Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ VÀ NHÂN QUYỀN MỚI CHO VIỆT NAM (P3)

IV. DÂN CHỦ LÀ BIỆN CHỨNG PHÁP VÀ  SỰ TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM

    Như chúng tôi đã nói thế hệ thứ ba này phát sinh từ trong tư tưởng Nhân Quyền, thế nên cho phép chúng ta cần nghĩ lại về  cái song quan luận của chế độ dân chủ trong những hướng luân chuyển  giữa : sức mạnh-yếu kém, ổn định-bất ổn định, khác thường-bình thường, uy quyền-đa số. Theo những tư tưởng gia kinh viện nghĩ rằng chánh quyền hay người cấm quyền thực, thì phải có bổn phận và sự hy sinh phục vụ dân. Vì hành động đó được xem như một nhân đức dân chủ tự do, tạo thành những nguyên tắc ổn định và sự hiệp nhất, cùng liên kết dân chủ đa nguyên (le pluralisme démocratique), để rồi được xem như sự tương đối. Vì vậy những sự phát triển kinh tế, chính trị và luật pháp hiện nay không thể đi ngược lại tính cách đa nguyên dân chủ, thế nên phải cần đến cái chủ nghĩa tương đối trong cái trật tự của lẽ tự nhiên, vì đây có tính cách đa số người dân ưa thích con đường dân chủ kiều này (xin dọc thêm bài  Chinh Trị Nhân Bản và Thuật Trị Quốc Và Giữ Nước).
    Thêm nữa, Nhân Quyền cung cấp những tư tưởng thiết yếu cho việc khai triển những biện chứng pháp này, bởi đó là sự tin tưởng một cái quyền con người, do thế cần hiện thực một sự đòi hỏi phải tôn trọng một cái quyền đối kháng hợp lý khác trong thể chế dân chủ đa nguyên của thời nay.



4.1. Những Tiêu Chuẩn Của Một Biện Chứng Pháp Xác Thực

  Những nhà dân chủ rất kính nể khi nhận ra ở Hegel là một tư tưởng gia lớn về lý thuyết dân chủ, bởi triết gia này được nhiều người thừa nhận là sự hữu ích cho chủ thuyết lý tưởng của Nhà Nước. Thế nhưng Hegel cũng là nguồn cảm hứng cho những chế độ độc tài, đảng trị. Tuy nhiên, nếu như người ta biết khảo nghiệm một vài điều kiện có thể cho phép thực hiện trong lịch sử (nhân loại) một tiến trình lý tưởng tự nhiên, rồi biện chứng pháp, thì người ta sẽ cảm thấy sự chính xác và sự hợp nhất của những phân tích này. Nói tóm lại, cấn có một nhu cầu để khả thể thực hiện cho những điều kiện nói đây. Tất cả những câu hỏi liên quan đến thể chế dân chủ lý tưởng, tất người ta nghĩ đến ngay đó là sức mạnh của các quyền xã hội được ẩn chứa trong ý muốn người dân.
   Quả như Dân Chủ được xây dựng trên những cuộc tranh luận của tư tưởng, của ngôn luận và cái tương quan của các sức mạnh, thì thành quả của nó là sự điều đinh, hoà giải và trọng ước, lúc đó chúng ta ắt hoàn toàn nằm trong triết lý tương đối (philosophie relativiste). Thực thế : Dân Chủ, thực chất dân chủ và giá trị của dân chủ, thì người ta cảm nhận và nhận ra đây là sợi dây tương quan giữa dân chủ và triết lý tuơng đối. Không có một thể chế nào đem lại cho chúng ta nguồn hy vọng là nó đưa đến sự hoàn hảo tuyệt đối cả. Do vậy, chúng ta có thể xem dân chủ là xây dựng trên biện chứng pháp với nghĩa xác thực của triết lý. Có nghĩa là trên sự phân tích một cách chi ly chính xác của các lý do của sự đối kháng, nó là diễn tiến của lịch sử tổng hợp, và thành qủa của một triết lý lý tưởng với nghĩa đạo đức và cái đẹp của từ ngữ này : có nghĩa là niềm tin vào sự tất yếu và cái khả thế  của những tư tưởng luật cùng các quyền con người, của sự công minh và công chính, cùng qua đó là sự thật. Sự kiện Dân Chủ đưa đến một niềm tin, đó là nhờ vào sự tiến bộ của sự xác thực Nhân Quyền. Nhân Quyền không dung túng và dung thứ cho những người độc tài, phi chính trị và vô đạo đức. Đúng hơn và lý hơn, thì Nhân Quyền tìm kiếm những nhu cầu tất yếu cho phẩm giá con ngưòi phải có : chẳng hạn các quyền tự nhiên, các quyền tất yếu mà một hữu thể con người đương nhiên phải có. Nếu không có các quyền này trong xã hội chính trị, thì dù thể chế nào đi nữa, thì cũng là sự mâu thuẫn tự nội tại của chế độ đó.
   Theo nhu cầu và điều kiện sống, chúng tôi thấy Marx và Hegel đã quên rằng mọi người có thể tạo nên những hệ thống xã hội và chính trị nhân bản. Những hệ thống đó duy trì những điều kiện đối kháng của mỗi một sự mâu thuẫn cho đền những gì người ta cảm thấy được một sự tổng hợp đưa ra hợp lý trong một tư tưởng mới. Một cách cụ thể trong thể chế Dân Chủ có chiều kích đa dạng : mà ở đó ngưòi ta thấy hiện hữu của cái nôi đối thoại đích thực : như có đa đảng, có quốc hội hạ viện, thượng viện, làng xã, hương thôn, có hội đồng cố vấn luật pháp, tư pháp, hiến pháp, kinh tế, an ninh quốc phòng vv, và có những Ủy Ban Tư Pháp, Luật Pháp, Hành Pháp, Kinh Tế, Văn Hóa Giáo Dục vv, để đối kháng, để nhắc nhở cho những sự mâu thuần và sai lạc của Chánh Quyền và người cầm quyền.
   Thế đó, Nhân Quyền tích chứa chính xác những hợp lý đối kháng này, và vì vậy Nhân Quyền có thể được xem như là cái văn phạm của ngôn ngữ dân chủ và cái đòi hỏi của biện chứng pháp.
   Thể chế xã hội chủ nghĩa và cộng sản mà Hà Nội theo đuổi mấy chục năm qua đầy dẫy những sự mâu thuẫn tự nội tại lẫn ngoại tại. Đơn cử tước đoạt quyền tư hữu của ngưòi dân là mâu thuẫn với lẻ tự nhiên của con người về quyền tư hữu. Vì bài viết có hạn chúng tôi không thể đưa ra hết những sự mâu thuẫn mà Hà Nội cố tình vấp phạm. Hà Nội không thế  cải chày, cải chối được những sự vi phạm đến các quyền của con người và người dân mình.

4.2. Những Quy Tắc Đối Xứng : Sự Bất Khả Phân Của Nhân Quyền Được Bảo Đảm Nhờ Sự Chia Quyền Hành

    Qủa thực sự bất khả phân của Nhân Quyền xứng hợp với sự phân chia các quyền hành, trong lúc đó thì quyền hành phối hợp với Nhân Quyền do sự phân chia này. Lý do là một sự tập trung quyền hành dễ có thể tạo nên tất cả sức mạnh và quyền lực cho sự độc tài, và tước đoạt đi cái nhân phẩm con người, điển hình cụ thể như tính cách Đảng quyền cho Hà Nội tiếm hết mọi quyền hành.Cũng thế, hình ảnh và nhân phẩm con người sẽ không có trong một chế độ hoàn toàn chuyên chế độc tài, hoặc tự do phóng túng với các quyền lực và sức mạnh của một chế độ tư bản rừng rú (capitalisme sauvage), hoặc nữa trong chính thể tự do cực đoan (ultra-libéral), hay nữa là vô chánh phủ.

   Do đó mà Nhân Quyền đòi hỏi cho việc đối xứng và tôn trọng sự phân chia quyền hành, nhất là phải có một cơ quan quyền hành độc lập hằng theo dõi và kiểm sóat ba quyền Hành Pháp, Tư Pháp và Luật Pháp, hầu giúp Chánh Quyền đi vào con đường công minh và công chính cùng công bằng hay không vi hiến.
   Vì thế mà một thể chế dân chủ đa đảng, có sự đối lập là sự tương hợp với Nhân Quyền thời nay. Từ đó mới bảo đảm cho đời sống dân sự và các quyền xã hội cũng như những quyền tất nhiên của người dân được tôn trọng. Nhất là với sự tiến bộ và trình độ dân trí của các Nước Âu Mỹ thời nay, thì Nhân Quyền được người ta đánh giá như đó là các bổn phận của Chánh Quyền phải thực thi cho người dân. Cũng thế, cùng một thời gian đó là sự bất khả phân của các quy tắc Nhân Quyền, tiếp là sự đa dạng và khác biệt các hình thái quyền hành, như có tính cách dân chủ theo kiểu Liên Bang hay Hương Thôn và Làng Xã, được xem là sự tản quyền trong chế độ dân chủ thời nay, cái đẹp của nó có thể vượt qua sự phân chia ra ba quyền Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp theo phương thức vừa cổ điển vừa tân thời. Điển Hình Thụy Sĩ là Nước Dân Chủ trực tiếp theo chế độ Liên Bang, quyền hành thực sự ở người dân và các làng mạc, quận huyện, thành phố. Chẳng hạn như Chánh Phủ Liên Bang, Thành Phố, Hay Quận Huyện, Làng Xã có một kế hoạch, hay một chính sách gì hoặc thêm một đaọ luật đều phải hỏi ý dân qua cuộc bỏ phiếu kín, và trưng cấu dân ý. Chánh Phủ không dám làm càn khi chưa được hội ý và sự chấp thuận của dân chúng.
   Do thế, sự tương quan và liên hệ giữa quyền hành Nhà Nước và các quyền hành khác của người dân luôn được đối xứng và tôn trọng theo chính sách tôn trọng Nhân Quyền cả hai phía. Và đây là những lý do mà nhiều Nhà Nước tiến bô dân chủ Tây Phương hằng theo đuổi và áp dụng cùng thực thi trong đời sống xã hội của Đất Nước họ.

4.3. Những Nguyên Tắc Bổ Trợ : Tiêu Chuẩn Của Sức Mạnh Dân Chủ Cho Một Quyền Hành

   Với tiến trình văn minh của nhân loại, nhất là tiến trình dân chủ của thời đại nay cộng với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật và sự nhận thức tình thế của người dân hiện nay, thì những phương sách chủ nghĩa xã hội cộng sản, kiểu củ rích như Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba, Việt Nam còn tốn tại, thì hoàn toàn không thực tế chút nào với thời nay. Cho dù họ có vá víu, chắp nối, nữa nạc nữa mở theo tư bản vẫn là không thực dụng, mà chỉ làm cho Đất Nước lạc hậu và theo sau người ta luôn mãi. Bây giờ mà con độc đảng, hay kiểu nói « còn Đảng còn công an nhân dân tồn tại », thì càng ngày càng đem Đất Nước xuống hố thẳm nghèo đói thôi! Do đó quyền hành Nhà Nước cần phải tản quyền, Hiến Pháp cần có đa đảng và được chiếm hữu bởi những quyền hành khác, đó mới chính là hợp lẽ, hợp lý và hợp pháp của xu hướng thời đại khoa học kỷ thuật hôm nay.
  
Đảng cộng sản không là thần thánh, nên đã vấp phạm biết bao sai lầm, do vậy không thể bắt dân chúng suy tôn Đảng cách phi lý. Nếu Đảng còn chút tự trọng, thì không thể cứ khăng khăng mãi độc quyền, độc đoán cai trị dân. Như bao lần chúng tôi đã nói không ai có quyền độc tôn quyền hành để trị quốc và xây dựng Đất Nước. Bởi vì cái linh động của ý nghĩa cái quyền (nhân quyền) nó không chỉ liên quan đến các quyền hành của Nhà Nước hay người cầm quyền, nhưng là của toàn thể nguời dân, bất luận giai cấp nào, đếu có cái quyền đóng góp vào lãnh vực chính trị và phục vụ cùng xây dựng Đất Nước mình.
   Qủa khi chúng ta nhận thức quyền hành được xem như một năng lực của một ý tưởng cái quyền của người dân, thì sự đóng góp toàn diện tài trí, khả năng vật chất và tinh thần sẽ đem đến sự phồn vinh mau chóng cho Đất Nước. Thực vậy cái quyền đó là một sức mạnh vừa tâm linh và vật chất, được cấu thành để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một trật tự xã hội. Thực thế, con người được diễn tả như một biểu hiệu của kiểu mẫu xã hội, qua đó con người hợp tác với nhau để đưa đẩy xã hội thăng hóa. Do thế, xã hội đòi hỏi một sự thực hiện, nên quyền hành người dân được bắt rễ trong ý tuởng này, mà nó được sinh thành để hoàn tất sứ vụ mình. Thế đó quyền hành của người dân là khuôn mặt của xã hội thời nay, mà người ta gọi là dân chủ.
   Qủa một quyền hành nảy sinh từ tư tưởng cái quyền (dân), thì nó thật là thực, là chính đáng và hợp pháp cho những người công dân. Cái quyền này đã được phổ biến rộng rãi và được tôn trọng trong nhiều Nước Dân Chủ Tiến Bộ : như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Nhật Bản vv. Thật buồn thay cái quyền của người dân Việt sống duới chế độ Hà Nội vẫn chưa có được cái quyền hành thực tế này, để mau chóng đưa Việt Nam trên đường phú cường và văn minh.
   Để hiểu được cái quyền hành này, chúng tôi xin giải thích rằng : quyền hành không thể tách biệt với người dân, còn chánh phủ (tổng thống, thủ tướng) chỉ là người phục vụ tiếng nói của quần chúng, đó chính là tạo nên xã hội và thể chế dân chủ tiến bộ. Vì vậy mà Nhà cầm quyền có sứ mạng tôn trọng và bảo vệ cái quyền hành này của người dân, ví nó là sự tạo nên các tự do dân sự và xã hội, làm sinh động đời sống an vui, hạnh phúc của toàn dân.
   Do thế, sứ mạng của Chánh Quyền và Nhà Cầm Quyền là tôn trọng sự phân quyền và cái quyền căn bản này trong việc thực hiện hóa vào đời sống xã hội người dân mình. Vì khi thực hiện hoá việc này, thì bảo đảm được sự hiệp nhất và đoàn kết Quốc Gia, vả nữa hiệp nhất được Hiến Pháp Quốc Gia cùng sức mạnh cho Quốc Gia. Nhất là tính bất khả phân của cái quyền này phải được công bố một cách công khai, chính thức hoá trong Hiến Pháp Nhà Nước, và trong sự tiến bộ cùng văn hiến, nhờ vậy mà tính bất khả phân tương xứng cho sư phân chia và tách biệt các quyền hành của thể chế và guống máy Nhà Nước.
    Một xã hội dân chủ thực sự, khi mà Quyền Hành, Luật Pháp và Hiểu Biết, là nền tảng của sư tương quan của người này với người khác, của chánh phủ với người dân, có nghĩa là được hổ tương và tôn trọng nhân phẩm của nhau. Một nền dân chủ phong phú, có nghĩa là người này và kẻ nọ làm hài lòng nhau, có nghĩa là chánh phủ và người dân ký kết với nhau một thỏa uớc tinh thần làm cho sinh động xã hội, và làm cho Đất Nước thăng tiến. Qủa thực khi Nhân Quyền và những quyền căn bản được tôn trọng thì lúc ấy Đất Nước mới có sự tiến bộ, và người ta khám phá ra rằng : Đất Nước muốn cất cánh bay cao, có sự phú cường và văn mình, đương nhiên phải đi theo con đường Dân Chủ tiến bộ  và Nhân Quyền mới này.
    Từ đó khi người ta gọi là Nhà Nước Dân Chủ, thì có nghĩa Nhà Nước phụng sự tốt đẹp những cái quyền đa dạng này của người dân, cùng một lúc Nhà Nước luôn hướng về những nguyên tắc và tiêu chuẩn của thể chế dân chủ. Để rồi làm cho sinh động những cái quyền dân sự và xã hội này của ngưòi dân triển nở,  hầu Quốc Gia mới được ổn định về mọi mặt chính trị, kinh tế và xã hội… Quyền Hành chánh phủ không phải là ở trên đầu dân nhưng là sự phục vụ.Vai trò của Chánh Phủ là hợp tác và nhận ra những năng quyền khác của nguời dân : có nghĩa những năng lực về tinh thần, tâm linh, đạo đức, khoa học, văn hóa là vượt lên trên Chánh Phủ và Nhà Nước, nhờ qua chúng mà Nhà Nước có được sự bảo đảm hợp pháp, đúng luật và dân chủ.

   Một Nhà Nước Dân Chủ Hay Pháp Quyền tất nhiên không thể tập trung tất cả quyền hành vào cho mình, cho Đảng mà phải tản quyền, phân quyền, chia sẻ quyền hành trong ba cái quyền Hành Pháp, Tư Pháp, Luật Pháp cùng chia sẻ trách nhiệm và cộng tác với nhau … Lý thực, những cái quyền này chỉ được thai nghén trong chế độ Dân Chủ tiến bộ.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình       
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét