LTCGVN (17.07.2014)
ĐGH Phanxicô đã và đang thể hiện “phong cách nghèo
khó” của Thánh Phanxicô Assisi, báo giới gọi đó là “hiện tượng Phanxicô” hoặc
“hệ quả Phanxicô”. Quả thật, Giáo hội Công giáo đang “thay da, đổi thịt” nhờ
Đức Phanxicô.
Đối với người Công giáo, gặp người
không có niềm tin là dịp nói về đức tin, là cơ hội loann báo Tin Mừng – ở công
sở, trường học, chợ búa,... Nói chung là cần “nắm bắt” mọi cơ hội, vì Chúa
Giêsu đã truyền lệnh cho tất cả chúng ta: “Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc
16:15).
1. CƠ HỘI
Khi có dịp loan báo Tin Mừng, người
Công giáo thường nghĩ rằng chẳng ai muốn nghe nói về Chúa. Nhưng theo bà Sherry
Weddell, tác giả cuốn “Forming Intentional Disciples: The Path to Knowing and
Following Jesus” (Đào tạo các Tông đồ có Chủ tâm: Con đường Nhận biết và Đi
theo Chúa Giêsu) và là người cùng điều hành Viện Thánh Catherine Siena, điều đó
không thành vấn đề: “Một phần tư số người
trưởng thành đều tích cực tìm kiếm hoặc thụ động lướt tìm cách lựa chọn. Điều
đó không hiếm thấy. Người ta càng cố tìm
cơ hội thì càng dễ tìm thấy”.
Đôi khi dễ có các cơ hội này. Dịp
tình cờ nói về Chúa có thể làm cho cuộc nói chuyện thú vị hơn. Mới đây, đồng
nghiệp của tôi có dịp may nói về ân sủng và phước lành. Tuy nhiên, các cơ hội
tốt không phải lúc nào cũng có sẵn. Nếu bạn thụ động chờ đợi thì chẳng có đâu. Đó
là lý do mà Rob Corzine, phó chủ tịch chương trình phát triển của Trung tâm Thánh
Phaolô về Thần học Kinh Thánh, khuyên chúng ta đừng chờ đợi.
Ông nói: “Không có những khoảnh khắc hoàn hảo. Không ai chờ đến lúc thuận tiện
mới nói về tình yêu. Người Công giáo cũng không nên chờ dịp thuận tiện mới nói
về đức tin. Cứ để nó xảy ra tự nhiên trong những cuộc nói chuyện bình thường,
chứ biết lúc nào và nơi nào thuận tiện để nói về đức tin? Không phải lúc nào
cũng nói, nhưng đừng e ngại!”.
2. NIỀM TIN
Trước khi đưa ra những điểm về sự biến
thể (transubstantiation) và Chúa Ba Ngôi (Tam Vị Nhất Thể, Trinity), bạn cần có
mối quan hệ với người đối thoại. Weddell giải thích: “Nền tảng của lòng tin phải là sự bình an. Dù họ không tin Thiên Chúa, họ
vẫn có thể tin bạn. Chính bạn là nhịp
cầu đấy”.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải
biết người đó từ lâu, 5 hoặc 10 năm, trước khi bạn nói tới Chúa. Người ngồi kế
bạn trên một chuyến xe hoặc chuyến bay có thể là người mà Chúa muốn bạn chia sẻ
về đức tin. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bạn cần nói về các vấn đề khác
trước khi vào vấn đề chính là đức tin.
Cũng vậy, khi bạn gặp ai đó vài
phút, bạn cần tỏ ra quan tâm họ với tư cách một con người, chứ không phải là đối
tượng để loan báo Tin Mừng. Terry Barber, người sáng lập Hội Truyền Thông Thánh
Giuse và tác giả cuốn “How to Share Your Faith with Anyone: A Practical Manual
for Catholic Evangelization” (Cách Chia sẻ Đức Tin với Người khác: Hướng dẫn
Thực hành về Loan báo Tin Mừng của Công giáo), giải thích: “Người ta không cần bạn biết nhiều hay ít cho đến khi nào họ biết bạn
quan tâm”.
Họ cũng không cần biết bạn nói gì nếu
hành động của bạn không phù hợp với lời bạn nói. Terry Barber nói thêm: “Bạn phải thoải mái. Cười. Nhiệt tâm. Đạo
đức. Ngăn cản lớn nhất đối với việc loan
báo Tin Mừng ngày nay là làm gương xấu”. Cách sống của chúng ta sẽ
chứng tỏ chính chúng ta.
3. THẨM VẤN
Người ta nghĩ rằng họ đã có câu trả
lời về Thiên Chúa, nhưng cuộc sống và ý nghĩa của mọi thứ thường không mở ra đối
với những dịp nói về đức tin. Dù cách trả lời của Giáo hội đối với các vấn đề
lớn của cuộc sống có hay, có mạnh mẽ và hấp dẫn thế nào thì cũng chẳng làm cho
người ta quan tâm, nếu không có người đặt vấn đề với họ. Corzine nói: “Như thế, truyền giáo cái gì? Hãy hỏi họ. Nhưng không cần trả lời nếu
họ không hỏi. Nếu họ không hỏi, vậy là họ chưa muốn nghe”.
Weddell nói: “Cách tốt nhất để gợi tính tò mò là đặt câu hỏi. Nếu bạn đọc Kinh Thánh, bạn sẽ thấy đó là điều mà Chúa
Giêsu rất thường làm”. Câu hỏi có thể có nhiều dạng: “Đời sống có ý nghĩa gì?”, “Tại sao chúng ta hiện hữu?”, “Có sự thật
không?”, “Tại sao bạn tin điều bạn tin?”, “Thiên Chúa ở đâu khi chúng ta quyết
định?”, “Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta bằng cách nào?”,... Rất đa dạng.
Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết Ngài và làm môn đệ của Ngài. Curtis Martin,
chủ tịch Hội Ái hữu Sinh viên Công giáo (FOCUS – Fellowship of Catholic
University Students), nói: “Bạn sẽ ngạc
nhiên nếu bạn đặt câu hỏi, cuộc nói chuyện có thể tiếp diễn”.
4. LẮNG NGHE
Trong quá trình loan báo Tin Mừng, đặt
câu hỏi không chỉ là dạng tu từ để làm người ta tự đặt câu hỏi cho họ, đó còn
là cách duy nhất để bạn có thể biết bắt đầu câu chuyện từ đâu. Corzine nói: “Nếu bạn muốn nói chuyện về Công giáo, cần
có một trình tự mà bạn muốn diễn tả. Nhưng khi nói, vấn đề tâm lý quan trọng hơn trình tự. Nếu người đó có câu hỏi, đó
là điểm bạn bắt đầu. Thông tin người ta cần là điều bạn nên nói với họ. Nhưng
bạn cần lắng nghe để biết rõ”.
Barber nói: “Bạn cần gãi đúng chỗ ngứa của họ. Một số người có vấn đề đối với giáo
huấn Giáo hội về Đức Maria. Một số người lại không đồng ý về Luyện hình. Một số
người lại cảm thấy khó khăn về đức tin. Bạn
cần nói chủ đề mà họ quan tâm nhất”.
Tuy nhiên, lắng nghe không chỉ cho
bạn biết cần gãi vào chỗ ngứa nào, mà còn cho bạn biết khi nào nên ngừng gãi. Martin
nói: “Chúng ta không nên hối thúc. Đừng
ép người ta. Đó là lúc việc loan báo Tin Mừng thâm nhập. Nếu họ nói họ không
muốn nói chuyện về vấn đề nào đó hoặc họ cảm thấy không thoải mái, bạn đừng nói
nữa, hãy thể hiện sự cảm thông và yêu thương đối với họ lúc đó”.
5. KỂ CHUYỆN
Martin giải thích: “Không ai có thể tranh luận về câu chuyện
của bạn. Điều đó làm tổn hại tính tương đối”. Vời điều kiện là câu chuyện
phải bắt đầu bằng sự hiểu biết. Weddell, Corzine, Barber và Martin đều đồng ý
rằng người Công giáo nào cũng cần biết cách “đối thoại ba phút” – cách mà người
ta mới gặp Đức Giêsu thì họ liền quý mến và đi theo Ngài ngay. Mọi người Công
giáo cần có vài câu chuyện để làm “vốn” – chuyện về Chúa tác động trong cuộc
đời chúng ta, được ơn lành và kéo chúng ta đến gần Chúa hơn,...
Weddell cho biết: “Người ta thích điều gì đó sống động thật – chuyện cầu nguyện rồi được ơn và kinh
nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nếu chúng ta có thể kể chuyện một cách tự
nhiên, thoải mái, người ta sẽ dễ nhớ. Có thể họ không phản ứng ngay, nhưng họ
sẽ ghi nhớ và suy nghĩ”.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết rõ
chuyện đời Chúa Giêsu. Nghĩa là bạn cần biết về lịch sử cứu độ và nhớ rõ vài
câu chuyện trong Kinh Thánh. Weddell nhận định: “Đa số người ta phải biết rõ Chúa Giêsu là ai, làm gì và có ý nghĩa gì
đối với họ rồi họ mới quyết định. Hãy giúp họ “tiếp cận” với các câu chuyện đó.
Hãy cho họ cơ hội “vật lộn” với chính họ”.
6. CẦU NGUYỆN
Muốn có kết quả tốt đẹp của việc
loan báo Tin Mừng thì phải bắt đầu và kết thúc bằng việc cầu nguyện. Corzine nói:
“Mục đích của việc loan báo Tin Mừng là tâm hồn được biến đổi. Đó là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ
không là của con người. Chúng ta chỉ như
một kẻ ăn xin nói cho kẻ ăn xin khác biết chỗ nào có đồ ăn mà thôi. Mục
đích của chúng ta là hợp tác với Chúa
Thánh Thần. Chúng ta cần chia sẻ và nói vấn đề mà họ đưa ra, nhưng bắt đầu
bằng những cuộc tranh luận có thể lật ngược thế cờ”.
Bà giải thích thêm: “Chúng ta phải luôn cầu nguyện cho những
người khác trên hành trình tâm linh và cầu nguyện cho những cuộc hẹn của Thiên
Chúa. Có những người ở đâu đó mà chúng ta không biết, nhưng Chúa biết, và chúng
ta cầu xin Chúa đem họ đến với chúng ta. Khi họ đến, chúng ta đồng hành với họ một
đoạn đường trên hành trình đức tin mà chúng ta có thể, rồi bạn trao phó họ cho
Thiên Chúa”.
Về việc cầu nguyện, Corzine đưa ra
nguyên tắc “độc đáo” này: “Hãy luôn nói chuyện với Chúa về bạn bè và gia đình của bạn nhiều hơn
là nói chuyện với họ về Chúa”.
7. HÀNH ĐỘNG
Tiếp theo là những cớ để người ta
không loan báo Tin Mừng: Không hợp thời, không đúng lúc, sợ nói sai, việc này
không là việc của tôi,... Cuối cùng, viện cớ như vậy là tự ngăn cản mình chia
sẻ đức tin, có thể đó là sai lầm lớn nhất của người Công giáo khi
loan báo Tin Mừng.
Corzine nói: “Chúng ta được trao quyền và có trách nhiệm loan báo Tin Mừng khi chúng
ta lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy và Bí tích Thêm sức, đó là loan báo Tin Mừng bằng lời nói và hành động. Người Công giáo nghĩ
rằng khó có thể đưa người ngoại giáo vào Giáo hội, hoặc cứ để cho mọi chuyện
bình thường. Chúng ta quên rằng Chúa sẽ tận dụng mọi thứ một cách kỳ diệu, nếu chúng ta cho Ngài có cơ hội”.
Martin nói thêm: “Theo thống kê, chúng ta đầu có lúc gặp người
ở ngoài Giáo hội (chưa có đức tin) hoặc người rời bỏ Giáo hội (bội giáo), nhưng
ai sẽ biết nắm bắt thời cơ? Mọi hành trình đều bắt đầu bằng bước đi thứ nhất. Bây
giờ là lúc thuận tiện để bạn bắt đầu”.
EMILY STIMPSON
0 nhận xét:
Đăng nhận xét