Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ VÀ NHÂN QUYỀN MỚI CHO VIỆT NAM (P2)


LTCGVN (01.07.2014)

III. HIỂU NHÂN QUYỀN TƯƠNG ĐỒNG VỚI NHỮNG QUAN NIỆM DÂN CHỦ

    Quả sự  phân loại Nhân Quyền và dân chủ là hai phàm trù hoàn toàn phân biệt rõ ràng, thì Nhân Quyền biểu lộ một đối kháng trong một chế độ : bởi vì chính xác hơn mà nói nếu chúng ta đi vào chọn một trong hai quan niệm đối kháng với quyền hành, thì thường là một sự điều giải giữa hai phàm trù này. Để quyền hành Nhà Nước không thể đu đưa giữa hai bổn phận tích cực của minh, là sự tôn trọng những quyền dân sự, le respect des droits civils, và bổn phận nữa cũng tích cực tôn trọng những quyền xã hội, le respect des droits sociaux của người dân. Nhưng trong thực tế, thì Nhà Nước như Hà Nội hầu như không bao giờ thể hiện được sự tích cực tôn trọng hai quyền này của dân Việt.

 Bởi một thể chế dân chủ như ngày nay, đương nhiên sáng tạo nên những cơ cấu mới này. Có nghĩa Nhà Nước chính xác được xây dựng trên hai xác thực của quyền hành này, nó xác định cho sự tiến bộ của việc cai trị.Thế đó, một sự tiến bộ nền tảng của dân chủ không vốn tại ngay lúc sáng tạo nên những bổn phận tích cực của Nhà Nước, hầu hữu ích cho những quyền dân sự, lý thực thì cần một sự giáo dục và học hỏi những quyền căn bản xã hội để cho mỗi một người dân có thể hiểu, rồi hưởng được những quyền dân sự hiệu nghiệm này. Để rồi từ đó những bổn phận tích cực của Nhà Nước có lợi cho những quyền xã hội, có nghĩa là sự tôn trọng những sáng kiến cá nhân và tôn trọng chung những quyền tự do thiết yếu của quần chúng, hầu phát triển xã hội dân sự cho những quyền xã hội thăng tiến luôn mãi trên đường văn minh tiến bộ.
   Quả như người ta muốn có được sự tiến bộ trong cái xác thực của các quyền hành bằng tính cách dân chủ, thì phải hiểu không chỉ là Nhà Nước nghĩ đến, mà cả những người đối lập nữa, hai bên cần  thương lượng cho những sự xem trọng các quyền này của dân, đây được xem là xây dựng trên sự cao thượng của hai bên. Trong mục đích này nó vừa xứng hợp vừa thích đáng, và lý do chính xác hơn, thì người ta dựa vào lý thuyết chính trị cho mỗi một thời thế để tôn trọng tư tưởng nhân quyền : như lịch sự, tế nhị, tính cách xã hội, quân bình và đồng nhất. Khi Nhà Nước và Dân chúng hợp tác với nhau cho một mục đích thăng tiến Đất Nước và hạnh phúc của người dân, đòi hỏi hai bên luôn có sự tương kính và tôn trọng những quyền và thẩm quyền của nhau.

3.1. Sự Lịch Sự& Tế Nhị : Dân Chủ  Dân Sự Và Chính Trị

     Người ta khẳng định rằng việc đóng góp cho quan niệm mới của thời đại hôm nay, đó là bảo đảm một sự phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và Nhà Nước.  Như thế nguời ta xem đây là sự xem trọng nhân phẩm con người, không là theo ý Nhà Nước nhưng là theo ý dân. Vả nữa đây là phong cách lịch sự, tế nhị của dân chủ dân sự và chính trị nhân bản của thời nay.
    Tuy nhiên người ta quá thường giảm thiểu sự đối kháng nhị thức giữa cá nhân người dân và Nhà Nước. Từ đó người ta hạn chế bớt những quyền dân sự và những quyền chính trị, chính là những quyền thực chất của cá nhân người dân. Lý thực cái quyền cá nhân là một cái quyền ưu đẳng, hợp pháp phải cần được Nhà Nước tôn trọng luôn trong ý thức và trong các guồng máy chánh quyền. Quyền đó nên bộc lộ ngay từ buổi đầu mà những tự do của dân chúng được thể hiện và áp dụng vào xã hội, cũng như vào các công việc của họ.Vì khi Nhà Nước thực hành và tôn trọng các quyền dân sự này cho dân mình, thì tất nhiên phương sách chính trị hợp với lòng dân và đem đến cho Nhà Nuớc một sự hợp tác song phương được vững bền, tất nhiên nhờ vậy mà Nước Nhà mới thăng hoa.
    Nếu như Nhà Nước cứ khăng khăng bảo thủ lập trường mình, mà cứ hạn chế các sự tự do và quyền dân sự đó, thì Đất Nước khó thăng tiến. Vì xã hội dân sự đã là phần tử của trình độ cá nhân (góp lại), do đó, Nhà Nước phải bảo đảm cái độc quyền của những quyền hành riêng của chính trị dân sự này. Cũng thế, bên cạnh đó sự đòi hỏi tôn trọng xã hội dân sự, được xem là một sự xuất hiện bình thường của việc đòi hỏi chính đáng cái quyền tất nhiên của người dân, và xem đây là sự tôn trọng chủ nghĩa tự do mà một Nhà Nước Pháp Quyền, Dân Chủ Dân Sự phải thích nghi và đáp ứng nguyện vọng của người dân. Thế đó, tất cả những cái quyền chúng tôi nói này, không gì khác hơn là một sự đòi hỏi, một sự tôn trọng những quyền tổ chức nghiệp đoàn, những quyền đồng nhất văn hóa và khác biệt văn hóa, những quyền thiếp lập hội đoàn, hiệp hội, đảng phái đối lập vv.. Bởi tất cả những quyền chúng tôi vừa nói đây, thì chúng ta thấy rõ ràng Hà Nội không theo đuổi chính sách thể chế « Dân Chủ Dân Sự », mà chỉ theo đuổi đường lối phi chính trị và phi nhân quyền, không thực thi và tôn trọng những quyền tất nhiên này cho dân chúng Việt Nam chút nào.
    Sự xác thực và khẳng định rằng những quyền dân sự và xã hội này gắn liền với chế độ dân chủ hay Nhà Nước Dân Chủ của thời nay. Bởi Dân Chủ là gì ? Dân Chủ định nghĩa là của dân.Hơn nữa nguyên nghĩa học của nó, là được cấu tạo và mặc lấy những cơ cấu xã hội do thị dân và chính trị với một nghê thuật cùng kỷ thuật cai trị và điều hành. Có thể qua cái nhìn và quan niệm này giúp chúng ta hơn cái ý nghĩa Dân Chủ và những gì Dân Chủ phải có cho dân Việt chúng ta thời nay.
    Nhất là, với quan niện Nhân Quyền vốn tại cho chúng ta lưu ý những gì là quy tắc, thì đó không phải là Nhà Nước nhưng là xã hội dân chủ. Những khoản uớc chung thường được biết đến trong chính trị, chính là những quyền tự do công chúng trong một xã hội dân chủ, nó vừa có tính cách hợp pháp vừa có tính cách nghiêm túc của Nhà Nước tôn trọng các quyền tự do này. Bởi đây là quan niệm căn bản cho ý nghĩa dân chủ tiến bộ mà một Nhà Nước văn hiến phải theo đưổi. Theo sự phân tích của chúng tôi, thì cái ước khoản này có hai chức vụ : thế công chống lại lý do Nhà Nước phi dân chủ hay là lý do không có Nhân Quyền.
    Bởi những sự tự do chỉ có thể phát triển trong sự sinh động của một xã hội dân sự mạnh mẽ, chính xã hội đó được Nhà Nước tôn trọng những quyền dân sự và sự tự do của dân chúng, và Nhà Nước đó biết xã thân phục vụ dân hết mình. Vai trò của Nhà Nước không phải là áp chế song là sự tương quan : có nghĩa là phục vụ dân, và chiếu kích quyền hành của Nhà Nước vốn tại trong cái khả năng phục vụ của mình, để ghi đậm những nét chữ thương dân, tạo sự hợp nhất và tôn trọng những đa dạng của văn hóa và các quyền lợi cùng quyền tự do của người dân. Chúng tôi đau khổ và buồn tê tái!  Hà Nội chưa làm được một điều tốt đẹp trên cho người dân Việt tí nào.             
     
3.2. Tính Cách Xã Hội : Dân Chủ Xã Hội Và Từng Phần Kinh Tế
 
    Qủa khi các nhà đạo đức hoặc các tư tưởng gia bình luận về các tự do mà nguời dân trong một xã hội bình thường không có, đây là một khuynh hướng thường thấy ở các Nhà Nước bảo thủ độc tài hay vi phạm. Lý ra Nhà Nước đó phải có sự tôn trọng các quyền tự do này, và cần thiết lập cho người dân mình. Như chúng tôi đã nói ở các tiểu luận trên, thì những quyền tự do này bản chất tự nhiên thuộc hẳn về xã hội. Và với quan niệm này người ta có thể nói một cách chính thức rằng đó là chiếu kích thực tế của các tự do. Thực vậy, những điều này tất cả bắt nguồn từ xã hội, hay có tính cách xã hội và đời sống dân sự.
    Vì thế người ta nhấn mạnh về những bổn phận tích cực của Nhà Nước, qua đó Nhà Nước trở lại cái trách vụ đưa ra một công việc, một chính sách và một phương trình chính trị tạo nên nhiều việc làm cho người dân, bảo đảm đời sống an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho dân và lo nâng cao đời sống giáo dục cho dân vv.. Một Chánh Quyền thương dân thật, đương nhiên các bổn phận này họ phải chu toàn đến nơi đến chốn cho dân mình. Thế đó, sự yêu sách của những quyền xã hội tự tạo nên bởi những tự do của việc làm, tự do của người làm, nhưng đáng lưu ý hơn, là một trong những quyền tự do này là sự tự do nghiệp đoàn. Điều này có nghĩa sự phát triển xã hội tất yếu có tính đối kháng : đó là  những quyền hành thuộc về lẽ sống của người dân, đó chính là những quyền hành nghiệp đoàn, quyền hành của các công nhân, của  các thợ thuyền, của những cán bộ, của những người tiêu thụ vv.. Những cơ cấu nghiệp đoàn đa dạng của xã hội dân sự hữu ích này khi cộng tác với Nhà Nước, ắt người ta thường thấy đem lại những phúc lợi to tát cho người dân và Nhà Nước. Do thế, để thực hiện hoá các việc có tính cách xã hội dân sự này, đương nhiên Nhà Nước là người có trách nhiệm và bổn phận nâng đỡ, bảo vệ các quyền xã hội này chạy đều. Đây chính là nguyên tắc đem lại cho Đất Nước giàu mạnh và dân chủ, thế nhưng Hà Nội chưa làm được điều này cho Dân Việt chúng ta.
    Lý do Hà Nội chưa làm được điều này, vì Hà Nội vẫn còn đeo đuổi mãi cái « xã hội chủ nghĩa » lỗi thời và vẫn còn đeo riết một chế độ độc Đảng và độc chiếm quyền hành, lại nữa tệ nạn tham những hối lộ, được xem như một chính sách thả lỏng của Nhà Nước, làm đình trệ và trở ngại cho công việc giao thương quốc tế, cùng kinh tế không thể nào phát triển mạnh được. Chúng ta biết những gì liên quan đến cái quyền đưa vào thị trường lao động hiện nay để làm quân bình cho cán cân kinh tế, là Nhà Nước cần tạo được sự uy tín với thương trường ngoại quốc, cũng như tạo khả tín với người dân mình. Lại nữa, Nhà Nưóc cần tạo nhiều việc làm cho dân chúng, cái quyền làm việc và có việc làm cần đi đôi với nhau. Do vậy, điều quá rõ ràng rằng những trách nhiệm phục vụ Đất Nước, là Nhà Nước và ngưòi dân đều được chia sẻ và gánh vác cùng nhau. Hơn nữa theo ý niệm đạo đức Nhân Quyền,  thì đây chính là sự tất yếu bổn phận của mọi người để xã hội con người được tiến bộ và phát triển mọi mặt.
   


Nhìn lại Việt Nam hiện nay, đã hơn một phần tư thế kỷ qua Hà Nội đi theo chính sách « đổi mới ». có nghĩa mở rộng thị trường kinh tế, nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Đảng Cộng muốn. Đúng hơn thị trường kinh tế phải ở trong chế dộ dân chủ tự do mới tươi nở được, vì nó là con đẻ từ chế độ dân chủ tự do này mà ra, tất làm phát sinh sự phú cường và hạnh phúc cho người dân. Thế nhưng những « Bộ Óc Trí Tối » của Hà Nội đi ngược đời và lội ngược giòng với định luật tự nhiên của tiến trình tiến hoá của nhân loại, nên Đất Nước cứ còn nghèo đói và lạc hậu, kém văn minh khoa học cùng kỷ thuật dài dài.
   Như đã nói trên, những yếu tố kinh tế của Hà Nội hiện thực không đủ phát triển mạnh, và những thành qủa của nền kinh tế cũng như tính cách khoa học kinh tế vẫn còn ì ạch, ì uởi như con « rùa bò »  so với Thái Lan, Mã Lai, không dám so với Đại Hàn và Đài Loan. Hà Nội không thực tế và dám đương đầu với thực tại, mà Nhân Quyền cùng thể chế Dân Chủ Tiến Bộ đòi hỏi Hà Nội phải dứt khoát rủ bỏ cái chế độ xã hội chủ nghĩa và độc Đảng lỗi thời phản lại tiến bộ và văn minh như hiện nay. Để từ đó trong thể chế Dân Chủ và trong tư tưởng Nhân Quyền mới cùng với Nhà Nước Pháp Quyền, hợp với người dân yêu chuộng tự do, ắt có được sự tương hổ và tương trợ trong những quyền tất nhiên và bổn phận đối với xã hội và Đất Nước của người dân, thì mới hy vọng đưa Việt Nam ra khỏi những bế tắc hiện nay, hầu Đất Nước mới có thể cất cao trên con đường chính trị và kinh tế, văn hóa cùng khoa học kỷ thuật với người ta.
   Thực thế những gì chúng ta tin tưởng vào các chiều kích kinh tế, trong sự học hỏi các quyền phổ quát đến sự phát triển, đưa chúng ta vào một giai đoạn thứ ba liên quan đến thế hệ thứ ba trong ý nghĩa Nhân Quyền mới hiện nay, mà chúng tôi bàn luận với Qúy Vị đây cho tiến trình dân chủ hóa cùng kính tế hoá  hoặc khoa học và kỹ thuật hoá mọi mặt và mọi phương diện cho Đất Nước Việt Nam thăng hóa.  

3.3. Những Sự Quân Bình : Môi Sinh Dân Chủ Và Triển Nở Kinh Tế

    Sự diễn tả « thế hệ thứ ba » của Nhân Quyền thường chỉ rõ những quyền mới. Thực điều này cho một cái quyền và luật quân bình môi sinh, có nghĩa là phát sinh những quyền mới được thích nghi với xã hội mới, với trào lưu mới cho quân bình với sự tiến hóa của nhân loại ngày nay, mà người ta thực hiện hóa những quyền mới nói này vào Quốc Gia của mình. Bởi thế một đôi khi người ta nhầm lẫn những quyền chỉ rõ này như những quyền chung, là quyền cộng đồng, nhưng trong lúc đó, những quyền mới này là Nhân Quyền, là một chiều kích căn bản thuộc về cá nhân được mở rộng và phát triển ra hơn.
    Do vậy để có một sự quân bình này đáng cho chúng ta lưu ý, đó là kinh tế và môi sinh của việc phát triển kinh tế phải cho người dân được tự do đầu tư cùng khai thác: nhờ đó nó mới  vượt qua được những biên giới và đến được với mọi người trong thế giới này (ý nghĩa kinh tế thị trường và toàn cầu hòa nằm trong quan niệm này). Đây vừa có tính cách những quyền cá nhân được triển nở trong một bổn phận hợp tác giữa người dân và Nhà Nước. Do thế, kể từ đây tôi là công dân của một quốc gia, thế nhưng mỗi một người cũng là công dân của thế giới, là đối tượng và chủ đích của những quyền và những bổn phận không hẳn đối với đồng bào mình thôi, song là đối với tất cả mọi người khác, những người ở xa xôi ở trong thế giới này.
    Thế đó, những quyền mới này là những quyền cần được áp dụng và trải rộng hơn cho việc toàn cầu hóa hiện nay. Những quyền mới này được đưa vào Nhân Quyền như sự hợp lý để người ta có thể thấy được cái hay, cái tốt của một phương sách chính trị tiến bộ. Những quyền mới này không đặt trọng chủ đề cá nhân nữa, nhưng trái lại, là một sự trải rộng do cái quyền mới này và cái bổn phận mới này qua những đa dạng khác nhau cấu tạo nên một xã hội phồn thịnh. Đề rồi từ xã hội đó, dần dần với thời gian người ta cảm thấy mình không những là công dân của một địa phương, song họ bước một bước nữa thì đến châu vùng, bước một nấc thang xa hơn thì mình là công dân thuộc về thế giới hoàn vũ.
    Như thế những quyền xưa và những quyền mới này là đối tượng của ý thức, với những cấu tạo của chính trị và kinh tế mở rộng của ngày nay, làm nên một sự khuyếch trương mới vượt qua khung cảnh của các Nhà Nước có tính cách địa phương và cục bộ. Thực thế, chúng ta thấy có thế hệ thứ ba trong tư tưởng nhân quyền kể từ lúc những quyền mới này càng ngày càng được trải rộng hơn, chưa thấy thu hẹp lại ở các Nước dân chủ tiến bộ. Lý hơn càng ngày vị trí của những quyền mới này có tính cách phổ quát và hoàn vũ. Chủ đích của quyền mới này không là mơ hồ, song nó đã tạo được sự vuợt qua từ sự giới hạn của Nhà Nước cục bộ, đến sự can thiệp và hợp tác của mọi Nhân Quyền tất yếu của ngày nay, đã tạo nên sự độc lập và trách nhiệm chung cho con người.     
  Muốn được một xã hội tốt đẹp như nói đây, thì những quy tắc này cần được đào tạo, học hỏi- nhưng với  thực tế, thì là một sự khó khăn không thể tránh được : bởi từ những khó khăn của xã, huyện, vùng, địa phương, sắc dân đa số, thiểu số, những cơ cấu siêu luật pháp và hiến pháp của Hà Nội hiện nay, họ thường hành động tùy tiện làm cản trở cho phương sách áp dụng kiểu xã hội mới nói này. Tuy nhiên để đạt đến một hiện thực này, tất nhiên đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được những quyền và bổn phận này, vì đó là điều thiết yếu để chúng ta trở về lại với những quyền thiết thực này mà người ta xem thường hay quên lãng : đó chính là những quyền văn hóa và giáo dục, mà người dân Việt cần đòi hỏi cho bằng được những quyền này.
  Đất Nước Việt Nam và người dân có giàu mạnh, thăng tiến, nhân bản, hạnh phúc, an thái cũng nhờ vào sự tôn trọng và phát huy những quyền văn hóa và giáo dục này (như loại bỏ học thuyết Marx, loại bỏ sự giáo dục trẻ con lòng hận thù và đấu tố vv.)

3.4. Những Sự Đồng Nhất : Những Văn Hoá Dân Chủ

   Khi chúng ta đã có được cái quyền giáo dục (theo ý dân), tất nhiên sự hợp lý này xuất hiện những quyền xã hội. Thế nhưng dưới chế độ Hà Nội hoàn toàn không có được những quyền dân sự này, do thề những quyền văn hoá tất nhiên vẫn còn trong tình trạng là chậm tiến kém phát triển và lạc hậu. Cái quyền nguời dân đưọc tham dự mọi mặt vào văn hóa để thăng hoá mình và thăng tiến Đất Nước, thực nó nằm trong chiều tư tưởng của Nhân Quyền. Lý ra Hà Nội không nên có tính cách áp chế, cưỡng ép dân học theo chính sách giáo dục của Nhà Nước hay Đảng. Buồn thay một Đất Nước có gần 90 triệu dân mà không có được một đại học, trung học, tiểu học tư thục do người dân sáng lập ra. Bởi qua Tuyên Ngôn về quyền phát triển vào năm 1986, thì Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh đến cái quyền đồng nhất văn hóa này. Thế đó, các tôn giáo phải có được sự đóng góp vào sự giáo dục và văn hóa cho con cháu mình, thế nhưng cái quyền này đã bị Hà Nội tước đoạt. Vì với một chính sách ngu dân hóa, vô luân hoá, phi đạo đức, nay lại thêm Hán hóa, đã làm băng hoại bao thế hệ con dân Việt Nam.
    Cũng thế, cái quyền giáo dục và văn hóa này cũng liên quan đến các sắc dân thiểu số, liên quan đến các sắc dân khác sống trong Đất Nước mình, cũng như liên quan đến các người tàn tật, bệnh tâm thần vv. Tất cả những quyền này tạo nên sự đồng nhất văn hóa. Bởi sự xác thực văn hóa của Nhân Quyền cần cho chúng ta lưu tâm đến sự đồng nhất của những chiếu kích đa dạng về chủ thể cái quyền này, mà mỗi thành phần là cá nhân tham dự vào một thực thể : là gia đình, thành phần xã hội, chủng tộc, dân tộc vv.
    Như thế, chính văn hóa tạo nên sự đồng nhất của một dân tộc, và mỗi một người trong dân tộc này không cảm thấy mình lẻ loi. Cũng chính văn hóa thiết tạo nên sự sinh động của xã hội dân sự, là nơi sự gặp gỡ và hội tụ giữa những cái khác biệt căn cước. Một điều hệ trọng là người ta thường quên rằng văn hóa là nguồn gốc và nền tảng cho chế độ dân chủ. Chính quyền hành của dân tộc do người dân, thế nên văn hóa phải là đối tượng quan trọng cho chính sách của Quốc Gia. Nhất là, với những thể chế dân chủ mới hiện nay thì người ta hoàn toàn cậy dựa vào sự giáo dục và văn hóa. Chúng ta hãy xem Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Nhật, Gia Nã Đại, Úc vv. : Nhờ đâu Quốc Gia họ tiến bộ về mọi mặt chính trị-kinh tế, khoa học- kỷ thuật một cách nhanh chóng, là vì họ biết tôn trọng văn hóa và đặt nặng cái quyền giáo dục người dân lên hàng đầu của chính sách Quốc Gia mình, và dùng một ngân sách lớn cho sự giáo dục đào tạo nhân tài, cùng trọng vọng và ưu đãi các giáo sư, giáo viên (xin quý vị xem thêm bài Thuật Trị Quốc và Giữ Nước. chúng tôi có bàn đến những sách lược này)
   
Khi một chế độ xem thường văn hóa dân tộc cùng tước đoạt cái quyền giáo dục của người dân, tất đưa đẩy quốc gia mình đi đến sự lạc hậu, nghèo đói, bất ổn an sinh và lắm tệ đoan xã hội nảy sinh. Buồn thay và tủi nhục thay! Duới sự cai trị của Hà Nội, Việt Nam ta nằm trong số những quốc gia lạc hậu kém văn minh này, và xã hội đầy dẫy tệ đoan cùng tội ác xảy ra từ ông cán bộ cao cấp đến người dân thường. 


(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình       

Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét