Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ NĂM MÙA CHAY : Bên Trên Luật


CHÚA NHẬT THỨ NĂM MÙA CHAY 

I-SAI-A 43,16-21 ; PHI-LÍP-PHÊ 3,8-14 ; GIO-AN 8,1-11 

Bên Trên Luật 



Đời chúng ta, qủa có những ngày lòng ta sống trong sự bồi hồi, bối rối, song không quá căng thẳng. Chúng ta hy vọng rằng chính mình có thể ra khỏi được tình trạng này. Thế nhưng, chính là một tình thế bí, ngặt nghèo, hầu như chúng ta không có lối thoát. 

Như trường hợp người phụ nữ trong bài Tin Mừng hôm nay, bị nhóm người Do Thái cùng Pha-ri-siêu dàn cảnh tạo nên thế bí để thử thách Chúa Giê-su về tội phạm ngoại tình của chị để xem Chúa xử trí ra sao ? Đối với họ, chị thực là người đàn bà trắc nết, hư đốn. Tội nghiệp cho chị! Chị không thể nào chứng mình sự vô tội của mình nơi hiện tường chị bị bắt. Chị không thể được giảm khinh. Chị không thể tự biện hộ hay có người Do Thái bênh vực cho chị. Vì theo Luật Lê-vi, tội của chị qúa trầm trọng và phải lên án tử. 

Luật Lê vi dạy rằng « người đàn ông nào ngoại tình với phụ nữ có chồng, ngoại tình với người đồng loại, thì có đàn ông lẫn đàn bà ngoại tình sẽ bị xử tử » (Lêvi. 20,10). Hay như trong Sách Đệ Nhị Luật dạy « nếu như một người đàn ông bị bắt gặp đang nằm với người đàn bà có chồng, thi cả hai sẽ phải chết » (Đệ Nhị Luật 22, 22). Có nghĩa họ bị ném đá cho đến chết. 

Chúng ta cần lưư ý ở đây chính chị bị đưa ra kiện tụng, chớ không phải người đàn ông tòng phạm với chị. Qủa thực chúng ta thấy một trò chơi lắt léo, một sự do người Pha-ri-siêu xắp xếp, dàn cảnh đưa vào thế bí để thứ trí Chúa Giê-su. Từ đó những ông Kinh Sư và các người Pha-ri-siều hoàn toàn vênh vang cái bản mặt tự đắc thắng của mình. Họ cảm nghĩ rằng chúng mình sẽ thắng cái ông Giê-su vói « ván cờ » bài trí này như trở bàn tay. Vì theo họ nghĩ, đây là một cơ hội bằng vàng để thiêu đốt sự nghiệp của ông Giê-su. Hơn nữa, đây chính là cái cạm bẩy của mình giăng ra cho ông bước vào. Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt qủa tang đang ngoại tình. Trong Sách Luật Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà ngoại tình đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ? Qủa là tinh ranh, đây là cài bẫy đặt ra cho Chúa Giê-su sa vào lưới. Nếu Chúa quả quyềt Ngài không phải áp dụng Luật, thì chúng sẽ chê bai chỉ trích Ngài. Còn nếu Chúa phái áp dụng Luật Mô-sê, thì người đàn bà này sẽ bị mất đi. Và họ tự mãn nghĩ rằng Ông Giê-su đây há không tuyên bố rằng « mình đến để tìm và cứu những gì đã mất » đó chăng ? (Luca.19, 10). 

Tuy nhiên Chúa Giê-su vẫn thản nhiên phát họa những nét viết trên đất. Ngài viết gì trên mặt đất ? Ở đây chúng ta có thể nhớ lại Lời Thiên Chúa phán qua miệng Ngôn Sứ Giê-ri-mê-a rằng « những người quay mặt lại với Ngài, sẽ được ghi tên trên mặt đất ». Phải chăng Chúa Giê-su đang viết rõ tên của các người kể tội người đàn bà này ? Qủa họ tự cho mình là quan án, như thế không khác gì hợ tự đặt mình thay thế chỗ của Thiên Chúa, thật đúng là họ tự quay mặt lại với Chúa Trời. Chúa Giê-su cúi mình cùng suy nghĩ để tìm giải pháp ổn thỏa cho trường hợp này. Ngài không từ chối Luật, cũng không phủ nhận và tranh luận . Chúa Giê-su tìm kiếm để định vị một trình độ khác, và tất cả đó được xem như một quan niệm, một cái nhìn khác. Đó chính là giây phút tốt đẹp, từ đó sẽ cứu thoát cho người phụ nữ, và bịt cứng miệng cùng đánh gục các người cáo tội chị : « ai trong các ông sạch tội, thi cứ lấy đá ném trước đi » (Gioan 8,7). 

Chúng ta tưởng tượng câu nói này được Chúa Giê-su phán ra một cách chậm rãi, với âm thanh nhẹ nhàng, Ngài không cần đưa ánh mắt nhìn đến những ông Kinh Sư cùng Pha-ri-siêu hịch hỡm, vừa mới nghinh nghinh cái bản mặt đưa ra cho Chúa cái bẫy. Thế đó những lời phán hỏi của Chúa Giê-su đây tự nhiên làm cho các ông phải tự xét lại lương tâm mình. Vì dưới nhản quan của Chúa Trời, tất cả mọi người đều là tội nhân. Do thế, chính lời Chúa phán đây đã đảo ngược được tình thế, và lật tẩy được bộ mặt của họ. Ai cũng phải đi vào chính cỏi lòng của mình, phải tự dò xét lại con tim mình. Từ đó chúng ta nghĩ đến câu Chúa Giê-su nói liên quan đến cái rác và cái xà « sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thi lại không thấy » (Mátthiêu 7,3). Chúng ta thấy cách ứng xử cùng câu trả lời của Chúa thật tuyệt với ! Câu trả lời đó không cách xa Luật, cũng không phủ nhận áp dụng Luật. Đúng hơn, Chúa Giê-su bổ túc thêm cho Luật được trọn hảo. Ngài nâng cao lên một trình độ của lòng từ ái. Có nghĩa đo chính là thực hành lòng thương xót. Như chính Chúa Giê-su đã chẳng nói sao « anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án, anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ » (Luca 6,36-37). Qủa thực Chúa Giê-su đặt mọi người chúng ta đối diện chân thật với Luật. Có nghĩa khi chúng ta cáo tội hay lên án anh chị em mình, thì lý ra hãy xem lại lòng mình. Vì như Chúa dạy khi tố cáo tội anh chị em mình, là che dấu tội của mình, trong lúc tội của mình nằm sơ sờ ra đó mà ta cứ nghĩ là không biết. 

Quả thế qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta cảm nhận được nhiều điều sau : 

Trước hết, chúng ta tin tưởng cúng bảo đảm rằng Chúa Giê-su không bao giờ kết ai. Sự tin chắc và hoàn toàn bảo đảm đó cho chúng ta cảm nhận, để có thế lượng giá cái nhìn của Chúa là không đối chiếu cứng ngắt vào Luật. Có nghiả vào Luật xưa, cũng như Luật của các chánh quyền công bố hay là Luật các Pháp Đình hay Hiến Pháp. 

Lời phán quyết Chúa Giê-su đưa ra đem đến cho chúng ta điều không phủ nhận cái giá trị của Luật được công bố vào thời của Giao Ước cũ. Vả nữa, Lời phán quyết của Chúa đó không phủ nhận các giá trị và sự cần thiết của các Luật con người. Lý thực Lời phán quyết của Chúa đó đặt định vị trí bên trên. Có nghĩa Chúa Giê-su nhìn thấy những sự việc một cách khác. Theo Ngài cái điểm tuyệt hảo cùng điểm đối chiếu của Luật, chính là tinh yêu tha thứ. Vì chính tình yêu mới biết bắt thấy được các con đường mới để sáng tạo nên những hữu thế mới cùng những con người mới. 

Để do thế, người đàn bà mang cái tội trầm trọng khi trở về nhà không còn ở trạng thái xưa, trong con người cũ. Chị đã biến đổi. Vi đó khi ai đến với Chúa trong tâm tình thất vọng, vô phương cứu chữa, thì luôn được Chúa Giê-su ban tặng lại sự sống, bạn tặng sự hồi sinh và nhựa khí sống. 

Trong việc hòa hợp của sự tha thứ, Chúa Giê-su luôn mời gọi đến một đời sống khác : « chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa » (Gioan 8,11). Chị hảy về và sống như chị phải sống. Thể như lời thánh Phao-lô khuyên nhủ « là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Ta chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng của Chúa Ki-tô ban tặng cho ta » (Philípphê 3,13-14). 

Chúng ta hằng nhận được các sự tha thứ cũng như tha thứ, nhưng lại thường xem các sự tha thứ đó như những gì « quyét sạch » bên ngoài, đôi khi có tính cách giả tạo, không để lại dấu ấn sâu trong tâm hồn ta. Còn sự tha thứ của Thiên Chúa, thì chiếm hữu chúng ta, không chỉ quyét sạch, tẩy rửa chúng ta, nhưng còn biến đổi con người ta. Sự tha thứ của Chúa có thể thực hiện trong mỗi người chúng ta như lời loan báo của Ngôn Sứ I-sai-a « này Ta tạo một thế giới mới (…) Ta sẽ mở một con đường băng qua trong sa mạc, khơi những giòng sông nơi vùng đất khô cằn » (Isaia 43,19). 

Được một lần Chúa tha thứ tội, thì ngưòi phụ nữ ngoại tình đây đã có thể sống một cách khác. Đó là đời sống mà chị cảm nhận được yêu thương, được thông cảm, từ đó nảy sinh ra hạnh phúc cho chị. 

Còn các ông Kinh Sư cùng Pha-ri-siêu, là những người cáo tội chị đây, một lần khi trở về nhà họ, cũng thế sống một đời sống khác : ý thức được sự yếu đuối mỏng dòn của mình, ý thực được cái rác vẫn còn nằm ẩn trong con người mình. 

Phần chúng ta cũng thế, tạ ơn Chúa Trời đã ban cho ta hai hồng ân nhưng không này : đó chính là giúp chúng ta nhận ra tội lỗi của minh, và cũng từ đó chúng ta xác tín rằng Chúa có thể tha thứ hết mọi tỗi lỗi của ta. 

Qủa thực Chúa Giê-su giải thoát chúng ta ra khỏi những sai lầm phán đoán của ta : sai lầm công lý và toà án của ta, để sống trong sự liên đới, đoàn kết với anh chị em mình, để sống trong sự thương xót của Thiên Chúa. Để rồi hằng luôn tìm kiếm cùng bắt chước hành động tha thứ của Chúa Giê-su : « Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu, chị hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa » Amen ! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng

Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét