Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần II


Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần II
Thưa quý vị độc giả
Sau khi Nữ Vương Công Lý đăng tải phần I bức thư của Giáo dân Đông Yên, thuộc Giáo phận Vinh về tình hình tại Giáo xứ này trong cơn biến động “tái định cư” nhằm cho nhà cầm quyền CSVN tại Hà Tĩnh bán dất bán biển cho Tàu, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến gửi đến, nhiều thông tin và tư liệu về vấn đề này. Thậm chí, một bức thư khá dài nữa đã được gửi đến Nữ Vương Công Lý trình bày chi tiết hơn về các vấn đề đã xảy ra ở Đông Yên thời gian qua.
Nhiều người tỏ ý ngạc nhiên đặt câu hỏi: Hiện nay, tại Giáo phận Vinh đang có một chương trình khá vĩ đại của Đức Giám mục Phaolo là thuyên chuyển các linh mục khỏi những địa hạt đang làm mục vụ, tại sao những linh mục bị giáo dân kêu ca không được chuyển đi để tiếp tục gây những sự bất bình? Tòa GM Xã Đoài có biết hiện tượng này hay không?
Việc thuyên chuyển, bổ nhiệm cũng như bố trí các linh mục, tu sĩ cho các vùng giáo dân là chuyện bình thường nếu vì lợi ích của giáo dân và Giáo hội. Song qua những thông tin được đồn thổi trong giáo dân tại GP Vinh hiện nay, việc thuyên chuyển có những dấu hiệu không bình thường. Đó là nhiều linh mục đã và đang làm mục vụ tại những giáo xứ rất bình thường, nhưng đã kiên quyết và cứng rắn bảo vệ giáo dân, tài sản giáo hội. Những linh mục này không được lòng nhà cầm quyền và nhà cầm quyền can thiệp vào công việc của giáo hội, yêu cầu Tòa Giám mục di chuyển đi chỗ khác thì đang được cất nhắc để chuyển đi. Thậm chí có những linh mục đã liên tục di chuyển trong vòng một vài năm qua. Bên cạnh đó, những linh mục tỏ ra hợp tác với nhà cầm quyền hoặc mũ ni che tai, hoặc đang phục vụ nhà nước, thì dù đã có Quyết định di chuyển hẳn hoi trước công luận, vẫn tiếp tục âm thầm ở lại tại chỗ phục vụ sự nghiệp của đảng và nhà nước. Người ta đã nhắc đến một linh mục đã về hưu, nhưng nhà cầm quyền đã đề nghị cho ở lại hưu tại họ lẻ để cáng đáng chức Chủ tịch Ủy ban Đoàn Kết Công giáo và đã được chấp thuận.
Cũng cần biết rằng, nhà cầm quyền CS tại đây đã thò bàn tay vào can thiệp với giáo quyền nhằm đẩy Đức Giám mục Giáo Phận – một Đức Giám mục nổi tiếng về những phản ứng mạnh mẽ trên các hoạt động xã hội, phản đối các bất công, nhân quyền và những vấn đề của đất nước, của xã hội – sử dụng quyền thuyên chuyển, bố trí linh mục như một thứ quyền lực buộc mọi người quy phục.
Chúng tôi sẽ có dịp trở lại phân tích hiện tượng này.

·         GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

·         Phỏng vấn giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tình hình ở đây

·         Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh

·         ‘Phép biến hình’ của tổ chức mạo danh Giáo hội Công giáo

Thư của Giáo dân Đông Yên – Phần 2
Tại Đông Yên, Phiếu thăm dò di chuyển nhà cửa, đời sống giáo dân do linh mục phát hành thay chính quyền, phiếu được dùng con dấu của Nhà thờ. HÌnh: Nữ Vương Công Lý
Chúng tôi nhận thấy, việc đền bù giải tỏa, tái định cư là một việc rất hệ trọng, liên quan đến đời sống của toàn thể giáo dân trong tương lai, (vì đi có thể là sẽ khá lên hoặc cũng có thể nghèo hơn), nên khi quyết định cần phải cân nhắc, phải tìm hiểu kỹ trên nhiều khía cạnh. Việc di dời là việc của người dân với chính quyền và dân mới là người có quyền quyết định cho tương lai của họ và điều này được pháp luật bảo vệ. Không ai có quyền quyết định hoặc làm thay nếu không có sự đồng ý của người dân, người dân được quyền tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến đền bù giải tỏa tái định cư mà chính quyền tổ chức, họ được quyền có ý kiến và kiến nghị đối với quyền lợi của họ, mà không ai có quyền can thiệp, họ chưa đồng ý đi cũng vì quyền lợi của họ chưa được đáp ứng rõ ràng thôi. Một điều quan trọng cần được nêu lên tại đây là: việc quy hoạch tái định cư đã được pháp luật quy định cụ thể, và đây là việc thực hiện chủ trương của nhà nước, nhưng điếu cần quan tâm là: nhà nước phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, điều này không phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi thực hiện một chủ trương như việc quy hoạch, tái định cư là phải có các văn bản của UBND cấp tỉnh, mà cụ thể là các quyết định hành chính của chủ tịch tỉnh về: quy hoạch, đền bù, giải tỏa đến tái định cư. Nhưng dự án ở giáo xứ chúng tôi ngoài quyết định quy hoạch ra, thì chưa có văn bản quyết định nào khác của UBND tỉnh về việc di dời tái định cư của dự án, có chăng chỉ là những lời cam kết của chính quyền. Thử hỏi, cách làm của chính quyền như vậy mà cha xứ Nguyễn Quang Tuấn cùng hội đồng giáo xứ đã vội tin mà làm theo, rồi ép dân là không đúng quy trình, là có vấn đề?
Một câu chuyện nữa cũng vừa xảy ra ở giáo xứ chúng tôi, chuyện là thế này: vào dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 2012, cha xứ đi Sài Gòn ở giáo xứ không có thánh lễ. Ngày thứ 6 tuần đó có cha quê hương về thăm quê đồng thời dâng thánh lễ cho giáo dân, sau thánh lễ cha quê hương có mời giáo dân ở lại nói chuyện, trong cuộc nói chuyện cha quê hương có nói về vấn đề tái định cư của giáo dân, cụ thể: việc kê khai tái định cư là quyền lợi của giáo dân, ai muốn kê khai thì kê khai, ai không muốn thì thôi, chứ không ai có quyền can thiệp vào chuyện tái định cư của dân cả, đây là chuyện dân sự (kinh tế) cha xứ không có quyền can thiệp vào và Đức cha cũng không có quyền can thiệp mà đây là quyền hợp pháp của giáo dân. Cha nói tiếp: giáo dân có thể bị mắc lừa chính quyền vì nơi định cư mới sẽ không phải là Đèo Con như đã hứa mà có thể là ở Kỳ Trinh. Vì trước đây chính quyền hứa là sẽ đưa dân ta lên Khu Du Lịch Sinh Thái Đèo Con và sẽ sớm dời Khu Du Lịch Sinh Thái đi, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện với lý do “Khu Du Lịch Sinh Thái họ không chịu di dời, nên chính quyền sẽ sắp xếp cho giáo dân khu đất phía chân núi…” như vậy họ đã bội tín.
Việc bán đất của giáo xứ:
Khu đất này thuộc quyền của Giáo xứ đã bị bán đi rất khuất tất. Hình: Nữ Vương Công Lý
Đất của giáo xứ thuộc quyền của giáo hội, không ai được quyền bán kể cả cha xứ, giám mục có quyền bán nếu thấy thật cần thiết cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo Giáo Luật quy định. Vậy mà đất của giáo xứ đã bị Hội đồng giáo xứ và cha xứ bán từ lâu cho người khác xây dựng cửa hàng kinh doanh là việc làm sai trái. Cha quê hương nói tiếp: trước đây có người được dân bầu làm hội đồng giáo xứ, giữa chừng cha xứ cách chức với lý do “Đã làm cán bộ xã thì không được làm hội đồng giáo xứ”, thế mà hiện nay ông chủ tịch hội đồng giáo xứ và ông phó chủ tịch hội đồng giáo xứ đều là cán bộ xã đương nhiệm. Chúng tôi thử đặt câu hỏi việc này có hợp lý không hay cha xứ chỉ “bổ nhiệm người của mình”?
Linh mục Nguyễn Quang Tuấn, Quản xứ Đông Yên nói: “Còn gần 20% hộ dân không kê khai tái định cư thì kệ họ, sau này những người này đi tái định cư thì sẽ khoanh cho họ một vùng riêng biệt và không cho họ nhập vào giáo xứ nữa, tôi sẽ cho tổ chức một cuộc họp để biểu quyết về việc có nên cho những người này ở lại trong giáo xứ nữa không hay cho họ ra khỏi giáo xứ. -  Giáo dân Đông Yên.
Việc bán đất chúng tôi nhận thấy là không chính đáng, vì ông chủ tịch hội đồng giáo xứ nói giữa nhà thờ rằng:“Tiền bán đất của giáo xứ thì cha xứ đã mượn để mua xe ô tô, chúng ta coi như tiền này làm quà biếu cho cha, vì cha xứ ta đã bỏ tiền ra để mua cây cảnh và một số công việc cho giáo xứ rồi”. Xin hỏi Đức Cha sẽ xử lý việc bán đất này như thế nào?
Những ý kiến của cha quê hương rất được sự đồng tình ủng hộ của đa số giáo dân. Tuy nhiên, những phát biểu này vấp phải sự phản ứng của hội đồng giáo xứ và cha xứ. Hội đồng giáo xứ đã họp nhau lại làm 01 tờ trình khiếu nại cha quê hương, tất cả đều ký tên vào đơn gửi lên Đức cha giáo phận Vinh và cử người trong hội đồng ra gặp Đức cha. Chưa biết vị Giám mục sẽ xử lý thế nào, nhưng chúng tôi nhận thấy đây là một điều rất đáng phải suy nghĩ cho tất cả những người con của giáo xứ Đông Yên chúng tôi và đấy cũng là một điều đáng buồn. Buồn về tư cách, tác phong, công việc và cách đối xử của một mục tử trong thời đại hôm nay.
Văn bản của UBND Xã kiểm kê tài sản của giáo dân với "Ban Hành Giáo" xứ Đông Yên. HÌnh: Nữ Vương Công Lý
Hiện nay việc kê khai nhà đất của giáo dân đang được tiến hành. Thành phần thực hiện việc kê khai gồm: chính quyền, hội đồng giáo xứ (ban hành giáo) và ban an ninh xứ; những người đi thực hiện việc kê khai này được trả tiền công đầy đủ. Đến nay việc kê khai đã thực hiện được trên 80% hộ dân, còn gần 20% hộ dân không đồng ý cho kê khai. Vì lẽ đó nên trong thánh lễ sáng ngày 18/12/2012 cha xứ thông báo giữa nhà thờ rằng: còn gần 20% hộ dân không kê khai tái định cư thì kệ họ, sau này những người này đi tái định cư thì sẽ khoanh cho họ một vùng riêng biệt và không cho họ nhập vào giáo xứ nữa, tôi sẽ cho tổ chức một cuộc họp để biểu quyết về việc có nên cho những người này ở lại trong giáo xứ nữa không hay cho họ ra khỏi giáo xứ? không biết cha xứ sẽ thực hiện điều này thế nào, nhưng chúng tôi nhận thấy thật là rất Nguy Hiểm, vì với một linh mục mà lại phát biểu những điều gây chia rẽ như vậy là điều đáng lo ngại, lo cho lương tâm của một linh mục, lo cho tinh thần của một Mục tử? thử hỏi: ai là người có thẩm quyền để đuổi giáo dân ra khỏi một giáo xứ khi họ không phải là người chống đức tin, chống giáo hội? họ chỉ là người không kê khai di dời tái định cư – một việc làm mà pháp luật đã có quy định rằng đây là quan hệ “giữa chính quyền với người dân” không thuộc quyền của cha xứ. Chúng tôi đặt câu hỏi: chẳng lẽ cha xứ và hội đồng giáo xứ lại làm thay cho chính quyền việc kê khai nhà đất? hay là cha xứ và hội đồng giáo xứ “Làm Cò” cho dự án tái định cư? Hay là họ đã được lợi ích về vật chất từ chính quyền nên làm thay và họ là công cụ đắc lực cho chính quyền để ép dân?. Một số giáo dân nói với chúng tôi rằng: cha xứ có gánh 1 viên gạch, một rổ đá hay một kg xi măng để xây dựng nhà thờ này không? nhà thờ là do dân chúng tôi đổ mồ hôi nước mắt xây dựng lên, cha ông chúng tôi đã vun đắp mà có cho đến hôm nay, vậy mà cha xứ lại lấy quyền lực của mình mà muốn cho ai ở lại hay ra khỏi giáo xứ này sao?
Linh mục Anton Nguyễn Quang Tuấn. Hình: ĐCV Vinh - Thanh
Từ những sự việc chúng tôi đã kể trên đây cho thấy sự mất đoàn kết trong giáo dân là rất nghiêm trọng và đã xảy ra trong một thời gian dài như vậy, xin hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Một cha xứ mà lại sử dụng quyền lực của mình để thực hiện một chủ trương chính sách của chính quyền? cha xứ dùng nhà thờ làm nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối cho chính quyền về việc tái định cư là một việc làm không bình thường? Chúng tôi thiết nghĩ những sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông Yên (giáo phận Vinh) như vậy Giám Mục có biết không, có quan tâm không? Hay việc này không hệ trọng và là việc riêng của Linh mục? hoặc là Giám Mục biết mà không lên tiếng mặc cho những giáo dân thấp cổ bé họng phải chịu trận cho “quyền lực của Linh mục”? hoặc là Giám Mục đứng đằng sau để hậu thuẫn cho linh mục về việc tái định cư của một giáo xứ? Vậy thì ai là người phải gánh trách nhiệm này. Xin Giám Mục có biện pháp giúp giáo dân, vì việc đi tái định cư hay không là chuyện của chính quyền, còn chuyện quan trọng ở đây là SỰ MẤT ĐOÀN KẾT trong giáo dân và có nên để một linh mục gây mất đoàn kết này ở lại?
Trên đây là những sự kiện đã, đang xảy ra tại giáo xứ Đông Yên, Giáo Phận Vinh chúng tôi, một giáo xứ Miền Biển thuộc hạt Kỳ Anh, nơi đây từng được xem là Bình Yên với những đặc sản biển tươi sống, mà ai cũng muốn ghé thăm, nhưng hôm nay cuộc sống đã bị xáo trộn.
Từ những sự kiện này, xin Quý cha và những ai biết sự việc có cách giúp đỡ và cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi sớm vượt qua.
Ngày 20 tháng 12 năm 2012
Giáo Dân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét