúa, Ngài mà rửa chân cho tôi sao ».

Chuyện Chúa Giê-su rửa chân cho các tông đồ đó đã qua hơn hài ngàn năm rồi. Thế nhưng chiều nay chúng ta nhớ lại cử chỉ đó của Chúa Giê-su bằng việc tái diễn lại nghi lễ rửa chân. Song việc rửa chân này không làm ta ngạc nhiên chút nào. Chuyện này xuất hiện như một việc bình thường, không làm đảo lộn tâm tư chúng ta.Và không có một ai giữa chúng ta đây khi lắng nghe bài Tin Mừng, lại đứng dậy và có ý nghĩ la lên rằng : « việc Chúa Giê-su làm thế này, việc này có ý nghĩa là gì ? Phải ngưng chuyện rữa chân này ngay lập tức ». Tuy vậy có những lý do đáng làm chúng ta kinh ngạc, gây nên phản ứng và một chút tai tiếng khi đứng trước cử chỉ hạ mình của Chúa Giê-su. Cách thức của Ngài đưa lại cho ta thực sự là sự kinh ngạc. Vâng cách thức đó đã làm chúng ta ngạc nhiên, từ đó kêu mời chúng ta suy tưởng. Thế đó, giờ dây chúng ta suy tưởng một tí :

Qủa Chúa Giê-su hiện diện giữa chúng ta là người muốn phục vụ chớ không là người được phục vụ. Tuy thế, sự trái nghịch này hoàn toàn chính đáng. Bài tường thuật việc Chúa rửa chân cho các môn đệ, làm chúng ta suy nghĩ bằng cách nào Chúa Giê-su tự đặt mình phục vụ chúng ta ? Ngài hạ mình xuống, Ngài mang lấy thân phận của người tôi tớ cho dù Ngài là ông chủ. Chúa Giê-su hạ mình xuống, bằng dấu chỉ hoàn toàn ban chính mình để làm cho người Ngài yêu. Do thế, cách thức Chúa Giê-su phục vụ chúng ta đây vuợt qúa những sự suy nghĩ của chúng ta có thể tưởng tượng. Duy chỉ việc Chúa Ki-tô phục vụ chúng ta đã là điều rất kinh ngạc cho ta rồi. Nhất là Ngài hạ mình xuống để rửa chân cho chúng ta làm cho ta sững sờ ngây ngất.

Từ việc làm của Chúa Giê-su đây gợi cho chúng ta đưa ra những câu hỏi sau : lý do nào Chúa Giê-su đi xa ý muốn phục vụ của mình, phục vụ mỗi người chúng ta ? Tại sao Ngài không chỉ là người phục vụ cho vài người, cho các bạn hữu của mình, song là người phục vụ toàn thể nhân loại ? Phi thường thay Ngài phục vụ không những phục vụ cho những ngưởi nam hay nữ có hinh thể đẹp, dễ thương, thông mình, tài trí, đức hạnh, có lòng tin sống đạo, song Ngài phục vụ cho hết mọi ngưòi nam nữ lão ấu, đau ốm, tật nguyền vv.. Với một lòng ưu ái hơn Ngài biểu lộ tình yêu phục vụ cho người xấu xí, nghèo khổ, phung cùi, thất nghiệp, tù đày, bị người đời hất hủi bỏ rơi, ngưòi bên lề xã hội. Nói tóm lại Chúa Giê-su phục vụ hết mọi hàng người trong thế gian.

Chỉ có một câu trả lời thật đơn giản cho câu hỏi trên đây, là Người đàn ông này đang yêu. Chúa Giê-su yêu như không bao giờ thiên hạ đã yêu như thế. Theo cái nhìn con người của chúng ta, thì một tình yêu như vậy không thể nào giải thích được, Ngài hành động kiểu đó là phi lý. Thế nhưng hành động đó của Thiên Chúa trong tình yêu này. Bởi vậy tình yêu này ở đây đi đến một hành động tự hạ mình xuống rửa chân cho người minh yêu. Chúng ta chớ quên việc làm này, cử chỉ mà Chúa Giê-su đã làm vào buổi chiều Tiệc Ly khai mạc cho việc Ngài sẽ hoàn tất vào ngày mai khi Ngài sẽ giang tay mình trên cây thập giá. Tuyệt vời thay, cao cả thay Chúa Giê-su là người phục vụ chúng ta cho đến chết, là dấu chỉ tình yêu vĩ đại hơn tất cả thừ tình yêu của thế gian này. Một tình yêu vĩ đại nhất, đẹp nhất hoàn vũ, là Chúa Giê-su đã cống hiến cho chúng ta và nhân loại mạng sống của mình.

Giờ đây chúng ta nên để hồn mình lắng đọng một vài phút thinh lặng suy tưởng về tình yêu Chúa Trời ban cho ta, để cảm tạ tri ân Ngài đã ban cho chúng ta Người Con yêu dấu của Ngài, đã trở nên người phục vụ chúng ta. Thêm nữa, chúng ta cũng cần suy gẫm lại những câu cuối của đọan Tin Mừng, vì đây chính là phần thiết yếu Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta thực thi.

Chúng ta nhớ lại đoạn cuối này : « vâng, Thầy là Thầy và Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau ». Thế đó, Thầy đã nêu gương cho anh em, để rồi anh em cũng phục vụ nhau như Thầy đã phục vụ anh em » Qủa thực không đủ để cho ta thán phục, tâm phục, trí phục cử chỉ hạ mình của Chúa Giê-su phục vụ sao. Không gì cao cả và đẹp bằng cử chỉ này là để cho chúng ta bắt chước. Hay chúng ta nghĩ rằng cử chỉ làm đây không đủ nói lên hạnh phúc là môn đệ Chúa Ki-tô, là người phục vụ. Theo Chúa, là môn đệ Ngài, chính chúng ta phải trở nên người phục vụ, giống như Chúa Ki-tô, vì tình yêu anh em, vì chúng sinh, trong sự khiêm tốn tuân phuc cho đến chịu giang tay mình trên thập giá, nếu như điều này Chúa yêu cầu mỗi người chúng ta thực thi, thì chúng ta nghĩ sao ?
Qủa lắm người có ý nghĩ rằng Ki-tô giáo không có gì khác biệt với các tôn giáo khác. Phải chăng đúng như thế? Xin những người ấy nghĩ lại. Qua bao thế hệ lòi mời gọi của Chúa Ki-tô, mời gọi con cái mình phải trở thành người phục vụ lẫn nhau như Ngài đã thực thi tấm gương cho con cái mình bắt chước, đã luôn được hằng muôn ức triệu người tuân thủ lời giáo huấn của Đấng Tôn sư một cách nghiêm túc. Và chính đây là một trong nhũng nét đặc thù nỗi bật của Ki-tô giáo. Chỉ có người yêu nhiều, yêu cho đến thí mạng sống mình cho bạn hữu, cho chúng sinh, chính là người phục vụ nhiều nhất. Đây là nét độc đáo, thể hiện và minh chứng rõ ràng cho tình yêu cụ thể mà thiên hạ có thể cảm nhận, trông thấy và thán phục mà Thầy chí thánh đã sống phục con người và chúng ta. Amen.

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGV N

0 nhận xét:

Đăng nhận xét