Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ 17 THƯỜNG NIÊN: "Phải Chăng Thiên Chúa Là Kho Báu Của Ðời Ta ?"


CHÚA NHẬT THỨ 17 THƯỜNG NIÊN

1VUA 3,5.7-12 ; RÔ-MA 8,28-30 ; MÁT-THÊU 13,44-52

Phải Chăng Thiên Chúa Là Kho Báu Của Ðời Ta ?



Qủa chúng ta thường nghe radio, xem truyền hình hoặc đọc báo, luôn thấy các viên nghiên cứu chuyên làm các cuộc thăm dò dư luận về đời sống của con người. Như viện Galup chẳng hạn , viện nà chuyên làm các cuộc thăm dò quần chúng hoặc thiên hạ, để mong biết điều gì là quan trọng hơn cả về đời sống của con người : thì chúng ta thấy các câu trả lời của quần chúng họ thường nói đến sự hạnh phúc, sự thăng hóa con người hoặc đời sống gia đình vv..Và thật họa hiếm chúng ta mới thấy thiên hạ đặt ngôi vị Thiên Chúa, hay Tôn Giáo đứng hàng quan trọng ở giữa những sự kiện thực hệ trọng của đời sống con người. Ngay cả các tín hữu Ki-tô giáo có niềm tin vẫn không đặt Thiên Chúa đứng hàng đầu cho sự việc quan trọng này, và tối hậu của đời sống mình. Thế đó là đời sống chúng ta sống hằng ngày, để rồi họ lấy đó là quan điểm chung của con người thời nay.

Song le, Tin Mừng hôm nay nhắc nhở cho chúng ta hay rằng Thiên Chúa và Nước Trời được so sánh như một kho báu quý giá được tìm thấy, hoặc như một viên ngọc quý mà người ta bỏ công tìm ra. Nhưng để tạo được kho báu cùng viên ngọc quý giá này, thì hai nhân vật trong dụ ngôn của Tin Mừng phải bán tất cả ruộng vườn, cùng tài sản của họ có, hầu mua lấy cho bằng được. Có nghĩa theo họ, muốn có kho báu hoặc viên ngọc quý ắt phải ra sức thực hiện giấc mộng của mình, hầu mới chiếm được chúng.

Như thế qua câu chuyện dụ ngôn đây, Chúa muốn hỏi và muốn nói với chúng ta những ý sau : chúng ta đặt Thiên Chúa ở đâu trong nấc thang giá trị của đời ta ? Phải chăng Thiên Chúa giống như một kho báu mà chúng ta thật là hạnh phúc vô vàn khi tìm gặp được Ngài ? Hoặc Chúa Trời cũng được ví giống như viên ngọc quý họa hiếm mà cả đời chúng ta mong tìm thấy ? Ði xa hơn câu hỏi gợi ra đây, và để quyết định cho đời sống chúng ta, ta có sẵn sàng cho đi những gì ta đang có, hoặc rời bỏ cha mẹ, làng mạc cùng quê hương, rồi bán hết những gì cần thiết của thế gian này để sống với Thiên Chúa chăng ?

Chúng ta thấy đời sống xã hội hiện nay và qua các câu trả lời của quần chúng cho các viện nghiên cứu, thi thường họ không nói đến Thiên Chú và Tôn Giáo. Bởi ho hay có cái nhìn về các sự tiếp cận, cũng như những sự gì ở ngay trước mắt, và những sự gì họ cảm được, hoặc bận lo đến đời sống hằng nhật của họ. Ðôi khi, chính chúng ta cũng sẽ có những câu trả lời về đời sống mình với hình thức như thế. Vì cái quyến luyến gia đình chúng ta, bởi hạnh phúc chúng ta, bởi sự thành công của ta cùng sức khỏe của ta vv… Do những thứ nói này đến một cách tự nhiên trong tâm trí ta, để rồi từ đó chúng ta xuất ngôn một cách tự nhiên, và nhanh chóng cho những sự gì là quan trọng nhất trong đời sống chúng ta cho các viện nghiên cứu thăm dò.

Tuy nhiên chúng ta không dừng lại ở các câu trả lời một cách tự nhiên này, mà chúng ta cần tiến xa hơn. Có nghĩa để trả lời cho câu hỏi đích thực của đời ta, thì một câu trả lời hệ trọng người ta có thể trả lời cho câu hỏi liên quan đến Thiên Chúa. Liên quan đến vận mạng của chúng ta. Phải chăng Thiên Chúa là Người thứ yếu, hay là Người chúng ta đặt trọn tin tưởng, đặt trọn lẽ sống của mình trong đời sống cùng sự quan phòng của Ngài ?

Ðể trả lời cho câu hỏi này, mỗi người trong chúng ta đây, bình tâm thử nhìn lại các việc làm cụ thể của đời mình ra sao đối với Chúa Trời, hầu chúng ta hằng nhận thức rằng điều tốt nhất hơn hết trên cỏi đời này, đó chính là nhận biết Thiên Chúa cùng kính yêu Ngài, để từ đó chúng ta đào sâu sự tương quan và liên thuộc của ta với Ngài. Và để sống với Chúa Trời, chúng ta có hoàn toàn tín thác, thực tâm yêu mến cùng gắn bó, keo sơn vào Ngài chăng ? Hay chăng chúng ta chỉ hài lòng với cái mức tối thiểu ta đang sống hiện thực, là cố gắng giử luật để khỏi xa cách Ngài. Hoặc nữa chúng ta đang nghĩ cùng lo âu, để sống với Thiên Chúa, thì ta sống làm sao cho đời ta có giá trị trước mặt Chúa là đủ rồi ? Thêm nữa, chúng ta có thể trả lời một cách chung chung rằng, là chúng ta sẽ cố gắng, siêng năng hơn để tham dự các Thánh Lễ ngày Chúa Nhật hoặc hằng ngày, cùng dự các giờ kinh và cầu nguyện tâm sự với Thiên Chúa. Tuy nhiên các câu trả lời này chúng ta đưa ra đây chưa hội đủ tiêu chuẩn, và không có gì là hệ trọng dưới cái nhìn của Chúa Trời. Bởi có điều hệ trọng cùng hội đủ hơn như lời Chúa Giê-su dạy « chớ nói với Ta rằng, lạy Chúa, lạy Chúa! Là đủ để vào Nước Trời, song phải thực thi ý muốn của Cha Ta ở trên trời » (Mát-thêu 7, 21).

Do thế, đời sống của chúng ta với trọn nghĩa là thực hiện thánh ý Chúa Cha, và đây là tiêu chuẩn tối hậu để chứng minh cho sự trung thành của ta đối với Thiên Chúa. Bởi làm theo thánh ý Chúa, có nghĩa là ta cố gắng thực hành mọi lời dạy của Thánh Kinh, và nhất là các điều Tin Mừng khuyên nhủ. Chúng ta rõ những lời dạy của Thánh Kinh được tóm lại trong giới răn tình yêu : là phải kính yêu Thiên Chúa cùng yêu thương tha nhân. Hoặc nữa, theo Tin Mừng là yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, và yêu thương nhau như chính Chúa Ki-tô đã yêu thương chúng ta. Ðẹp thay Chúa Ki-tô đã thể hiện trọn vẹn thánh ý Chúa Cha cho chúng ta bắt chước, và Ngài yêu thương con Người cho đến đổ máu mình cùng chết trên thập giá, để mua chuộc lại sứ sống vĩnh cửu cho chúng ta cùng cho nhân loại.

Thực thế, một cách chân thành, chúng ta có thể nói, là ngày qua ngày trong sự cố gắng của mình, chúng ta yêu thương hết mọi người như ý Chúa truyền dạy. Và với mọi người ấy chúng ta sống hay chúng ta gặp họ trên đường đời, để cùng với họ chúng ta có thể xác tín Thiên Chúa quả là kho báu quý nhất trần gian, là lẽ sống sung mãn cùng hạnh phúc vĩnh cửu của đời ta. Song muốn đạt đến các điều chân thực này, thì trong Thánh Lễ này chúng ta nguyện xin Chúa Thánh Thần thương giúp chúng ta thực thi những điều chân thật Chúa Trời đã dạy, và sống chân thật theo ý muốn của Thiên Chúa : là kính yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu tha nhân như Chúa đã yêu cùng cứu độ con người. Amen !

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét