Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT MƯỜI LĂM THƯỜNG NIÊN: "Hiệu Lực Lời Chúa"


CHÚA NHẬT MƯỜI LĂM THƯỜNG NIÊN

I-SAI-A 55,10-11 ; RÔ-MA 8,18-23 ; MÁT-THÊU 13, 1-23

Hiệu Lực Lời Chúa



Qua bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay người ta hiểu rằng hạt giống được Chúa Giê-su nói đến trong những lời Dụ Ngôn này, chính là biểu hiệu Lời Chúa. Hiệu quả của Lời Chúa đây, thường được tỏ ra trong Thánh Kinh. Chẩng hạn như đoạn sách của Ngôn Sứ I-sai-a chúng ta vừa nghe qua, là một điển hình cụ thể : « cũng như mưa với tuyết rơi xuống từ trời, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thi Lời Ta cũng vậy sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó ». Ðây chính là sức mạnh của Lời Chúa – Song Lời Chúa một đôi khi mang tính cách như là yếu ớt, mong manh, nhiều người cảm nghĩ nói thế ! Bởi vì Thiên Chúa yêu thương con người, ban cho họ tự do và tôn trọng tự do của họ. Sự tự do này là cái khả thể làm con người tự khép kín con tim mình đối với sự tác động của Lời Chúa, làm cho Lời Chúa không có hiệu quả nơi bản thân họ. Ðây chính là cái bi thảm của tự do mà ta chọn không đúng, chúng ta có thể nghĩ như vậy.

Trong khi chúng ta đọc bài Dụ Ngôn người gieo giống, chúng ta thấy kinh ngạc lạ thường làm sao đó về sự lãng phí của các hạt giống đã được gieo vào nơi gió bão., nơi gai góc sỏi đá, bên vệ đường. Phải chăng đó là sự lãng phí vô ích của người gieo giống. Phải chăng người gieo giống không lưu ý đến nhựng ích lợi của hạt giống khi chọn mảnh đất để gieo, hầu thu hoạch được bội phần hoa mầu tươi tốt ?

Ðể trả lời cho những câu hỏi đề ra đó, trườc tiên chúng ta biết rằng vào thời của Chúa Giê-su, vào lúc đó người ta gieo giống trước khi cày bừa đất, chớ không phải sau khi đã cày cuốc xong. Người ta quăng ném những hạt giống tốt ở nơi mảnh đất này, hay nơi mảnh đất nọ, để từ đó hạt giống rơi vào trong một mảnh đất tốt và tự nó trổ sinh hoa trái tốt lành.

Ly do đầu để giải thích cho sự lãng phí của người gieo giống đó, ta nghĩ là Thiên Chúa. Tuy nhiên sự lãng phí của Chúa Trời có lý do của Ngài. Lý do đó, đúng hơn chính là là lòng quảng đại bao la của Thiên Chúa, Chúa Trời quan tâm đến tất cả mọi người, quan tâm hầng lo cho hết thảy mọi con người trong mọi cảnh ngộ, bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc nào, và ở trong trạng thái nào đếu có thể bắt thấy cùng khám phá ra hạt giống của Chúa Trời đó là Lời Ngài. Bởi ý muốn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát và là chung thể cho nhân loại cùng cho chung các thụ tạo. Ðể từ đó, Lời Chúa dẫn đưa con người đến sự cứu độ, đến niềm tin sự sống. Vì thế Lời Chúa phãi được công bố khắp mọi miền , mọi nơi trên trái đất này. Chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không thể và không lý nào keo kiệt, bủn xỉn trong sư ban tặng Lời cứu độ của mình được. 

Do đó, chung ta phải nói rằng chính Thiên Chúa là Người đi gieo mạ rất quảng đại, hào phóng và độ lượng, không tính toán đến số lượng hạt giống mình gieo. Chúa Trời biết rằng tất cả mọi góc cạnh của trái đất này, ở đâu Ngài đã gieo mạ tất sẽ không sinh sản được - Thế nhưng Thiên Chúa cũng biết ở đây và nơi đó, nơi kia, hạt giống Ngài gieo sẽ cho được 30, 60 và có hạt cho đến 100. Chúa Trời yêu thích cùng đặt tất cả sứ may mắn trong các hạt giống mình gieo, trong hy vọng Lời Ngài sẽ trổ sinh cùng mang lại nhiều hoa trái có thể khắp mọi nơi, mọi miền, mọi dân nước. Ðể từ khi Thiên Chúa đã gieo và Lời Ngài được công bố, thì những hy vọng của Ngài dựa vào trong sự gặt hái của nhiều hoa trái. Ðó chính là cái đúng cùng hợp lý ! 

Như thế chúng ta cần bắt chước cách thức cùng hành động như Chúa Trời. Như Thiên Chúa chúng ta phải công bố Lời giáo huấn của Ngài cùng Lời dạy của Chúa Ki-tô vào thòi gian thuận tiện cũng như không thuận tiện. Nói như thánh Phao-lô : chúng ta phải thực hiện việc rao giảng Lời Chúa với lòng nhân đạo, với sự hào phóng, không cần sự thỉnh cầu của thiên hạ với ta, cho dẫu việc làm của ta sẽ mang lại hoa trái hoặc không đem lại hoa trái. Việc mang lại hoa trái hoặc không đem lại hoa trái, thực sự đó chẳng phải là việc làm của chúng ta. Việc đó chính là của Thiên Chúa. Có nghĩa là như Chúa Trời nuốn và lúc Ngài muốn, làm cho những hạt giống đó được nẩy mầm mà chúng ta đã cấy gieo vào lòng đất. Gieo ở đâu, gieo ở góc nào , ở phương tròi nào cũng là công việc của Chúa Trời cho mọc lên. Thực vậy những góc cạnh của trái đất này có thể đón nhận hay không đón nhận Lời Chúa – Và tâm hồn con người cũng thế, họ có sự tự do. Họ có thể mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Chúa cho sự sống của mình hoặc họ tự khép kín hồn mình lại, khước từ Lời Ngài đi vào lòng họ. Quả thế Lời Chúa không bao giờ cưỡng ép, và Lời Ngài cũng chẳng trói buộc ai.

Bài học của Dụ Ngôn chúng ta đã nghe đó, có thể áp dụng đợc trong nhiều lãnh vực khác nhau. Tiên khởi chúng ta nên nghĩ đến biết bao cố gắng mà Giáo Hội thực hiện việc canh tân lại việc mục vụ của mình và mong đạt được sự tốt đẹp. Chúng ta cũng nghĩ đến bao nhiêu cha mẹ đã quan tâm lo lắng cho con cái mình, có được một nền giáo dục Công Giáo vững chắc cho đời sống của chúng. Chúng ta thấy qua hai lãnh vực này, mà những thành quả gặt hài không đáp ứng đúng như lòng kỳ vọng và chờ mong của những con người đã bỏ công một cách ý thức khi họ đi gieo vãi.

Kể từ sau công đồng Vanticanô II, từ gần nữa thế kỷ qua, qủa biết bao nhiêu sự canh tân trong lòng Giáo Hội, biết bao nhiêu Huấn Dụ, Thông Ðiệp khuyên nhủ con cái mình về niềm tin, về lòng đạo đức vv.. Song thành quả gặt hái chẳng đáng khích lệ chút nào như Giáo Hội mong nuốn. Chúng ta thử quan sát ở các nhà thờ ờ Âu Mỹ này : nhất là các nước ở Âu Châu : Pháp, Ðúc, Bỉ Hòa Lan, Bỉ , Ý. Tây Ban Nha… có được bao nhiêu người đi Lễ ngày Chúa Nhật, chớ nói gi đến các Thánh Lễ hằng ngày. Hơn nữa, lơp trẻ ở đây, thật là con số quá ít dám nói họ gắn bó với Chúa Ki-tô và say mê các lời giảng dạy của Ngài. Chúng ta thấy có được bao nhiêu người nhân danh niềm tin của mình, để sống hào hùng với đức tin đó.

Thế đó sự gặt hái quá tầm thường, ít ỏi sau khi Giáo Hội đã thật rộng lượng gieo vãi. Tuy một số người bị cám dỗ liều mạng đánh mất hồn mình, họ sống bất cần không nghĩ đến ngày mai và đời sau, cứ thế mặc kệ đời ra sao thì cứ sống vậy. Một số người đọc nhiều và nghiền ngẫm bài dụ Ngôn. Một số khác thi suy gẫm về những Lời Chúa nói trong bài Dụ Ngôn này. Vâng bài dụ Ngôn đây mời gọi hết thảy mọi người chúng ta cũng như mọi người Ki-tô hữu hãy đặt lòng tin tưởng, cùng đặt niềm tin của mình vào sự hiện thực. Vào hiện thực, bởi vì Lời Chúa được loan giảng với những con người tự do, thế nên chúng ta hãy tin tưởng. Vì lời hứa của Thiên Chúa luôn là xác thực : ở đây hay bất cứ ở đâu trên địa cầu này vao thời gian nào chúng ta không thể biết được. Dù đôi tay chúng ta vung vãi, cho dù ai đó đã gieo vãi vào địa cầu này, có hạt sẽ cho 10, hạt cho 30, hạt cho 60, và đôi khi có hạt cho đến 100. Quả việc trổ sinh kết trái, đơm bông, đó chính là công việc của Chúa Trời.

Cũng thế, đoạn Tin Mửng Chúa Nhật hôm nay, các bậc làm cha mẹ nên nghĩ rằng bài dụ ngôn đó đang hường về mình, mà con tim họ đang sầu khổ vì các con cái mình không đạo đức, trong lúc đó các cha mẹ vì danh giá Ki-tô hữu, là đạo giòng – Cho nên họ cố gắng bắt ép con cái mình xác tín niềm tin của chúng vào tôn giáo. Tuy nhiên chúng ta chớ nghĩ đến chúng như hôm nay, và chớ quá buồn khổ vì thái độ ương ngạnh của chúng như chúng có hôm nay. Bởi các Lời Dụ Ngôn của Chúa ngày hôm nay, mời gọi hết thảy chúng ta, mời gọi các bậc cha mẹ chớ buồn, chớ cảm thấy mình tội lỗi, đáng trách vì không biết giáo dục khuyên răn con cái. Bởi chúng dù sao cũng đã được cấy gieo Lời Chúa, gieo cấy giáo lý và niêm tin. Chúng nó không có trách nhiệm tiếp nhận những gì mà người ta đã gieo vào lòng chúng. Ðể rồi một ngày nào đó chúng lớn, trưởng thành, con cái của quý ông bà sẽ thực thi sự tự do của chúng đối thực với Lời Chúa đã đựợc cấy gieo vào lòng chúng. 

Quả chúng ta nghĩ cùng muốn biết rằng cho đến khi nào hạt giống ta gieo vào hồn chúng, sẽ được trổ sinh hay trổ sinh theo sự tính tóan của ta. Ðúng ra, những gì chúng ta đã được cấy gieo trong hồn mình, ai có thể nói được hơn, nếu không chỉ duy là Thiên Chúa biết được sự trổ sinh của hồn con cái chúng ta ? Vâng chính Chúa Trời, duy Ngài mới làm cho các hạt giống đã được gieo cấy nẩy mần, được lớn lên vào lúc mà Ngài muốn.

Do đó, bổn phận chúng ta nên đặt trọn lòng tin cậy vào Chúa Trời, cứ tuân phục gieo mạ, cấy trồng… Vì Ngài đã hứa với chúng ta rồi : có hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Chúng ta chỉ cần tin, chúng ta phải có lòng cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa, một lòng đặt trọn niềm tin vào công việc kỳ diệu Chúa Trời sẽ làm cho ta và chúng sinh. Amen.













0 nhận xét:

Đăng nhận xét