Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

RFA: Một đại học Công giáo ở Việt Nam?

LTCGVN (22.07.2014)



Báo Vatican Insider đưa tin Việt Nam sẽ có đại học công giáo đầu tiên
Screen capture
Thông tin về một đại học Công giáo có thể được xây dựng trong vòng một năm tới được một tờ báo ở Vatican loan đi hồi trung tuần tháng 7 vừa qua.
Ý nghĩa của tin này thế nào đối với người Công giáo và để một đại học ngoài hệ thống của nhà nước hiện nay hoạt động hiệu quả cần những điều kiện gì?

Tổng giám mục Sài Gòn loan tin
Tờ Vatican Insider hôm ngày 14 tháng 7 có bài viết trích dẫn phát biểu của tổng giám mục Sài Gòn, Bùi Văn Đọc, tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Vatican Insider trích dẫn ý kiến của tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói rằng các giám mục Việt Nam đặt vấn đề là từ năm 2001 cho đến nay ngày càng có nhiều đại học, trường tư tại Việt Nam do các đại học và tổ chức nước ngoài tại Á Châu, Úc Châu và Âu Châu điều hành, tại sao giáo hội Công giáo bị tước đi quyền đó. Về phần mình, giáo hội Công giáo có thể góp phần thông qua triết lý và kinh nghiệm giáo dục của giáo hội đào tạo ra những con người có trách nhiệm vì lợi ích của toàn xã hội.
Kế hoạch cụ thể được tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói với Vatican Insider đó là việc xem xét thành lập đối tác với Đại học Công giáo Paris và đi đến ý tưởng thành lập một Học viện Thần học tại Sài Gòn. Các bước cụ thể để thành lập học viện này sẽ được các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thảo luận tại kỳ họp sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 30 tháng 10 tới đây ở Nha Trang.
Tờ Vatican Insider hôm ngày 14 tháng 7 có bài viết trích dẫn phát biểu của tổng giám mục Sài Gòn, Bùi Văn Đọc, tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Phản ứng của giáo dân
Vấn đề một đại học Công giáo đầu tiên tại Việt Nam sẽ hình thành được tờ Vatican Insider cho rằng đó là một bước ngoặt trong lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, là dấu hiệu của sự trở lại được nóng lòng mong đợi của tự do giáo dục. Đây là một quyền mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã khước từ đối với người dân suốt 60 năm qua.
Một giảng viên đại học người Công giáo tại Sài Gòn bày tỏ ý kiến trước tin đó:
Phản ứng đầu tiên chắc chắn là vui mừng vì giáo hội Công giáo Việt Nam như Vatican Insider có nói trong nhiều thập niên qua đứng ngoài hệ thống giáo dục của Nhà nước. Điều thứ hai, Công đồng Vatican xác định giáo hội có trách nhiệm giáo dục; đó là điều mà các giáo viên Công giáo tại Việt Nam luôn thao thức, muốn có một trường, một viện chính thức của Hội thánh Công giáo để giáo dục. Nhưng trước khi thì như trong các nước Đông Âu, giáo dục Công giáo là cấm kỵ, tại Việt Nam trong nhiều năm qua cũng vậy. Cho nên cảm tưởng của nhiều anh chị em giáo viên Công giáo là cảm thấy vui, thứ hai thấy hy vọng vì với khởi đầu như thế này sẽ có phát triển tốt đẹp trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều băn khoăn, thao thức, rất lo lắng.
Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Sài Gòn
Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Sài Gòn

Theo Vatican Insider thì tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói điều này được cho phép rất sớm là các giám mục đã khai triển hành động khi các ngài thấy lỗ hổng nơi thần học và các ngài đã xem xét thành lập một đối tác với Đại học Công giáo Paris và thành lập một học viện thần học tại Sài Gòn, điều đó có nghĩa chỉ dạy về thần học mà thôi
Một giảng viên đại học
Có ba điều đáng cho chúng ta lo lắng: điều thứ nhất mọi người hiểu lầm đây là một đại học Công giáo mà Nhà nước cho mở; thực ra không phải vậy. Theo Vatican Insider thì tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói điều này được cho phép rất sớm là các giám mục đã khai triển hành động khi các ngài thấy lỗ hổng nơi thần học và các ngài đã xem xét thành lập một đối tác với Đại học Công giáo Paris và thành lập một học viện thần học tại Sài Gòn, điều đó có nghĩa chỉ dạy về thần học mà thôi. Do đó ý tưởng thành lập một đại học Công giáo là không đúng.
Thứ hai nếu chỉ là một học viện thần học không thôi thì lại có lo lắng là ( dĩ nhiên sẽ có nhiều người tới học)  theo cái nhìn tự nhiên sẽ dành cho các linh mục, tu sĩ trước. Rồi giả sử các em học sinh trung học ra trường vào đại học, thì số người chọn trường này sẽ không đáng kể; nếu không muốn nói là không biết có ai không.
Lo lắng thứ ba là ở Đại chủng viện trước đây và bây giờ cũng vậy, Nhà nước đưa vào những chương trình của họ; thì không biết học viện thần học này có phải học những chương trình đó hay không, chẳng hạn như các chương trình tư tưởng, giáo dục quốc phòng, giáo dục quân đội…
Thực tế đại học ngoài công lập hiện nay
Thống kê cho thấy hiện có chừng 60 đại học dân lập trên tổng số hơn 410 trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Tuy nhiên theo những người trong cuộc thì hầu hết các trường đại học ngoài công lập chủ yếu đang làm nhiệm vụ giải quyết chỗ học cho học sinh tốt nghiệp trung học.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, người lâu nay tham gia một số đại học ngoài công lập như Tân Tạo, Nam Cần Thơ, cho biết thực tế đó:
Tôi nghĩ những trường đại học dân lập lập ra để mà giải quyết được chỗ ngồi cho học sinh trung học đã tốt nghiệp nhưng chất lượng không đồng đều. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này thì nguồn nhân lực của chúng ta không thể nào sánh được với các nước chung quanh chúng ta.
Mọi người đều thấy các trường dân lập từ trước đến nay không có quyền tự chủ của một trường đại học vì trước hết chương trình do Bộ qui định. Chưa có hoặc có rất ít trường đại học dân lập có quyền quyết định về đường hướng các môn học cũng như phương pháp dạy của mình
Một giảng viên đại học
Yêu cầu
Theo những người hoạt động trong ngành như giáo sư Võ Tòng Xuân và người giảng viên Đại học tại Sài Gòn vừa có phát biểu thì cần phải dành cho các trường đại học tư thục, ngoài công lập quyền tự chủ về chương trình đào tạo.
Người giảng viên tại Sài Gòn phát biểu:
Mọi người đều thấy các trường dân lập từ trước đến nay không có quyền tự chủ của một trường đại học vì trước hết chương trình do Bộ qui định. Chưa có hoặc có rất ít trường đại học dân lập có quyền quyết định về đường hướng các môn học cũng như phương pháp dạy của mình.
Thứ hai chúng tôi nhận thấy các đại học dân lập ở Việt Nam, hệ thống điều hành chưa ‘đâu ra đó’, còn lôi thôi và nhiều trường còn mang tiếng cách dạt chưa tới nơi, tới chốn.
Tại Việt Nam còn có sự phân chia trường công lập khác trường dân lập, sinh viên dân lập thường mặc cảm và xã hội không coi trọng lắm!
Giáo sư Võ Tòng Xuân nêu ra những hệ lụy của cách thức quản lý hệ thống đại học ngoài công lập hiện nay như sau:
Bây giờ phải theo hết các qui định của Bộ Giáo dục; không có trường nào, ngay cả các trường công lập, có thể đáp ứng được hết các qui định đó. Từ đó người ta phải gian dối; người ta bảo đảm làm được và Bộ cứ duyệt đi, rồi ‘biết điều’ với người duyệt, nhưng khi được duyệt rồi người ta muốn làm gì thì làm. Cho nên bây giờ nếu thoát được qui định đó, trường được tự chủ nhiều hơn thì vấn đề đó sẽ khác đi.
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, Bộ Giáo Dục- Đào tạo Việt Nam chỉ nên quản lý thông qua bộ chuẩn đầu ra, chứ không phải quản lý đầu vào như hiện nay. Nếu trường nào đào tạo ra được những sinh viên giỏi đúng theo chuẩn và được xã hội trọng dụng thì tức khắc người học sẽ tìm đến; còn trường nào chỉ làm ăn như lâu nay, không thể đào tạo ra những chuyên gia có trình độ theo như ngành học thì sẽ bị đào thải.
Tin về một đại học do một tôn giáo như Công giáo tại Việt Nam được phép thành lập khiến cho nhiều người tỏ ra hy vọng về sự cởi mở của Hà Nội; tuy nhiên thực tế hoạt động đúng bản chất của tên gọi vẫn phải chờ thời gian trả lời.
Gia Minh, biên tập viên RFA

0 nhận xét:

Đăng nhận xét