LTCGVN (25.07.2014)
Sài Gòn - Bác sỹ Nguyễn Đan Quế cho biết: “Ngày 25.07.2014 ông báo cáo viên LHQ về tự do tôn giáo từ Hà nội vào Saigon. Từ chiều ngày hôm trước, hai chốt công an đã được thiết lập canh giữ nhà tôi. Sáng sớm ngày hôm nay 25.07.2014, ba công an, mặc thường phục, đứng án ngữ ngay trước cửa vào nhà, với dáng điệu đe doạ, ra ý cấm không cho ra khỏi nhà đi đâu cả. Tôi cương quyết cứ đi tập thể thao như thường lệ. Chúng đi theo sát, mỗi bên một tên và sau lưng xa xa một tên nữa, không dời một bước. 7g30 tập xong tôi trở về nhà. Hai chốt canh nhà hiện vẫn tiếp tục khống chế kiểm soát hai đầu hẻm vô nhà, chụp hình người và số xe ra vào.”
Hiện nay, Nhà báo Phạm Chí Dũng, ông Phạm Bá Hải đang bị công an canh và đe dọa không cho đi đâu hết.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Lúc 10h sáng, tôi cố gắng đi ra ngoài để có dịp thì tới họp nhưng có ba xe luôn bám sát tôi. Một xe bám ngay phía sau, hai xe cách khoảng 40m – 50m. Khi tôi vừa ngừng đột xuất thì một xe quá đà nhưng hai xe cũng vừa trờ tới. Lòng vòng hai tiếng đồng hồ không đi được, tôi lại phải quay về. Hiện nay hai an ninh mua cơm hộp vầ ngồi ăn cơm tại đây, còn lại chúng ra ngoài ăn cơm”.
Dù Bác sỹ Nguyễn Đan Quế không được gặp trực tiếp ông Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Heiner Bielefeldt nhưng Bác sỹ Nguyễn Đan Quế vẫn chia sẻ về tình hình tự do tôn giáo ở VN qua file âm thanh dưới đây, xin mời quý vị lắng nghe:
Theo trang mạng của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Heiner Bielefeldt, sẽ thăm Việt Nam từ ngày 21 – 31.07.2014, với mục đích tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo.
Ông Heiner Bielefeldt được bổ nhiệm vào vị trí này từ ngày 01.08.2010. Ông Bielefeldt đã từng là giáo sư môn Nhân quyền và Chính trị nhân quyền tại đại học Erlan-gen-Numberg, Đức. Từ năm 2003-2009, ông Bielefeldt làm giám đốc cơ quan nhân quyền Đức, chuyên nghiên cứu các phương diện đa ngành về lý thuyết lẫn thực hành nhân quyền, tập trung vào tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Ucanews cho biết, “nhiệm vụ của ông Bielefeldt trong chuyến đi là tìm hiểu thêm về việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Việt Nam, và những trở ngại đối với quyền cơ bản này”.
Trong một thông báo gửi đến hãng tin Công giáo Fides, các tổ chức Phi chính phủ (NGO) nhắc lại những chỉ trích và quan ngại liên quan đến “Nghị định 92″ ra đời vào năm 2012, nhằm “xiết chặt hơn nữa việc đăng ký hoạt động, đào tạo cũng như bổ nhiệm các chức sắc, trùng tu các cơ sở tôn giáo”.
Pv.VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét