Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT LỄ LÁ VÀ SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU: 'Chúa Giê-su Im Lặng Vá Phát Ngôn'


CHÚA NHẬT LỄ LÁ VÀ SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU

I-SA-I 50,4-7 ; PHI-LÍP-PHÊ 2,6-11 ; MÁT-THÊU 26 ; 14-27,66

Chúa Giê-su Im Lặng Vá Phát Ngôn



Khi chúng ta đợc bài thương khó của Chúa Giê-su theo Tin Mừng của thánh Mát-thêu, ắt chúng ta thật ngạc nhiên khi tiếp xúc với những sự việc và diễn tiến lâu dài xảy ra như thế, mà Chúa Giê-su vẫn luôn trong trạng thái im lặng và bất động. Thiên hạ đã buộc tội, cáo gian Ngài công khai và nhầm lẫn lời mình nói, rõ như ánh sáng mặt trời. Thế nhưng, Chúa Giê-su vẫn câm nín (như khi đứng trước vị thượng tế 26,63 ; trước quan Phi-la-tô 17, 12.14. Hay khi đối diện với những ngưòi Do Thái chế nhạo, nhục mạ và nguyền rủa Ngài 17.30.39-40.42).

Sự im lặng này, có nghĩa rằng Chúa Giê-su có nói đi nữa chỉ là vô ích thôi. Vi sức mạnh và lòng cuồng tín của hận thù đang sôi sục trong lòng người Do Thái, cùng sự bạo hành làm kích phấn, cuồng dại tâm tư của họ, tạo nên việc chống lại Đấng Thiên Sai với một lòng căm phẫn cực độ. Họ trở thành những người không làm chủ được lý trí và tình cảm của mình, và trở nên không còn cảm tính cùng cảm giác con người nữa. Chúng ta thấy họ như kẻ điên dại, giống như những con thú dữ trong thân xác người, chất chứa lòng hận thù trong lòng mình bấy lâu nay, chỉ chờ lúc bùng nổ này, thì nhảy bổ vào Chúa Giê-su cắn xé, cào cấu cho đã cơn căm tức.

Lý thực, sự im lặng của Chúa Giê-su là dấu chỉ một tình yêu lớn lao. Qủa thế sự im lặng này thực là thần kỳ và linh diệu hơn biết bao bởi những lòi mà Ngài đã có thể nói ra. Qua hành động này Chúa Giê-su biểu lộ sự gắn bó của Ngài đến với những người biết cảm nhận được sự đau khổ và sự chết. Ðiển hình, cha mẹ chúng ta đã trải qua cùng sống với cách thức yêu mến này. Vì lúc người ta bị đau khổ cùng cực, thì lời nói là vô dụng. Lời nói lúc đó làm cho ta đau hơn là êm dịu. Thế đó, Chúa tỏ cử chỉ yêu thương bằng im lặng này!

Tuy thế, trong lúc đó có vài nơi Chúa Giê-su xử dụng lời nói. Sự can thiệp của Ngài thật ngắn, song Ngài đã tỏ lộ sự hiện diện của mình trong lúc này mà Ngài đang sống trong giây phút này đây. Vì giờ Ngài đã đến, và chính qua giờ này Chúa Giê-su đã đến thế gian này để cứu dộ chúng sinh trầm luân trong bể khổ của tội lỗi, cũng như trong xiềng xích áp chế của qủy Sa-tan. 

Trước giờ đi chịu khổ nạn Chúa Giê-su đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa để lại các lời nói sau : « Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy » Tất cả anh em hãy uống chén này, đây là máu Thầy » (Mát-thêu 26, 26-28). Những lời nói này chứng minh sự trao ban chính Ngài mà Chúa Giê-su thực hiện với lòng ưu ái cho những người Ngài yêu mến. Cử chỉ Chúa Giê-su trao ban bánh và trao tặng chén rượu, là nói lên một người chỉ nuốn sống cho những người mà Thiên Chúa đả giao phó cho Ngài. Cử chỉ này là lý do vì yêu. Sự thực hiện không có tình yêu, thì nó sẽ rất khó hiểu. Tình yêu Chúa Giê-su biểu hiện hoàn toàn trao ban và rất cụ thể trong các đau đớn và chịu sự thương khó của Ngài. Các đau đớn của sự thương khó không những là tình yêu, song chúng còn xác thực một bằng chứng vĩ đại rằng « không có tình yêu nào lớn hơn người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu » (Gio-an 15,13). Và Chúa Giê-su đã sống và chết đúng như lời Ngài giáo huấn các môn đệ cùng chúng sinh.

Khi đến thời gian chịu khổ nạn, Chúa Giê-su bị các môn đệ và bạn hữu thân thiết của mình bỏ rơi. Còn nỗi buốn nào day diết hơn nồi buồn này của Chúa Giê-su. Qủa thực là buồn day diết! Cái buồn thấm vào tim gan, phèo phổi, thấm vào đường gân thớ thịt, cái buồn thấm tận vào xương tủy. Ôi cái đau tê tái biết dường nào! Kẻ thì quay mặt phản bội bán đúng Thầy, giá rẻ như béo chỉ có 30 đồng, không buồn sao được hỡi Trời! Một người thì ngã đầu vào trái tim Thầy trong bữa tiệc ly, nhưng giờ đau khổ tận cùng này anh cũng biến đâu mất bóng ; nhất là ông Phê-rô, người được Chúa yêu và tin cậy, dám nói những lời mạnh bạo với Thầy rằng « dẫu tất cả anh em khác bỏ Thầy, thì con đây sẽ ở với Thầy, con sẽ đi cùng Thầy cho đến chết » (Mát- thêu 26, 35). Thế đó, đên khi gặp chuyện sinh tử thì ông Phê-rô này chối Thầy đến ba lần như Chúa đã dau buồn cảnh báo cho ông Phê-rô biết trước : « trưóc khi gà chưa kịp gáy, anh đã chối Thầy ba lần » (Mát-thêu 26,35).

Phải chăng ông Giu-đa cũng được Chúa Giê-su thương yêu như các môn đệ khác, song ít ai đề cập đến? Hay bằng cách nào Chúa Giê-su đối xử với y? Đứng trước hành vi hèn nhát, khiếp nhược, phản bội của ông Giu-đa thi phải chăng là hành động không bình thường hoặc bạo loạn chống đối? Còn Chúa Giê-su lý ra phải lên giọng trách móc đối với y, hay phải nói hoặc nhìn trách cứ cái việc làm ngu xuẩn của Giu-da chớ ? Thế nhưng, Chúa Giê-su không làm như ta nghĩ đối với y. Ngài chỉ nói lời đơn gỉan làm cho chúng ta chửng hửng ngạc nhiên : « hỡi bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi » (Mát-thêu 26,50).

« Hỡi bạn » Chúa Giê-su vẫn dùng một ngôn ngữ thân tình. Hỡi bạn, có nghĩa Chúa vẫn xem ông Giu-đa là bạn của Ngài. Hỡi bạn hay là bạn của tôi, đó chính là vì tinh yêu của Ngài đã không thể tiêu diệt. Tình yêu của Chúa Giê-su đó cũng cho mỗi người chúng ta ở đây. 

Chúng ta thấy đẹp thay một đôi lời Chúa Giê-su tâm sự với Cha mình suốt thời gian chịu sư thương khó của mình, thật là những lời tỏ lộ tâm tình phó thác tuân phục thánh ý Chúa Cha – Cho dù trước mắt đối thực với đau khổ, nhục nhã, cô đơn hiu quạnh, để thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho con người và nhân loại.

Lúc bắt đầu giờ hấp hối của mình, Chúa Giê-su đã thổ lộ với Chúa Cha « lạy Cha, nếu có thể xin Cha cất khỏi chén đắng này, tuy nhiên đừng theo ý con, song theo ý Cha » (Mát-thêu 26, 39). Chúng ta không thể nào diễn tả được sâu thẳm sự đau khổ mà Chúa Ki-tô phải chịu. Thánh Mát-thêu không ngần ngại nói rằng Chúa Giê-su bồn chồn lo âu khổ sở, và tâm hốn Ngài buốn đến chết được ». Mặc dầu cái bồn chồn, lo âu khổ sở đến cưc độ này, cũng như tâm hồn Ngài buồn đến chết được đó, nhưng sẽ không làm cho Ngài xoay chiều, bỏ trốn sứ mạng của mình. Cao cả thay Chúa Giê-su đã phụng sự Cha mình kể từ buổi sáng nhập thể của mình. Ngài đã đến trần gian này không phải làm theo ý riêng mình, nhưng làm theo ý Đấng đã gửi Ngài đến trần thế này. Ngài sẽ trung thành với chính mình và trung thành với Chúa Cha cho đến cùng. Những việc không ngăn cản được lời khấn xin của hết con người Ngài : đó là « nếu có thể ». Những lời đó không thể.

Một lời nói khác của Chúa Giê-su thu hút sự chú giải của chúng ta. Đó là lời van thống thiết được thốt ra khi Ngài chịu đóng đinh trên thập giá : « lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con sao Ngài nở bỏ rơi con » (Mát-thêu 27,46). Những lời than này biểu hiện đau khổ cùng cực và cảnh cô độc, cô quạnh đến rợn người, và qua giây khắc đó là lúc Chúa Giê-su sinh thì tắt thở. Chúa Cha vẫn ở đó, bên cạnh Ngài, song Chúa Cha không tự hiển lộ. Còn trường hợp chúng ta biết bao lần chúng ta cảm thấy Thiên Chúa qúa ẩn mặt, qua xa cách chúng ta và qúa thầm lặng không lên tiếng khi chúng ta thống thết van xin Ngài. Vẫn một Thiên Chúa này, nhưng không như chúng ta cảm nghĩ, nhận thức như thế. Bởi Thiên Chúa này luôn hướng mắt nhìn chúng ta và Ngài hằng giang tay, đưa tay mình ra cho chúng ta nắm bắt.

Thực phải có đau khổ, bị loại bỏ, chịu cảnh cô độc và cô quạnh và chịu chết khổ nhục, để rồi từ đó Chúa Ki-tô sinh thành trong sự Phục Sinh vinh hiển. Con đường của sự Sống Lại này cũng là con đường của chúng ta. Chúng ta đã được báo trước : có nghĩa trước khi được chia sẻ niềm vinh quang của Chúa sống lại, thì chúng ta nhớ lại những lời Chúa căn dặn và khuyến cáo ta về thân phận của các đồ đệ : « môn đệ không thể hơn Thầy, tôi tớ không thể hơn chủ » (Mát-thêu 10, 24).

Qủa là Mầu Nhiệm lớn lao. Hạnh phúc cho chúng ta được biết mầu nhiệm này, tin vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Ki-tô, để từ đó chúng ta có thể sống với mầu nhiệm này ngay từ bây giờ. Amen!













0 nhận xét:

Đăng nhận xét