Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tuyên giáo Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước


LTCGVN (21.09.2013)  - Bản tin ghi lại một tuyên bố của chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nội dung liên quan đến các blogger và nhân quyền vừa bị báo Thanh Niên Online xóa bỏ. 

Bài báo mang tựa đề Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 'Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm' của phóng viên Tuệ Nguyễn được lên trang vào ngày 20/9, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất.


Bài báo ghi lại phần trả lời trong cuộc họp báo diễn ra hôm 19/9, sau cuộc hội đàm giữa ông Trương Tấn Sang vả Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Mặc dù ban biên tập báo Thanh Niên đã xóa bỏ không để lại dấu vết, nhưng nội dung bài báo vẫn có thể dễ dàng được truy tìm trên Google. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt trong cuộc họp báo chung tại Christiansborg (Copenhagen, Đan Mạch), hôm 19/9/2013. Ông Sang cho biết nhà cầm quyền CSVN đã cố gắng để cải cách hệ thống chính trị, tuyên nhiên ông này cũng phải đối mặt với những câu hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, trong đó nổi bật vấn đề bỏ tù blogger và đàn áp những người khác ý kiến - Ảnh: AFP

Dưới đây là nguyên văn một trích đoạn vẫn còn được lưu giữ lại: 

Phóng viên Đan Mạch nêu câu hỏi: 

Xin ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ về vấn đề nhân quyền và xung quanh ý kiến cho rằng có hạn chế internet ở Việt Nam? 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời:

Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng viên báo Đan Mạch. Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm. Chính vì quan tâm tới nhân quyền, tới tự do mà chúng tôi phải đổ máu rất nhiều để giành độc lập trong các cuộc kháng chiến. Tôi nhớ rất rõ và chân thành cám ơn các bạn, trong cuộc kháng chiến đó đã đứng về phía Việt Nam, ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập, tự do.

Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình.

Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả.

Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do. Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...

Giống như nhiều quan chức cộng sản, ông Sang đã cố gắng bạo biện cho chính sách đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, có vẻ như những lời ngụy biện qua tuyên bố "Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do" của chủ tịch nước vẫn chưa làm cho tuyên giáo đảng cộng sản hài lòng. Hậu quả là bài báo bị xóa bỏ hoàn toàn, ông Sang bị chính những đồng chí của mình bịt miệng.

Dẫu sao, ông Sang cũng nên tự cảm thấy may mắn. Bởi những tuyên bố của ông được phát đi tại Đan Mạch - một đất nước mà quyền tự do báo chí luôn được tôn trọng và không hề có khái niệm về cái gọi là tuyên giáo đảng. 

Những tuyên bố của ông Sang, dù là ngụy biện và dối trá, vẫn được các cơ quan truyền thông Đan Mạch và quốc tế trích đăng đầy đủ. Cũng nhờ vậy mà những thông tin này cũng đến được với người dân Việt Nam thông qua các trang báo Lề Dân và mạng xã hội. 

Liệu con số "200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên..." mà ông Sang khoe khoang ở trên có giúp ông được 'mở miệng' trước cái gọi là ban tuyên giáo chăng? 

Facebook của anh Nguyễn Anh Tuấn - một trong những người khởi xướng Tuyên bố 258 nêu giả thiết:

Bài báo đăng phát biểu của chủ tịch nước bị gỡ 

Có 2 giả thiết cho sự việc này:

- Một, Chủ tịch nước chỉ đạo không đăng nội dung trả lời báo chí của ông ở Đan Mạch. Khả năng này, nếu là sự thật, chứng tỏ chính sách hai mặt của chính quyền [mà ông Sang thay mặt] trong việc truyền thông về nhân quyền: say sưa chứng tỏ thành tích nhân quyền trước công luận quốc tế [cũng để xin viện trợ], nhưng mặt khác lại coi nó là từ khóa nhạy cảm, hiếm khi xuất hiện trên báo chí nước nhà.

- Hai, có ai đó chỉ đạo kiểm duyệt phát ngôn của Chủ tịch nước mà họ thấy 'không có lợi' hoặc 'dễ bị lợi dụng'. Nếu giả thiết này là hiện thực, chúng ta, trong tình cảnh của những người cùng cảnh ngộ, nên gửi lời chia buồn đến Chủ tịch nước khi quyền tự do ngôn luận của ông cũng đang bị xâm phạm một cách công khai và trắng trợn. 

'Rất là tự do' - lời nhận định của Chủ tịch nước, trong bối cảnh này, bỗng trở nên ngậm ngùi và cay đắng khôn cùng. 



_________________________________________

* Bài trên báo Thanh Niên được lưu trữ tại link: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét