Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

NHỮNG GIÁ TRỊ CĂN BẢN CHO XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ (Kỳ 4)




IV. CÔNG BẰNG HAY CÔNG TÂM LÀ ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ

   Qủa khái niệm về công bằng hay công tâm được nói ở đây, là khái niệm công bằng trong ý nghĩa khách quan và mục đích của nó. Có nghĩa công bằng hay công tâm là tư tưởng và tiêu chuẩn tối thượng của các định chế và thể chế, đáng cho chúng ta quan tâm nhất trong xã hội-chính trị. Nhất là, những mục tiêu công bằng, công minh của chính trị thường quan hệ đến lãnh vực quyền luật: như Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp.Những công việc của các cơ quan này phải thể hiện công tâm, liêm chính như tư tưởng luật pháp đã đề ra.Ba cái quyền hành tách biệt này, chúng ta thấy tà quyền Hà Nội gom lại trong một số người có quyền lực trong “Bộ Tà Trị” của cái Đảng gian phi của chúng. Vả nữa, còn có những quyền luật và giá trị khác đuợc khải lộ cho nền tảng xã hội chính trị, như vấn đế ổn định an ninh, sự hợp lý, sự công hiệu và sự giàu có tài nguyên quốc gia vv.. Nhưng tựu trung, chỉ có công minh chính trị là tiêu chuẩn luân lý cho những lề luật của việc sống chung và xây dựng quốc gia thăng hóa.
"Tam quyền phân lập" kiểu Việt Nam

   
Khác hẳn sự công bằng khách quan, là công bằng như tư tưởng của luật pháp, thì sự công chính trong ý nghĩa chủ quan là một tính chất con người, là sự công bằng như nhân đức.Sự công bằng như nhân đức là tính chất liên quan đến tha nhân. Trái lại, như tình bạn, tình yêu, lòng tốt, thì công bằng và công minh không dựa trên cái dễ cảm, dễ mến, cũng không dựa trên cái tình thương riêng của mình.Cũng thế, công bằng và công minh không chỉ là hành động đúng. Ngược lại, sự công bằng chủ quan đòi hỏi chúng ta thực hành những hành vi chân chính.Chúng ta biết thực hành những hành vi đơn giản đó, vì những hành vi này là chân thật, không trái lương tâm, đạo lý để làm mất công bằng trong xã hội ta sống.Thực thế, chúng ta hiểu rằng khi ta tạo nên những hành vi bất chính, sẽ là điều nguy hại cho xã hội và gây ung thối cho quốc gia: “thượng bất chính thì hạ tất loạn”. Đây là cảnh hiện thực và cụ thể đau khổ của dân chúng Việt và Đất Nước Việt do lớp người thiếu học thức và kém suy luận của chuyên quyền Hà Nội, đã cướp quyền trị nước của dân chúng Việt Nam. Vì thế, họ đã đưa dân tộc đến bờ vực thẳm tồi tệ về phương diện tinh thần, cũng như sự khánh kiệt của quốc gia cùng làm giảm đi các năng lực sáng tạo của người dân Việt.

    Chúng tôi biết ngoài ra cũng có sự công bằng như nhân đức, ví dụ như trường hợp mà người ta không thể nghiệm việc nhầm lẫn hay lường gạt, vì họ có cái may mắn thông minh hơn người khác.Vả lại, cũng có thêm sự công bằng khách quan ngay lúc luật pháp có lỗ hổng, đó là những giới hạn của phán đoán. Hay nữa, chúng ta thấy trong những trường hợp mà sự chấp hành những quy tắc luật pháp có sự bấp bênh, như không được minh bạch và trong sáng lời văn trong các khoản luật của Hiến Pháp cũng như trong các Bộ Luật: Hình Luật, Dân Luật v.v. Cụ thể, trong các Bộ Luật của tà quyền Hà Nội không rõ ràng, nói một đàng làm một nẽo tuy tiện theo lệnh của Đảng gian phi muốn.

    Đẹp thay sự công chính như một nhân đức của mọi người dân và giai cấp lãnh đạo chính trị, là hàng rào bảo vệ an toàn rất quan trọng chống lại sự suy vong của Dân Tộc và Quốc Gia.Cũng thế, chúng tôi đề nghị các nhà lãnh đạo và cầm quyền sau này (hậu cộng sản) cần ý thức tránh việc tạo nên những bất công của xã hội, vì có thể đem đến lại tình trạng tham nhũng, mãi lộ, cảnh bạo động và sự suy đồi đạo đức luân lý. Do thế. chớ gì mỗi một người dân dù họ là ai tồng thống, thủ tướng, nghị sĩ, các chức sắc cấp cao của tôn giáo, người dân bình thường,  đều có  bổn phận với sự công bằng và công tâm đối với chính mình và xã hội. Bởi việc thực thi công bằng cho tha nhân, là để bảo toàn cùng giữ gìn sự công chính và ổn định hay bình an cho quốc gia phát triển mọi mặt: như kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa nhân văn, nghệ thuật vv.Nhất là quốc gia thăng hóa, đuợc xem là Rồng Việt cất cánh bay cao trong bầu trời xanh của Vũ Trụ bao la này.

   Khác hẳn với sinh vật, con người làm chủ mình là dựa vào những nền tảng, nguyên tắc, định chế của quốc gia có Hiến Pháp và Luật Pháp minh chính.Đây là sự làm chủ được mở rộng, nó đòi hỏi các năng tính của chúng ta thừa nhận những đìều do luật lệ và hiến pháp quy định, cũng đòi hỏi chúng ta suy tư, phán đoán và hành động đúng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng lắm lúc sự làm chủ mình bị hăm dọa bởi các định chế xã hội và chính trị trong một quyền lực bất chính, phi nhân.Nói đâu xa vời, ngay tại quê hương chúng ta, thì bất công, tham nhũng, hối lộ, cướp đoạt, hà hiếp và bức tử dân xảy ra như cơm bữa, cho dẫu vẫn có Hiến Pháp của Nhà Nước Hà Nội đề ra.Thế nhưng, chúng tôi nghĩ các văn kiện Hiến Pháp và Luật Pháp của tà quyền Hà Nội không hơn gì một mớ giấy lộn. Vì tập đoàn Việt gian của chúng không bao gờ tôn trọng những gì miệng chúng nói và tay chúng ký vào đó. Đúng như một ngạn ngữ của người Pháp nói “Vous ne croyez pas ce qu’il dit mais croyez ce qu’il fait, Anh đừng nghe những điều nó nói, nhưng hãy tin việc nó làm”.Có thể từ ý nghĩa câu nói sâu sắc ý vị này mà ông Nguyển Văn Thiệu nói lại câu để đời cho dân Miền Nam còn nhẹ dạ, chơi trò hàng hai, kiểu ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản với Việt gian cộng sản đại ác: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà thấy những việc chúng nó làm”. Thế đó, người ta nghĩ rằng không bao giờ trục xuất các sự trái lỗi, gian ác như một căn bệnh trấm kha ăn vào trong xương tủy huyết thống, tim óc của những tên Việt gian cộng sản trong một xã hội chính trị man rợ của chuyên quyền Hà Nội (on ne peut pas jamais exclure la rechute dans une barbarie socio-politique). Thực cảnh đó, chỉ cầu mong có một thể chế mới, bằng sự công chính, công minh như nhân đức của con người mới có thể hoán cải các sự lỗi phạm đó thành một niềm hy vọng sáng sủa hơn. Để rồi từ đó, mở ra một chân trời dân chủ và nhân quyền, dân quyền, tự do cho mọi người dân Quốc Nội, cũng như người Việt Hải ngoại có cơ hội, phương tiện cùng nhau hợp tác để đưa Đất Nước và Dân Tộc đến hùng cường và thịnh vượng như người ta!

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét