Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ VÀ NHÂN QUYỀN MỚI CHO VIỆT NAM (P4)

V. NHỮNG THAI NGHÉN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ
     
    Qua những từ ngữ trên mà chúng tôi vừa trình bày cùng qúy vị, là đem đến cho chúng ta một cảm thức thảo luận vào bên trong chế độ dân chủ. Đất Nước khi (nếu) có thể chế tự do, thì mang lại một sự tương quan giữa nhà cầm quyền và người dân, lúc đó hằng có khuynh hướng tôn trọng ý kiến của nhau để xây dựng thực thể một xã hội dân chủ nhân quyền. Tự nhiên khi ấy nó đòi hỏi chúng ta một tâm tư biết người và biết ta. Biết ta và biết những yếu điểm của Đất Nước chúng ta hiện tại, để mở trí óc và sự nhận thức ra mà học hỏi những cái hay, cái đẹp của nguời, hầu đưa đẩy Nước Nhà trên đường phát triển mọi mặt : từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, xã hội vv.
   
Từ ý này, thực lòng chúng tôi xin đề nghị cần có một Bộ đặc trách nghiên cứu và thẩm tra hay điều nghiên những yếu điểm của Đất Nước : Tại sao với thế kỷ 21 rồi mà Dân Việt vẫn còn nghèo đói và lạc hậu: nguyên nhân nào ? Hay Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba..: tại sao họ vượt mặt quá xa chúng ta về nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỷ thuật : lý do nào ?      
    Thật thế,  là dân chủ thì phải có tiếng nói đối trọng và đối lực với Chánh Quyền, với Nhà Nước. Do đó chúng tôi nghĩ cần có một thứ quyền hành nữa được thiết lập : đó là Ủy Ban Tư Vấn và thêm cái quyền hành thứ tư nữa mà chúng tôi đề  ra tư tưởng đây với quý vị và Đất Nước, hầu làm lực đối trọng với Nhà Nước trong tiến trình đạt đến thể chế dân chủ tiến bộ và nhân quyền mới.


5.1. Hướng Về Quyền Hành Thứ Tư : Ủy Ban Tư Vấn

    Đứng trước những uy quyền của Nhà Nước, thì cần có một Ủy Ban Tư Vấn có những điều kiện kiểm soát, theo dõi các hoạt động hay những thành quả việc làm cũng như những sai lầm của Nhà Nước có thể nguy hại đến Quốc Thể và sự sinh tồn của Đất Nước. Vi việc làm này tương hợp với chế độ dân chủ, và là lẽ sống cùng hạnh phúc và an thái của người dân. Đất Nước chúng ta hiện thực thiếu hẳn một việc trầm trọng theo tính cách dân chủ như chúng tôi đã bàn qua. Dù Hà Nội có Quốc Hội, thế nhưng Quốc Hội của họ qúa yếu kém trong tính cách mình là đại diện và tiếng nói trung thực của người dân. Lý ra những người đại diện Lập Pháp này, họ có thể được xem là người hiền triết của Quốc Gia, và họ đóng một vai trò hệ trọng, là người sáng tạo nên Luật Pháp và quyền cùng quyền lợi của người dân (Nhân Quyền). Nhưng Quốc Hội của Hà Nội chỉ là con rối, gà gật của Đảng cộng mà thôi, không làm được gì hữu ích cho Nước Việt chúng ta.
   Thế nên hơn bao giờ hết, người dân Việt nhanh chóng lập ra một Uy Ban Tư Vấn cho mọi vấn đề và  những nan giải của Đất Nước ta hiện tại. Ủy ban Tư Vấn này có thể được quy tụ mọi thành phần và giai cấp trong xã hội. Họ là những người khôn ngoan, đạo đúc và thực lòng yêu Đất Nước chí tình : họ có thể đảm nhận nhiều lãnh vực : từ chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo vv. Ủy Ban Tư Vấn này có tính cách độc lập, để phục vụ người dân và Đất Nước Việt Nam một cách hữu hiệu. Họ là tai mắt, tay chân và trí óc của người dân Việt để xây dựng và kiến tạo cho Nước Việt phú cường cùng hanh phúc an thái.
   Do thế, với thời đại văn minh kỷ thuật như hiện nay, tất Đất Nước chúng ta cần có một Ủy Ban Tư Vấn như thế này, hầu có thể theo kịp những tiến bộ của khoa học kỷ thuật, cũng như theo kịp sự tiến triển của khoa học kính tế, hầu Dân Tộc mới đặc hưởng được những quan niệm của sự phát triển và mở mang của đà tiến nhân loại như ngày nay. Đúng hơn cái quyền hành thứ tư của Ủy Ban Tư Vấn này, chỉ là hành động những điều cụ thể  trong nhận thức những tự do mới của các công dân. Những tự do này là những tự do tham dự vào cái quyền tạo nên xã hội dân sự và chính trị. Họ hành động như thế cũng bởi lý do cái quyền tham dự vào chính trị, và cái quyền xây dựng xã hội cùng Đất Nước của mình thôi. Chớ không phải như Hà Nội cưỡng chế ép buộc dân rằng « yêu Nước là yêu xã hội chủ nghĩa », để rồi cái xã hội tệ hại này đã kéo dân Việt xuống hố thẳm đói khồ và chậm tiến ngót hơn nữa thế kỷ nay !
   Như chúng tôi đã nói nhiều lần, thực là dân chủ, đó là trong ý nghĩa người dân có các tự do tham dự vào chính trị, và đây là một cái quyền tối thượng của người dân. Chánh Quyền phải nhận thức cái quyền sống của dân, cái quyền tham dự vào những giá trị xã hội chính trị cấu tạo nên những tài sản chung của cha ông, của làng xóm, khu phố họ, của cộng đồng họ hoặc của quê hương và quốc gia họ … Người ta có thể nói sự hiểu biết mới về những quyền của người dân (Nhân Quyền) này là lẽ tất nhiên và lẽ sống của hai phiá Dân và Chánh Quyền. Người ta cũng nhận thức rằng người dân có quyền trở nên một người sáng tạo văn hóa, có nghĩa muốn nói rằng đây là chân lý của cái quyền con người.

5.2. Tự Do Là Quyền Lợi Của Dân
  
    Tự do phải trở thành một quyền hành thứ tư của người dân, là độc lập và tối thượng, chẳng hạn quyền tự do báo chí và ngôn luận được xem là hàng đầu và thiết yếu hơn hết. Nó được thai nghén và phát xuất từ dân chúng, nhất là tự do báo chí và ngôn luận là chiếu kích của văn hóa. Hơn nữa, Tự do ngôn luận và báo chí của người dân, thì nó nằm trong chiều hướng sự chạy đều của dân chủ dưới sự kiểm soát và hợp tác của Nhà Nước cùng người dân : vì một thế chế chính trị hoặc quyền lực chính trị chỉ hợp pháp trong chiếu hướng được kiểm soát do dân theo tính cách dân chủ, hay nói cách khác là sự kiểm soát của thế chế dân chủ. Thế đó Nhà Nước cần hợp tác với người dân trong lãnh vực này.
     Đất Nước chúng ta thiết thực cần tạo nên một kiểu mẫu, một lớp người trong sạch cho cái quyền hành thứ tư này để có đối trọng và đối lực với ba quyền Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp, là một hình thức dân chủ thực tiễn, để nói lên tiếng nói trung thực của lòng dân muốn. Những Nước Dân Chủ Trực tiếp Như Thụy Sĩ, thì cái quyền hành thứ tư này rất hiện thực làm e dè cho các đấng cầm quyền khi có hành vi vi hiến, hay các việc làm tổn hại đến Quốc Thể, và quyền lợi của người dân Thụy Sĩ. Không Như Đảng cộng và Phỉ quyền Hà Nội muốn làm gì thì làm, ăn hối lộ, tham nhũng cướp bóc của dân bao nhiêu tùy thích, tùy tiện. Phản dân Chủ và vô Luật Pháp đến thế là cùng.
    Cái sinh động của cái quyền hành thứ tư này là giúp cho Đất Nước loại bỏ dần những tệ đoan xấu của người cầm quyền, và là cái đặc trưng hiệu quả của thế chế dân chủ có thể ngăn cản được chủ nghĩa quân phiệt, độc tài, chuyên chính và các tay bạo chúa, khát máu dân.

A. Các cơ quan và phương tiện của truyền thông và báo chí được lập nên là vì Dân, vì Nước, họ có đủ khả năng đưa tin cho quần chúng. Có nghĩa là những việc làm có tính cách khách quan trong sự phân tích, thu nhận, điều tra các tín tức thời sự, hay các biến cố, từ đó các nhà văn, nhà báo phải mang tâm tình cởi mở và ngay thẳng, lương thiện của một sứ mạng nhà báo. Nhất là họ phải hoàn toàn độc lập, vì cái nghề nghiệp báo chí, truyền thanh và truyền hình, đòi họ không lệ thuộc và nghiêng bên này hoặc bên nọ  do quyền lợi cá nhân, đảng phái, bè phái. Cái đạo đức của nghề nghiệp và cái sứ mạng là tiếng nói trung thực của người dân, đương nhiên đòi hỏi họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà báo chính trực. Bởi danh dự của nghề nghiệp, họ cần sự truy tầm, khảo sát và điều tra sự thật. Nhất là đặt ý thức lương tâm trong chức nghiệp của mình bằng một sự tự đào tạo nghề nghiệp, vì đó là sự đòi hỏi cho việc phục vụ tất cả các nhu cầu và yêu cầu của quần chúng. Nhà báo như thế mới thực xứng cho cái quyền hành thứ tư, mà nguyện vọng của dân chúng mong ước thấy ở nơi các Nhà Báo Việt Nam trong Nước cũng như Hải Ngoại ngày nay. 

B. Các nhà Khoa Học Kỷ Thuật và Nhân Văn cần được Nhà Nước ưu đãi trọng dụng và cho họ những công việc thích hợp với sở trường và môi trường tìm kiếm, khảo cứu và phát minh của họ. Lý thực họ góp phần trí tuệ mà những gì chế độ dân chủ ủy thác những quyền văn hóa cho họ, để xác thực công việc phát triển và phát huy Đất Nước. Một Nhà Nước xem thường trí thức và không biết xử dụng sự hiểu biết các lãnh vực khoa học, một cách đặc biệt trong lãnh vực các khoa học về xã hội, thì tạo nên một sự hoang phí kinh khủng các chất xám và tài năng của Đất Nước. 
   Chúng ta thấy rằng tại sao các Nước như Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Áo, Đan Mạch, Gia Nã Dại, Úc Đại Lợi,Thụy Điển, Bỉ, Na Uy nhất là Mỹ, họ tân tiến, phú cường và văn minh hơn các nước khác. Lý do đơn giản là bởi họ có một thề chế dân chủ được xem là hoàn hảo, sau là họ biết trọng dụng các nhà khoa học kỷ thuật. Nói tóm lại họ trọng nhân tài và ưu đãi người trí thức. Vì vậy sự cần thiêt tột bực này, đựợc xem là công việc đạo đức cho các nhà khoa học và nhân văn có sự chia sẻ tri tuệ của mình trong cái quyền văn hóa, hầu xây dựng Đất Nước vậy.

C. Những tác nhân kinh tế : như giám đốc các hãng xưởng, nhà máy, các hội đoàn chủ nhân và các nghiệp đoàn cùng các hiệp hội người tiêu thụ và sản xuất …, được thiết lập do tính cách dân chủ dân sự. Họ đóng góp rất lớn cho tài sản Quốc Gia thêm giàu mạnh. Như chúng tôi đã nói họ được xem là một loại quyền hành thứ tư, có tiếng nói đối với Đất Nước và Dân Tộc. Thế đó, những quyền lực kinh tế cầm nắm một hiểu biết về xã hội, và giúp Đất Nước phú cường, thế nhưng Hà Nội chưa xem trọng cái quyền lực kinh tế này làm giàu mạnh cho Đất Nước. Cho dù Hà Nội có « đổi mới kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa », thì Đất Nước vẫn lạc hậu và còn mãi nghèo đói hiện hữu. Vì Hà Nội đi ngược với bản chất của kinh tế thị trường. Bởi kinh tế thị trường phải ở trong chế độ dân chủ mới thăng hoa triển nở. Nói lý hơn, kinh tế thị trường là con đẻ của dân chủ như chúng tôi đã nói qua.
   Nếu Hà Nội muốn tránh khỏi những quyền hành kinh tế lãnh đạo chính trị (chính sách) của Nhà Nước, thì họ phải đồng hoá các quyền hành với quyền hạn, hay thẩm quyền của kinh tế phải đi vào trong con đường tranh chấp dân chủ thôi. Hà Nội muốn Nước Nhà thăng tiến và có thế đối đầu với Trung Cộng, thì chỉ có con đường này giúp Hà Nội thoát khỏi cái mớ rối của sợi chỉ thắt cổ mình, và tránh cho Đất Nước khỏi bị tình cảnh Hán Hoá, diệt vong.

D. Vai trò tôn giáo và các đấng bậc lãnh đạo tôn giáo cùng tinh thần rất hệ trọng cho một tiến trình Đất Nước thăng hóa. Trong một quê hương hoàn toàn thống trị bởi một chế độ chuyên chính độc tài, thì người ta nhận ra tiếng nói giá trị ngàn cân của các đấng lãnh đạo tôn giáo và tinh thần, có tầm ảnh hưởng đến quần chúng rất mạnh. Có nghĩa khi các ngài xã thân gióng tiếng nói bênh vực công lý, nhân quyền và nhân phẩm của người dân. Ở đây chúng tôi nghiêng mình kính phục và cảm phục Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đưc Giám Mục Hoàng Đức Oanh, Những Người Lãnh Dạo Tinh Thần anh dũng : vì Đạo, vì Dân, Vì Nước. 
  
Vì người dân trọng vọng ở các ngài không phải ở chức phẩm, quyền cao, mũ đỏ, áo vàng, áo trắng, nhưng là tiếng nói bênh vực sự thật, giúp đỡ kẻ cô thân cô thế, chia sẻ tất cả những khó khăn với giáo dân, đạo hữu. Nhất là chúng sinh thấy các ngài là người đạo hạnh, là hình ảnh Chúa Phật tại thế mà họ có thể tin cậy, rồi đặt lòng tin của mình nơi các ngài trong mọi phương diện của cuộc sống trần gian. Mong rằng các ngài là Chúa Phật tại thế như kỳ vọng của chúng sinh! Đừng để chiếc áo mình mặc không thể làm nên thầy tu. Lý thực các ngài là người trung gian thường trực trong lòng dân tộc, tạo nên sự hiệp nhất của dân chúng, và cho phẩm giá của người dân được tôn trọng.
    Đẹp thay các ngài sẽ là tai mắt, môi miệng bảo vệ, giữ gìn những giá trị đạo đức, luân lý và văn hóa truyền thống của Dân Tộc Việt ngàn đời của chúng ta.

5.3. HƯỚNG VỀ SỰ BÊNH VỰC QUYỀN DÂN SỰ  VÀ LÃNH THỔ CÙNG GIA SÃN VĂN HÓA

   Quả thực trong chiều hướng xác thực khai triển tư tưởng Nhân quyền, đương nhiên phải tranh đấu bênh vực các quyền dân sự và công lý cùng sự thật, trong đó có các quyền bất khả xâm phạm, quyền xã hội, quyền văn hóa và giáo dục mà chúng tôi đã bàn qua với qúy vị. Ở đây chúng tôi muốn thưa chuyện với quý vi thêm một cái quyền Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Quyền Sự Sống, Quyền Gia Sản Văn Hóa, chúng được kếp hợp duy nhất với Quốc Gia trong trách nhiệm chung của Nhà Nước, của quân đội hợp với toàn thể người dân cùng chung bảo vệ. Thực vậy, đây là cái nhìn thực tế, và là sự thiết yếu cho vần đề yếu kém đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá hiện nay.
   Hơn bao giờ hết Hà Nội hãy nghĩ đến tiền đồ Dân Tộc cùng sự tồn vong của Đất Nước mà mở rộng hơn các quyền căn bản và các quyền dân sự và xã hội cho người dân Việt. Nên thực thi công lý và công minh, chân thật hợp tác với người dân, để tạo nên thứ vũ khí hợp nhất chiến đấu, dành lại những phần lãnh thổ, biển cả, quần đảo chúng ta đã mất. Muốn có được con đường sống an hoà và tiếng thơm để lại cho hậu thế, thì Hà Nội chỉ có con đường sống với dân, vì dân mà mình bảo vệ và chiến đấu cùng họ. Mong lắm thay Hà Nội sẽ chọn đúng con đường mình đi cho tiền đồ của Nước Việt.
    Không có thời nào và lúc nào người dân Việt mong muốn được tự do và nhân quyền như bây giờ : một xã hội tự do, thì mới có thể phát triển tối đa các nhân quyền cho dân Việt, chính đây là nhu cầu bình thường chung của các tự do, chứng minh và thể hiện cho một Quốc Gia Dân Chủ.  Có nghĩa thể hiện như một sự tôn trọng người dân mình bằng con đường chọn lựa chủ nghĩa dân chủ tự do cho dân.  Một Nhà Nước Dân Chủ mà càng ngày càng tăng trưởng các tự do tham dự chính trị, các tự do kinh tế, các tự do sáng tạo và ngôn luận, tôn giáo…, thì đuợc xem là sự kiến tạo hòan hảo cái sinh động của nền dân chủ cho Đất Nước mình.

VI. TÂM TÌNH KẾT LUẬN

    Những gì chúng tôi đã nghiên cứu, học hỏi, quan sát, thu nhận, sống và cảm nghiệm những cái hay, cái đẹp cũng như cái tồi tệ của các chủ thuyết, của các chế độ dân chủ nhân bản, và cộng sản phi đạo đức và vô nhân đạo trong mấy thập niên qua cho chúng tôi một kinh nghiệm sống thực tế và hữu ích. Để rồi từ đó, chúng tôi xác tín rằng ở đâu người ta áp dụng chế dộ dân chủ tiến bộ và nhân quyền được tôn trọng, thì Đất Nước và người Dân ở đó văn minh và phú cường, cùng an thái và hạnh phúc. Và ở đâu còn độc đảng và đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và quân phiệt, thì Đất Nước ấy lạc hậu và người Dân chỉ có nghèo đói, không nhân quyền, và nhân phẩm thì bị chà đạp. Đây qủa là một sự thật hiển nhiên mà thiên hạ ai cũng thấy rõ như ánh sáng mặt trời.
   Từ những mục kích và kinh nghiệm sống này, cũng như những gì chúng tôi đã học hỏi và khảo sát, điều nghiên bao tháng năm qua, để từ đó chùng tôi viết lên những bài biên khảo, nghị luận hầu «   Tất Cả Cho Việt Nam, Cho Đồng Bào Việt Nam ». Chớ gì Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng này, mà thay đổi thế chế và áp dụng những phương sách hữu ích có lợi cho Đất Nước và cứu nguy Dân Tộc Việt Nam chúng ta.

  Không có một chế độ tàn bạo nào khi đi ngược lòng dân mà mãi mãi được trường tồn-không có tên bạo chúa nào mà không bị đời kinh tởm và lòng dân oán hờn cùng nguyền rủa. Mong Hà Nội tỉnh thức được chân lý ngàn đời này, sớm giác ngộ và mở ra con đường dân chủ nhân bản và nhân quyền mới cho Việt Nam. Để rồi gần 90 chục triệu con tim và khối óc cùng hợp lòng tái xây dựng và phục hưng Đất Nước Việt Nam, chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ giàu mạnh, người dân sẽ an thái và hạnh phúc.    
                                                                                                            
                                                                                                                   Nam Giao Lê Thiện Bình       
                                                                                                                      
NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO

-  J. Binde  « La nouvelle démocratie, d’une et indivisible la République est applelée à devenir plurielle et ouvert, dans Le Monde », 27.06.1987.
-  G. Burdeau « La Démocratie », Ed. Seuil, Paris 1986. 
-   Pierre Clastres « La Société Contre L’État », Ed. Minuit, Paris 1974.
-   Cohen-Tanugi « La Métamorphose  De La Démocratie », Ed. Jacob, Paris 1999.
-   Conseil de l’Europe « Démocratie Et Droits De L’Homme », 2008.
-   Kelsen « La Démocratie, Sa Nature-Sa Valeur », Ed. Enomica, Paris 1929-1988.
-   Kolm « Les Elections Sont-Elle La Démoratie ? », Ed. Cerf. Paris 1985 et « Le Contrat Social Libéral. Philosophie Et Pratique Du Libéralisme ». Ed. PUF., Paris 1989.
-   Lefort « Essai Sur Le Politique », Ed. Seil, Paris 1999.
-   Ricoeur « Du Texte A L’Action. Essais D’Herméneutique II », Seuil, Paris 1986.
-   Viện Luật Học « Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Tập I Và II », Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1985.
-    Viện Nghiên Cứu Viễn Đông, Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô « Bản Chất Tư Tưởng-Chính Trị của Chủ Nghĩa Mao », Nhà Xuất Bản Sách Giáo Khoa Mác-Lênin, Hà Nội 1979.                                  
                                                                                                    





0 nhận xét:

Đăng nhận xét