Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thông tin và Dân chủ theo giáo huấn xã hội Công giáo

LTCGVN (06.09.2013)


Sài Gòn – Cách mạng Hoa Nhài (Hoa Lài) gồm những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Tunisia, trong đó người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia. Các cuộc biểu tình bắt đầu nhân danh thất nghiệp, giá cả thực phẩm tang giá, chính quyền tham nhũng, tự do ngôn luận, mức sống của người dân thấp và chế độ độc tài. Các cuộc biểu tình dẫn đến lật đổ tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, ngày 14 tháng 1 năm 2011 sau 23 năm cầm quyền.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của người dân, hay thất bại của nhà độc tài là truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội (Social Media Network).
Trong Giáo huấn xã hội Công giáo, có ba số đề cập trực tiếp đến chủ đề: “Thông tin và Dân chủ”, từ số 414 đến 416.


Tóm tắt
—  414: Thông tin là một trong những công cụ chính yếu để tham gia dân chủ
—  415: Phải sử dụng các phương tiện truyền thông để xây dựng và bảo vệ cộng đồng nhân loại trong các lãnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo
—  416: Những khó khăn nội tại của truyền thông thường được phóng đại do các ý thức hệ, do ham muốn lợi nhuận và tham vọng kiểm soát chính trị …

Thông tin là một trong những công cụ
Ở Việt Nam, mọi phương tiện truyền thông đều là công cụ tuyên truyền của đảng CSVN, nên những thông tin được chuyển đến đại chúng hoàn toàn phải phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, bất chấp sự thật như thế nào.
Do đó, thông tin là công cụ thì thông tin không phải là thông tin, nó chỉ là cái được nhào nặn ra và gọi là “thông tin” mà thôi. Và cũng trong chiều hướng thong tin chỉ là công cụ thì cũng không cần có những nhà truyền thông chuyên nghiệp, mà chỉ có những người làm gì ăn lương, bảo gì làm đó.
Thông tin và truyền thông với Giáo hội Công giáo đã đi đến một đánh giá khác xa rất nhiều, và không còn xem thông tin là công cụ.
Ngày 07.12.1990, Đức chân phúc giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông huấn Sứ vụ Đấng cứu thế (Redemptorist Missio). Trong đó, Đức chân phúc người Ba Lan này đã nói truyền thông tạo ra một môi trường văn hóa mới. Tức truyền thông tạo ra không gian sống mới cho con người. Điều này được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đẩy xa hơn khi khẳng định, Internet đang tạo ra một Châu Lục mới. Châu Lục mới này cần có những nhà truyền giáo mới và riêng biệt.
Chúng ta hình dung, một nhóm phụ huynh đang họp trong nhà thờ về việc chuẩn bị Trung Thu cho thiếu nhi trong giáo xứ, thì nghe tin ngay trước cổng nhà thờ vừa xảy ra một tai nạn, và một đứa trẻ phải đưa đi cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh. Tức thì cuộc họp về tổ chức Trung Thu cho thiếu nhi của các phụ huynh hướng ngay đến điểm quan trọng nhất là an toàn cho trẻ em khi rước đền đi dọc phố. Thông tin, tự thân nó, đã tác động trực tiếp đến suy nghĩ, và làm cho con người thay đổi.
Nên người ta không gọi truyền thông là công cụ nữa, mà là truyền thong hiện diện.

Thông tin tham gia dân chủ
Thông tin tham gia vào tiến trình dân chủ ở ba khía cạnh. Thông tin giúp chính trị gia hiểu rõ tình hình cộng đồng, năm bắt sự kiện và cung cấp dữ liệu cho các chính trị gia đưa ra các giải pháp thích hợp.
Thông tin sẽ đóng góp tích cực cho dân chủ khi nó được diễn tả dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau, giúp mọi người, mọi nơi có thể tiếp nhận được thông tin cách trọn vẹn nhất. Nếu chỉ giới hạn thông tin như thể “nhỏ giọt” thì có nguy tơ thông tin đó chỉ mới là “nữa sự thật”, tức là gian dối.
Thông tin sẽ đóng góp tích cực cho dân chủ hay không tùy thuộc vào việc ai, những ai sở hữu phương tiện truyền thông. Nếu chỉ một đảng cầm quyền chiếm hữu độc quyền, thì thông tin sẽ một chiều và sự thật bị bóp méo. Còn nếu tư nhân có thể được sở hữu các phương tiện truyền thong, thì chính các hang tin sẽ sang lọc để giúp độc giả, khan giả và thính giả có được những thong tin chân thật nhất và đầy đủ nhất. Lúc đó, việc tham gia chính trị không còn độc quyền của một nhóm nhỏ chính trị gia độc tài, mà nhiều người hơn có thể đóng góp khả năng tốt hơn của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Để có dân chủ, phải chống độc quyền truyền thông. Đây là điều không thể kah1c được.
Giáo lý Giáo hội Công giáo dạy: “Phải tố giác các nhà nước độc tài, xuyên tạc sự thật có hệ thống, thống trị dư luận bằng truyền thông, kết án nặng nề về tội tư tưởng” (x. GLCG 2499).

Truyền thông xây dựng và bảo vệ cộng đồng
Truyền thông phục vụ công ích chứ không phục vụ cho quyền lợi nhóm, và nhất là không được quyền để cho những nhà/tổ chức độc tài dung truyền thong cho việc thống trị của mình. Truyền thông có bổn phận đưa đến cho mọi người cơ hội tiếp nhận thông tin. Giáo lý Công giáo khẳng định xã hội có quyền biết những thông tin dựa trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới (GLCG 2494).
Truyền thông làm cho người ta nên tốt, trưởng thành hơn về tâm linh, về phẩm giá làm người, về trách nhiệm với tha nhân, thì lúc đó truyền thông trở nên môi trường sống an toàn và là tác nhân trực tiếp phát triển cũng như bảo vệ cộng đồng.
Đối với người Công giáo khi tham gia truyền thông cần phải lưu ý sứ mạng truyền thông sẽ được thi hành trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo, chứ không chỉ tôn giáo.
Do đó, Giáo hội lưu ý con cái mình: Mọi người phải dùng truyền thông để truyền bá những gì lành mạnh (GLCG 2495).

Khó khăn do truyền thông phóng đại
Cách đây gần hai năm, Ông thủ tướng nước Việt Nam đã tuyên bố ở Việt Nam không bao giờ có báo chí tư nhân. Đây là sự phóng đại đến mức vi phạm Hiếp pháp nghiêm trọng (điều 69, HP 1992). Bản chất của sự phóng đại này là để bảo vệ ý thức hệ độc tài và để kiểm soát chính trị. Ngoài ra, việc hạn chế thông tin, cố tình vi phạm Hiến pháp 1992 là còn để bảo đảm lợi nhuận nhóm và để khống chế đối thủ. Bản chất là duy trì truyền thông độc tài.

Loại bỏ độc tài truyền thông
Để loại bỏ độc tài về truyền thong, Giáo huấn xã hội đề nghị phải điều chỉnh lại thông điệp (nội dung), tiến trình truyền thong (phương pháp và phương tiện) và cơ chế (luật).

Tiêu chuẩn để điều chỉnh
Các hoạt động truyền thông phải phục vụ con người và cộng đồng. Truyền thông phải quân bình chính đáng giữa công ích và quyền lợi cá nhân (x. GLCG 2492), và nhất là các công dân phải giành quyền tham gia làm quyết định về chính sách truyền thong.
Những điều Giáo hội Công giáo hướng dẫn con cái mình về thong tin và dân chủ là lời mời gọi con cái mình dấn thân để tạo ragiá trị cho cuộc sống, chứ không phải bảo con cái mình ngồi đợi khi nào xã hội có được như vậy rồi mình mới làm như vậy.
An Thanh, CSsR

0 nhận xét:

Đăng nhận xét