LTCGVN (31.07.2014)
Hà Nội – “Những cáo buộc mà tôi được nghe đều chính xác. Tôi cho rằng vẫn còn có sự hạn chế, có thái độ tiêu cực với nhóm tôn giáo độc lập. Vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam” là lời phát biểu của ông Heiner Bielefeldt trong buổi họp báo vừa diễn ra và kết thúc trưa nay, 31.07.2014.
Buổi họp báo có khoảng 100 tham dự viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước, một số đại diện của các đại sứ quán tại Hà Nội, đại diện phía chính phủ Việt Nam và một số tổ chức xã hội dân sự độc lập. Phóng viên VRNs cũng có mặt trong cuộc họp báo này.
Buổi họp bắt đầu lúc 12h trưa giờ Việt Nam ngày 31.07 tại trụ sở của Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) số 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội.
Đi thẳng vào nội dung chính, vị Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeldt cho biết ông sẽ thông báo về 9 điểm đặc biệt sau chuyến thăm lần này do chính ông ghi nhận được.
Điều đầu tiên ông nhân mạnh một điểm trong đoạn bốn của bản tuyên cáo nguyên văn như sau:
“Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kontum của đoan không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đang tin cậy là một só cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của chúng tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”.
Đây chỉ là bản tuyên cáo sơ bộ, còn bản báo cáo chính thức của ông Heiner Bielefelt sẽ hoàn thiện vào tháng 3 năm 2015 để trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Bản báo cáo sẽ dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để hoàn tất các nội dung liên quan đến tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Điểm thứ hai ông nhận định: Đã có sự cải thiện hơn so với trước đây, các cộng đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số vùng nông thôn vẫn còn bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn giáo chưa được tạo điều kiện đầy đủ.
Ông cũng cho biết: Ông biết Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và hầu hết các tôn giáo này đều tồn tại một cách hòa bình, không có sự mâu thuẫn đáng kể nào và hầu hết dưới sự quản lý của chính phủ.
Điểm thứ ba ông nhận đinh: Cần nhấn mạnh hơn về các tổ chức tôn giáo độc lập không nằm trong các tôn giáo được công nhận của chính phủ như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hỏa hay Phật giáo Việt Nam Thống Nhất… Như vậy câu hỏi mà ông muốn được giải thích ở đây là: Có mức độ nào hay tiêu chí nào cho một tổ chức tôn giáo độc lập được công nhận và đi vào hoạt động chính thức ở Việt Nam?
Ông cho biêt ông cần một lời giải thích cụ thể về vấn đề này. Ông nhấn mạnh rằng: Khi chúng ta coi quyền tự do tôn giáo như một quyền phổ quát thì nó phải được thực thi trước khi được công nhận. Tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền vượt qua mọi nguyên tắc về hành vi, hành chính…
Ông đặt vấn đề những nhóm không nằm trong kênh chính thức đó, họ có được công nhận hay có được một tư cách pháp nhân nào hay không?
Điểm thứ tư về hạ tầng pháp lý: Ông chỉ ra một số trích dẫn đã ghi rõ trong thông cáo trong đó có điều 24 Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, điều 24 này còn nhiều hạn chế rộng. Văn bản hành chính này làm nhòe đi ranh giới của quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Quyết định từ trung ương xuống địa phương chưa được phổ biến triệt để nên còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc báo cáo không rõ ràng, còn mơ hồ. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh khác liên quan đến điều 258 của bộ luật hình sự về lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông cho rằng điều luật này không rõ ràng về hành vi nhưng nhà nước Việt Nam lại đang sử dụng rộng rãi.
Điểm thứ năm đó là những thái độ và những hành vi tiêu cực đối với những nhóm không chính thức như: đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất … Ông cũng cho biết thông qua các cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính phủ, ông luôn nhận được cái nhìn tiêu cực đối với những nhóm không chính thức này với các lý do là các nhóm tôn giáo này được dẫn dắt bởi những lợi ích cá nhân nên không được xem xét. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quy định pháp lý về tôn giáo vẫn bị giới hạn.
Điểm thứ sáu những cáo buộc liên quan đến việc bị cảnh cáo, theo dõi, bị mời “làm việc”, mất việc làm, gây áp lực với gia đình… điều này rất đang quan ngại. Ông khẳng định: “Tôi muốn nhận mạnh chuyến thăm này của tôi không thể đưa ra được thông tin đày đủ, nên cần có thời gian thu thập thêm. Những cáo buộc mà tôi được nghe đều có tính chính xác: tôi cho rằng vẫn còn có sự hạn chế, có thái độ tiêu cực với nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam”
Điểm thứ bảy: Ông Heiner cho biết: Tôi đã trao đổi và thảo luận với những người ở các tổ chức khác nhau có cả chính phủ, cả các tôn giáo độc lập và một số tổ chức xã hội dân sự tôi nhận thấy mọi người đều có nhận thức chung về quyền tự do tôn giáo. Tôi cũng được nghe về những vấn đề liên quan đến đất đai và cũng liên quan đến hoạt động của các tôn giáo độc lập hay những tôn giáo chưa được công nhận cũng xảy ra những vấn đề tương tự là chưa có sự thay đổi về pháp lý theo hướng phát triển. Cơ chế chưa hiệu quả và bị tắc nghẽn nên cần sớm thay đổi và hoàn thiện lại.
Một điểm đáng ngạc nhiên là thành biên của Tòa án nhân dân tối cao cũng cho biết chưa bao giờ nhận được một vụ việc nào. Đây là kết quả đáng ngạc nhiên và càng ngạc nhiên hơn khi trong thực tế có nhiều mâu thuẫn về đất đai mà ông được nghe…
Điểm thứ chín: một số điều có thể đáng hi vọng trong thời gian tới, chúng tôi cùng chính phủ Việt Nam đang dự kiến và chuẩn bị cho việc cải cách pháp lý xây dựng một bộ luật riêng về quyền Tự do tôn giáo tín ngưỡng. Đây liệu có là một cơ hội cho tất cả? Tiến trình sẽ được bắt dầu vào năm tới và hoàn thiện vào năm 2016.
Trong cuộc gặp mặt với đại diện Ban tôn giáo chính phủ, vị này cho biết khi các Pháp lệnh được thông qua ở trung ương nhưng lại không được thực thi triệt để ở địa phương. Ông báo cáo viên LHQ cho rằng sự diễn giải này chưa được rõ ràng cần thực hiện ngay những giải pháp để điều chỉn và cải cách, đây là hi vọng.
Điểm thứ chín: Kết thúc chuyến đi Việt Nam này ông cho biết: Tôi không đổ lỗi cho cơ quan nào cả, nhưng có những sự việc diễn ra mà tôi cần phải nói ra về những điều tôi được chứng kiến. Chính phủ cũng mong muốn làm những điều luật mới, xây dựng cơ sở tôn giáo, và tôi có nghe về việc sắp tới sẽ mở trường Đại học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam. Tôi cho rằng Việt Nam không nên bỏ lỡ điều này để tỏ rõ vị thế của mình là một quốc gia thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Sau phần trình bày là phần trả lời một số các câu hỏi đến từ các cơ quan báo chí và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra cho vị báo cáo viên và ông cũng thận trọng nhắc lại bản tuyên cáo trong buổi họp báo ngày hôm nay không phải là bản báo cáo chính thức của ông trong tháng 3 năm 2015. Thời gian này đến lúc đó ông cần nghe thêm nhiều thông tin nữa để hoàn thiện bảo báo cáo chính thức của ông. Và tất nhiên nguồn thông tin của ông sẽ rất đa dạng, ông cũng có những nguồn thông tin riêng ngoài chính phủ, và ông muốn chính phủ chắc chắn và đảm bảo an toàn cho những người đã có cuộc gặp gỡ với ông.
Cuối cùng trong buổi họp báo ông dành lời cho vị đại diện bên phía chính phủ Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phát biểu. Ông này không giới thiệu tên và chức vụ:
“Trước hết xin cảm ơn ông Heiner về chuyến viếng thăm này. Đây là một việc làm cho thấy sự nghiêm túc của chính phủ Việt Nam khi được tham gia vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc”.
Ông cũng cho biết trong vòng bốn năm qua đã có sáu lần Việt Nam được tiếp đón những vị báo cáo viên đặc biệt về các lĩnh vực liên quan đến Nhân quyền, đây là điểm rất đáng ghi nhận của chính phủ Việt Nam. Còn những vấn đề ông Heiner vừa nêu trong bản tuyên cáo về việc bị gián đoạn có thể do “hiểu lầm” nào đó. Trong chuyến viếng thăm lần sau hi vọng ông báo cáo viên sẽ thấy sự thay đổi.
Cuối cùng ông Heiner gửi lời cảm ơn đến Bộ ngoại giao về sự hợp tác. Ông cũng nhấn mạnh một lần nữa về sự bảo mật và sự riêng tư của ông chưa được trọn vẹn trong lần này. Nếu có lần sau ông cũng mong nhận được sự hợp tác hơn thế.
Buổi họp báo kết thúc lúc 13h30 phút.
Tin, ảnh: PV. VRNs tại Hà Nội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét