Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Năm 2013 chứng kiến các cuộc đàn áp tôn giáo lớn nhất trong những năm gần đây

LTCGVN (30.07.2014)

Sài Gòn- Theo news.va- Các bản báo cáo hàng năm về Tự do Tôn giáo Quốc tế được phát hành tại Mỹ thì năm 2013 là một trong những năm tồi tệ nhất về tự do tôn giáo.
1Quốc hội Hoa Kỳ buộc phải trình bày chi tiết ở đâu và khi  nào quyền phổ quát tự do tôn giáo được bảo vệ, duy trì; hay ở đâu, khi nào đã bị bỏ quên và bị lạm dụng.  Trong phần dẫn nhập bản báo cáo nói rằng trong năm 2013 “thế giới chứng kiến số lượng người bỏ nước ra đi của các cộng đồng tôn giáo là lớn nhất ở trong những năm gần đây”.
Ở Syria , cũng như ở nhiều nước Trung Đông, “sự hiện diện của Kitô hữu đang trở nên như một cái bóng mờ nhạt. Sau ba năm nội chiến, hàng trăm ngàn tín hữu đã bỏ trốn khỏi đất nước này để thoát khỏi bạo lực liên tục gây ra do chính phủ cũng như các nhóm cực đoan. Ở thành phố Homs số lượng các Kitô hữu bị thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 1.000 so với 160.000 người trước khi cuộc xung đột xảy ra.”

Ở những nơi khác, như Cộng hòa Trung Phi  tình trạng “vô luật pháp phổ biến và sự bùng nổ bạo lực giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, hậu quả là ít nhất 700 người tử vong ở Bangui chỉ trong tháng 12 năm 2013 và sự bỏ đi của hơn một triệu người trên khắp đất nước cũng trong năm này”.
Bạo lực chống người Hồi giáo ở “Meikhtila, Miến Điện , kéo theo 100 người chết và khoảng 12.000 người dân bỏ chạy khỏi khu vực này vào đầu năm 2013. Bạo lực chống lại người Hồi giáo kéo sang cả phía tây, bang Rakhine, nơi hơn 140.000 người cũng phải di dời kể từ năm 2012.”
Các chiến binh ở Pakistan “giết chết hơn 400 người Hồi giáo hệ Shia trong cuộc tấn công vào hệ phái này trong suốt cả năm qua và cũng giết chết hơn 80 Kitô hữu trong một vụ đánh bom tai một nhà thờ duy nhất ở đây; chính phủ bắt giữ và bỏ tù một số người có trách nhiệm trong cuộc tấn công hệ phái này, nhưng vẫn không ngăn chặn được các cuộc tấn công khác.”
Cả người Hồi giáo thuộc hệ Shia lẫn Kitô hữu “phải đối mặt với các cuộc tấn công bạo lực và chết chóc tại Ai Cập. Người Hồi giáo hệ Shia ở Saudi Arabia tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị và thành kiến, cũng như một số nạn nhân khác vì đã không tham gia các quy định của chính phủ Hồi giáo. 
Ở Bangladesh,  Ấn giáo, các dân tộc thiểu số và tôn giáo khác phải đối mặt với tình trạng gia tăng quấy phá và tấn công giữa bối cảnh bất ổn về chính trị, trong khi đó ở Sri Lanka nhóm Phật giáo quá khích phá hủy các nhà thờ Hồi giáo trong khi lực lượng an ninh chỉ đứng nhìn.
Ở Trung Quốc gia đình của những ngượi tự thiêu đang bị truy tố, các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù và bị tra tấn. Trung Quốc tiếp tục quấy phá các nhà thờ và sách nhiễu các Giám mục,  linh mục Công giáo không đăng ký với nhà nước, và tìm cách cản trở những người dân tộc Duy Ngô Nhĩ không được tị nạn ở nước ngoài.
Khắp châu Âu “các vết bẩn lịch sử của việc chống người Do Thái vẫn còn là một thực tế trong cuộc sống xảy ra trên các diễn đàn Internet, trong các sân vận động bóng đá, bằng cử chỉ nghiêm chào theo kiểu Đức quốc xã khiến nhiều người Do Thái muốn che giấu danh tính tôn giáo của mình”.
Tuy nhiên, giữa bóng tối của xung đột tôn giáo vẫn có mùa xuân sáng tươi của tình đoàn kết liên tôn. Ở Pakistan sau vụ đánh bom tại nhà thờ Peshawar gây chết người, nhóm các thành viên cộng đoàn Hồi giáo được thành lập có nhiệm vụ bao bọc xung quanh các nhà thờ, thể hiện tình đoàn kết và đứng lên chống lại bạo lực. Ở Ai Cập , có những người Hồi giáo đứng trước cửa nhà thờ Công giáo để bảo vệ cho các tín hữu Công giáo tránh các cuộc tấn công.
Và sau vụ tấn công vào nhà thờ Hồi giáo ở Vương quốc Anh , người Do Thái Chính Thống ở đây, đã hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo Hồi giáo để tái lập sự an toàn trong các nhà thờ Hồi giáo. 
Trong bản báo cáo không thấy nhắc đến Việt nam, mặc dù tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam thật tồi tệ. Phải chăng Việt Nam là một quốc gia quá nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu so với quốc tế, đến nỗi những nhà viết báo cáo “bỏ sót” đất nước chúng ta? Các bạn đọc bản báo cáo nguyên văn và đầy đủ tại đây
Hoàng Minh
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét