Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Một Số Nét Nổi Bật Liên Quan Đến Cuộc Đời Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phao lô II và Những Sự Kiện Nổi Bật Dưới Triều Giáo Hoàng của Ngài

lanhatLTCGVN (23.04.2014)– Sài Gòn-  Chân Phúc Giáo hoàng Gioan Phao lô II có tên là Karol Jozef Wojtyla, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 ở Wadowice, một thành phố nhỏ gần Krakow, miền nam nước Ba Lan. Ngài mồ côi mẹ năm lên 9, mất người anh lúc 12 tuổi, còn bố của ngài cũng mất khi ngài 20 tuổi. Những người quen của ngài cho biết, lúc trẻ ngài rất ngoan đạo và thuộc tiếp người chiêm niệm.
Sau khi nghĩ làm diễn viên của một rạp hát ngầm ở Krakow trong thời chiến, ngài lặng lẽ gia nhập chủng viện ngầm, tiếp đến chuyển sang một đan viện Carmelo với lời khuyên: “Ngài được định làm những điều vĩ đại.”
Theo đuổi nghiên cứu triết học và thần học ở Roma, ngài trở về Ba Lan để làm việc mục vụ giáo sứ vào năm 1948, dành những ngài cuối tuần để cấm trại với những người trẻ. Năm 1958, ngài được thụ phong giám mục phụ tá của giáo phận Krakow, là giám mục trẻ nhất ở Ba lan. Đến năm 1964, ngài được lên chức tổng giám mục Krakow. Ngài được Giáo Hội hoàn vũ biết đến ngang qua tác phẩm của ngài về những tài liệu quan trong của Công đồng Vatican II.

Mặc dù được tôn trọng ở Roma, nhưng nhiều người vẫn chưa biết mặt ngài, cho đến khi Hồng y; rồi sau đó được cử làm giáo hoàng ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ở Quảng Trường Thánh Pherô đêm đó, ngài đã phát biểu bằng tiếng Ý một cách lưu loát, được dân chúng nồng nhiệt reo mừng chào đón.
Đức Chân Phúc Giáo hoàng Gioan Phaolo II là vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý trong thời gian 455 năm, ngài được xem là một nhà lãnh đạo tinh thần trong hai cuộc chuyển biến toàn cầu: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Châu Âu, khởi đi tử Ba Lan năm 1989, quê hương của ngài và giai đoạn ngàn năm thứ ba của Kitô giáo.
Giáo triều của ngài đánh dấu bằng với những chuyến thăm tới một vài châu lục, những cuộc họp báo trên máy bay, một tông thư về ơn cứu chuộc, một chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cổ võ sự hiệp nhất và một vài cuộc gặp quan trọng với các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ngài bị ám sát bởi Agca, một tên khủng bố người Thổ Nhĩ Kỳ, và đã mất vài tháng để điều trị. Agca bị ở tù 19 năm sau đó được trả về Thổ Nhĩ Kỳ.
Một lần nọ, anh ta thừa nhận rằng anh ta có liên hệ với tình báo Bungary và Liên Xô, tuy nhiên, việc xét xử này đã khép lại, không hề xét xử nữa.
Đức Gioan Phaolô II đã triệu tập những nhà lãnh đạo các tôn giáo khác nhau để nhân danh tôn giáo lên án bạo lực. Trong khi lên án những cuộc tấn công khủng bố, ngài đã thúc giục Hoa Kỳ hưởng ứng việc hạn chế nạn khủng bố. Tuy nhiên, ngài đã phê phán gây gắt việc Hoa Kỳ phát động chiến ở Iraq vào năm 2003.
Thỉnh thoảng trong các bài giảng, ngài nhắc tới nạn đói ở Châu Phi, và biến có Hiroshima ở Nhật để lên án việc chạy đua vũ trang; ngài cũng ca ngợi Mẹ Têrêsa, ở Calcutta các chân thành.
Ngài nhắm đến việc trở nên nhà truyền giáo băng động nhất cảu Giáo Hội, nổ lực mở ra mọi khía cạnh xã loài người với những giá trị Kitô giáo.
Trong Giáo Hội, Ngài tỏ ra cứng rắn và không ít bảo thủ, ngài kỷ luật những nhà thần học bất đồng, ra vạ tuyệt thông cho những người tự xưng mình là những nhà truyền thống chủ nghĩa.
Ngài lên án chống lại việc ngừa thai nhân tạo. Đồng thời, ngài quảng bá học thuyết xã hội Kitô giáo liên quan đến những lãnh vực mới như đạo đức sinh học, kinh tế toàn cầu, tình trạng phân biệt chủng tộc và môi trường.

Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngang qua một chương trình về những sự kiện tìm kiếm các linh hồn trong việc cử hành biến cố Đại Năm Thánh 2000, hoàn tất mơ ước của triều giáo hoàng của ngài. Cuộc hành hương của ngài về Đất Thánh là dịp làm cho ngài trở về nguồn cội đức tin và diễn tả mối tương quan giữa Giáo Hội với những người Do Thái được cải thiện. Ngài cũng đã chủ trì việc bất ngờ xin lỗi công khai về tội của các Kitô hữu trong những chương đen tối của lịch sử Giáo Hội chẳng hạn như Toàn án Dị giáo và Thập Tự Chinh .
Tông thư “Novo Millennio Ineunte” (Khởi Đầu Thiên Niên Kỷ Mới), Đức Thánh Cha đã cho thấy viễn cảnh của ngài về tương lai của Giáo Hội và kêu gọi một “cảm thức mới về sứ mạng” để mang những giá trị Tin Mừng vào mọi lãnh vực đời sống xã hội và đời sống kinh tế.
Những năm sau đó, sứ điệp và quyết định của ngài đã gặp phải phản ứng của công chúng. Ngài bị công kích như thể một nhà phê bình xã hội táo bạo, và bị xem là “nhà xã hội học lỗi thời”, và bị nhạo cười như một quan tòa chống dị giáo.
Nhân cách của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II rất mạnh mẽ và phức tạp. Trong triều đại giáo hoàng của ngài, ngài có thể làm việc với một đám đông và nói đùa với những người trẻ lẫn những người cao niên, nhưng tính tự phát không phải là nét đặt biệt của ngài.  Là một nhà điều hành, ngài đặt ra những chỉ dẫn và thường để lại những chi tiết chỉ đạo đối với sự trợ giúp hàng đầu.
Phản ứng của ngài đối với vụ xì-can-dal lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ bùng nổ ở Hoa Kỳ năm 2001-2002 nổi bật qua việc ngài đau khổ sâu sắc, cầu nguyện lâu giờ nhưng xúc tích, những khẳng định mạnh mẽ nhấn mạnh đến tội nghiêm trọng của các linh mục. Ngài triệu tập hội nghị thượng đỉnh Vatican-Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này, nhưng ngài để cho các cố vấn của Vatican và các vị lãnh đạo Giáo Hội Hoa Kỳ tìm ra những giải pháp. Cuối cùng, ngài tán thành những thay đổi và giải quyết một cách dễ dàng là cho các linh mục phạm tội lạm dụng tính dục hồi tục.
Mặc dù có một số lo ngại bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội liên quan đến giáo huấn của ngài, nhưng ngài vẫn được chào đón nồng nhiệt ở Hoa Kỳ, nơi đó ngài đã thu hút nữa triệu người trẻ hành hương vào năm 1993 trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ ở Denver.
Ngài là con người cá biệt với đời sống thiêng liêng sâu sắc- đây là điều mà truyền thông không thể giải thích được. Tuy nhiên trong những năm đầu, ngài và giáo triều đường như đã thu hút giới truyền thông với nhiều hình ảnh ấn tượng. Ai có thể quên vị Giáo hoàng này trở ngón tay đùa nghịch của ngài vào một linh mục (thuộc phong trào lật đổ chính quyền Anastasio Somoza) ở Nicaragua, ôm một thanh niên nạn nhân của bệnh SIDA ở California hoặc nói chuyện trong trại giam với Mehmet Ali Agca, người đã ám sát ngài?
Là vị mục tử của Giáo Hội hoàn vũ, ngài đã đi hầu như vòng quanh thế giới, gồm 124 chuyến vi hành ngoài nước Ý, gởi thông điệp đến 129 quốc gia.Ngài đã làm hàng triệu người ngạc nhiên và vui mừng vì giao tiếp với họ bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Ngài đã đi được tổng cộng 700.000 dặm, 14 cuộc viếng thăm Châu Phi được xem là thành công trong việc mở rộng Giáo Hội ở đó. Còn ở Châu Mỹ La tinh, ngài đã kiềm chế phong trào hoạt động chính trị của các giáo sĩ và thiết lập được mối liên hệ với các giáo phái tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã phê chuẩn cuốn giáo lý toàn cầu như là một giải pháp cho sự mơ hồ về giáo thuyết. Ngài cũng đẩy mạnh những vị trí của Giáo Hội ở các diễn đàn công chúng. Vào thập niên 90, ngài thúc giục các giám mục trên thế giới đẩy mạnh việc đấu tranh chống lại việc ngừa thai và chết êm dịu. Nói chung quy là việc thực hành được xem là việc“sát hại những kẻ vô tội”. Không phải mọi người đều đồng ý, nhưng những chỉ trích gay gắt của ngài về việc ngừa thai và chết êm dịu là những chính sách”chống lại gia đình”; vào năm đó (1994), ngài được tạp chí Times bình chọn là Nhân vật của Năm.
Những tông thư về công bằng xã hội của ngài cũng đã có một tác động to lớn, nhắm đến những chiều kích luân lý về việc lao động của con người, việc mở rộng hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, và những thiếu sót của hệ thống tự do mậu dịch.  Theo yêu cầu của ngài, Vatican đã xuất bản một bộ nguyên tắc ứng xử về giáo huấn xã hội năm 2004.
Đức Chân Phúc Gioan Phao lô II là một nhà cổ võ việc hiệp nhất Giáo Hội một cách cẩn trọng, nhấn mạnh đến những khác biệt thật sự  giữa tôn giáo và các giáo hội mà không hề che đậy. Tuy nhiên, ngài đã làm một số cử chỉ gây ấn tượng được nhớ đến lâu dài: đó là phát một cuộc đối thoại thần học giữa Kito giáo và Chính thống giáo vào năm 1979, thăm một giáo đường ở Roma năm 1986 và chủ trì các nhà lãnh đạo thế giới tại một “hội nghị về cầu nguyện” cho hòa bình năm 1986.
Vào năm 2001, ngài có một chuyến viếng thăm lịch sử tới Hy Lạp để gặp các vị lãnh đạo Chính Thống giáo, sau đó ngài tới Damascus, thuộc Syria, nơi đay ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên tới thăm một đền thờ Hồi Giáo.
Đối với dân Chúa, ngài luôn nhắc nhở họ, cầu nguyên và các bí tích là việc chính yếu đối với một Kitô hữu tốt. Ngài xem Đức Maria như mẫu gương thánh thiện đối với toàn thể Giáo Hội, ngài đã thêm mầu nhiệm năm sự sáng và tấn phong hơn 450 vị thánh.

[ Dịch và sắp xếp lại nội dung dựa vào bài
Pope John Paul II was world's conscience, modern-day apostle
của John Thavis (Catholic News Service)]
Vominh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét