Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

NHỮNG GIÁ TRỊ CĂN BẢN CHO XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ (Kỳ 6)





5.3. TỰ DO Ý MUỐN (LE LIBRE-ARBITRE)

    Khi nói đến tự do ý muốn, đó là nguyên nhân của khả năng, khởi đầu tự mình, là trạng thái của sự việc. Tự do ý muốn là quyền chọn lựa hay không muốn chọn lựa một việc, một hành động, một sở thích nào đó mà người ta muốn làm, muốn thực hiện. Tự do ý muốn là nguyên khởi của ước muốn của mình - chỉ là như thế-và không là gì khác. Và con người nghĩ rằng lúc họ sử dụng các tự do ấy, là để hướng dẫn các hành động của mình với sự ý thức. Điều đó không có nghĩa là người ta có thể làm cho thỏa mãn các điều kiện tất yếu của mình, như thể chiều theo thực tại cái điều theo ý họ muốn. Qủa những điều kiện hiện hữu này không như là những gì của sự việc tất yếu một cách nhất định. Vì thực con người hiện hữu với những hành động, những tác động qua tương quan truy tưởng, thì họ có thể đặt tên cho hành động đó, họ nghĩ tuởng, nhận ra và thưởng thức các việc làm ấy trong ý nghĩa sáng tạo và các vật sản xuất ra. Hay nữa, họ loại bỏ và làm việc biến đổi những tiến trình giáo dục trị liệu, giáo dục chính trị cùng các vấn đề giáo dục khác. Sự quan hệ truy tưởng này được gọi là lý do thực tiễn (raison pratique) hay ý muốn tự do (volonté libre). Tự do ý muốn không như người ta thường giả thiết, là tư tưởng trong một diễn tiến theo kinh nghiệm,  hoặc là một kinh nghiệm có được, và tự do ấy là một độc lập của thực thể tâm linh (une substance spirituelle indépendante). Trái lại, tự do ý muốn là tiến trinh siêu nghiệm được xem là một tương quan truy tưởng, được biểu lộ trong một cách thức định vị cụ thể. Tự do siêu nghiệm chỉ tích chứa trong ý muốn và ước muốn, tự do siêu nghiệm không đơn giản tất định như ta tưởng. Đầu tiên ý muốn phải bày ra, tích chứa trong một quyết định nguyên khởi của hiểu biết và nhận ra. Ý muốn chỉ hợp với sự hiểu biết này là một hành động tích chứa tự do.Từ thực tế và sự kiện này, thì sự tự do đặt mình (hỏi mình) bởi tiếng vâng và đồng ý trước một sự tự do khác. Bởi khi nhận ra sự tự do ấy cũng là sự tự do ta chọn, ta muốn. Sự tự do có một đặc điểm thông đạt và giao dịch, cũng như có một ý muốn để thông truyền cho ta cùng mọi người. Do đó :


    a) Một hành động là tinh thần tự do hay đạo đức, nếu như hành động tự do đó không tuân phục vào những phương châm chủ quan hay chủ thuyết sai lạc không tưởng (như chủ thuyết Marxisme, Maoisme vv.), nhưng là vào những quy tắc và đạo luật khách quan, những chủ thuyết đạo đúc, nhân bản…

    b) Một cộng đồng con người hay một cộng đồng chính trị quốc gia là tự do, khi mà những quan hệ bên ngoài đời sống xã hội của các phần tử công dân cũng như giai cấp lãnh đạo, cầm quyền, guồng máy Nhà Nước không có hành động những điều phi pháp, phạm pháp, không có cưỡng hiếp luật pháp và hiến pháp như kiều tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và cái Đảng gian phi cộng sản của chúng thường làm. Cũng thế không có chuyên chế, chuyên quyền, độc đoán, độc tài, dùng luật rừng với nhau hay với dân chúng như Nhà Nước tà quyền Hà Nội hằng luôn làm thế. Trái lại, người dân hay chúng ta hoặc là giai cấp cầm quyền đều hành động bởi một môi sinh luật pháp phổ quát có tính cách nghiêm túc và chính xác, vả nữa cùng tự trọng và tôn trọng nhân vị và nhân quyền và dân quyền.

   Qua đó, thì sự tự do vốn tại bằng một hình thái luật lệ thích hợp với ý niệm của lý do chân chính. Có nghĩa sự tự do theo ý này là sự hổ tương của những hạn chế, và cùng một thời gian bảo đảm chống lại sự vi hiến, phạm pháp, mà mọi người vì ý nghĩa hàm súc của sự tự do hành động, họ có thể gây rối loạn và bất an cho đời sống cộng đồng quốc gia. Do đó, tất cả các luật lệ và luật pháp khi làm ra phải được sự ưng thuận chung của quốc hội là cơ quan lập pháp, hay dân hội theo thể chế dân chủ trực tiếp.Không có kiểu nghị gật, nghị theo, nghị ba phải của Quốc Hội bù nhìn cộng sản Viêt. Họ là nô bộc, công cụ tay sai của Nhà Nước tà quyền Hà Nội, hằng luôn tuyệt đối làm theo lệnh Đảng gian phi của chúng. Dù biết việc đó là hại Nước, giết Dân, thì chúng vẫn cúi mặt làm theo lệnh.

   Chúng tôi thiết nghĩ, trước hết sự tự do chính trị không vốn tại trong một tối thiểu của các thể chế, và trong tối đa của các tự do con người. Trái lại, sự tự do chính trị là trong việc bình đẳng và hổ tương của các giới hạn, cùng bảo đảm được cái tự do ý muốn. Chúng ta có thể gọi tự do là một hệ thống các luật pháp và quyền lợi, cho phép mọi người dân sử dụng các quyền lợi của sự sống : như quyền tư hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và báo chí, quyền tự do niềm tin và tôn giáo, quyền tự do buôn bán và đầu tư, quyền tự do lập hội và đảng phái, tự do hội họp và đi lại vv. Hầu như các tự do này không được hiện hữu trong cái thể chế xã hội chủ nghĩa vô loại của tà quyền Hà Nội. Tiếp đến là những bổn phận phụ thuộc được công khai tuyên bố dưới dạng thức là luật cấm : như cấm trộm cắp, buôn bán lậu, cấm mua bán thuốc phiện, cấm chạy xe vượt đèn đỏ hay vượt qúa tốc độ, qúa cây số ấn định, cấm giết người và hiếp dâm, cấm đào ngũ, cấm xâm nhập vào nhà dân bất hợp pháp vv.

  Theo nghĩa rộng của tự do thì vô cùng, nhất là trong ý muốn của con người thì không thể tưởng được. Nhưng tựu trung lại, để qụân bình đời sống và ý tưởng, chỉ chính thức là tự do khi chúng ta hành động không làm cản trở hay nguy hại đến tự do của người khác cùng cộng đồng quốc gia. Chẳng hạn như ông Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh Và Nguyền Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng cùng Nguyền Tấn Dũng và tập đoàn Việt gian bán Nước của chúng hiện nay. Đó là chúng đã làm một hành động càn gở nguy hại đến người dân Việt Nam và Đất Nước Việt, là ký giấy cho không và nhượng không cho bọn Rợ Hán Bắc Kinh hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và bao đất đai biển cả hái ra tiến của Quốc Gia chúng ta. Đây là một cái tội tầy trời đối với Tố Quốc của tập đòan tà quyền Hà Nội. Nếu chúng ta còn tự hào là ngời Viêt Nam, con cháu Hai Bà Trưng, Vua Ngô Quyền, Đức Trần Hưng Đạo,Vua Lê Lợi, Vua Nguyễn Huệ, thì không thể nào, không thể nào « cúi mặt nhằm mắt lại » bỏ qua chuyện để cho chúng ngang nhiên làm càn như thế này : để rồi Dân Việt chúng ta không còn Đất còn Biển mà ở mà sống. Sơn Hà đã nguy biến, bọn tay sai và bọn quân sư Rợ Hán Trung Cộng đang ở trong Đất Nước thân yêu chúng ta. Chúng đã ăn sâu vào máu huyết xương máu Mẹ Việt Nam rồi. Ngày Mất Nước Việt sẽ không biết khi nào. Do thế, còn Nước Việt là còn ông bà cha mẹ, vợ con con cháu chúng ta, khi mất Nước Việt là chúng ta mất hết. Vì vậy, với sự sống còn của tiền đồ Dân Tộc, của Tổ Quốc chúng ta, chúng ta nhất tâm đống lòng  đứng dậy !Tay trong tay đoàn kết lại, cùng quyết chí, một lòng, một ý để tranh đấu giải thể cái chế độ tà quyền Hà Nội bán Đất bán Biển cuả Đất Nước chúng ta, mà Cha Ông  đã có công dựng nên và bảo tồn cho con cháu thừa hưởng. Nhờ đó, người dân Việt chúng ta mới có cơ hội dành lại được những mảnh đất, biển cả và các quần đào chúng ta đã mất. Xin nhớ cho rằng con chim, con cá, cây cỏ, cành hoa đã bao năm sống trong mảnh đất, trong nguồn nước của Đất Việt chúng cũng có hơi ấm tình người của Dân Việt ủ ấp chăm sóc chúng. Nay chúng bị bọn tà quyền Hà Nội vô đạo đức, vô tình nghĩa đồng bào và dân tộc, tán tận lương tâm bán chúng cho bọn Rợ Hán Bắc Kinh khát máu hung tàn. Vì thế, làm sao các cây cỏ, con chim, con cá và cành hoa Nước Việt đó không đêm ngày than thở nhỏ lệ mong chúng ta giải thoát cho chúng.

VI. TẠM KẾT LUẬN

   Chúng ta đã cùng nhau thảo luận một vài tư tưởng cho vấn đề: « Xây Dựng Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội-Chính Trị ». Thật sự, bất cứ cộng đồng chính trị xã hội, quốc gia nào ở trên trái đất này, thì các nhà cầm quyền đều phải nghĩ cùng quan tâm đến những quan niệm phổ quát về luân lý đạo đức của Hiến Pháp và Luật Pháp, hy vọng quốc gia ấy mới có được no ấm, bình an, hạnh phúc và thăng hóa. Những luật pháp, hiến pháp hay các sự tự do, việc công tâm, công minh và công bằng cũng chỉ là những luật căn bản, việc tất yếu của điều kiện làm người sống chung trong một cộng đồng quốc gia. Do thế, chúng tôi nghĩ rằng chỉ đưa ra một vài khái niệm đơn thuấn, một vài khắc khoải và suy tư của chúng tôi trong cảnh sống đau khổ, lầm than hiện thực của đống bào Việt, hầu chúng ta hay chinh họ có thể giúp nhau và hổ trợ nhau tự giải cứu lấy mình, lấy gia đình và đống bào mình.Như thế, chúng tôi mong thay những vị làm chính trị, những đảng phái đang tranh đấu, đang nỗ lực mong sớm giải thể chế độ phi nhân và phỉ quyền Hà Nội này, hầu khôi phục lại Đất Nước Việt sau thời hậu cộng sản. Thực chúng tôi mong muốn chúng ta cố gắng tránh cho Đất Nước không còn tái diễn đi vào vết bánh xe của đổ nát nữa. Đủ rồi, vì quá đổ nhiều xương máu, nước mắt, xác chết bởi cái « xã hội chủ nghĩa cộng sản vô loại, không tưởng » do tên đại Việt gian bán Nước Nguyễn Tất Thành, rước cái đại họa của chủ nghĩa tàn sát con người này về bằm nát thân Cha, và đánh nát thân Mẹ Việt Nam cùng con cháu hơn nữa thế kỷ qua.

    Chúng tôi nghĩ rằng hành động thực hiện đạo đức luân lý của chính trị mà chúng ta cùng nhau đã bàn qua, là thể hiện ý chí tự do.Hay đẹp hơn, là phương cách, và qua phương cách đó, thì sự tự do cùng nhân quyền được công nhận và mọi người dân Việt có thể xây dựng lại Đất Nước mình trong yêu thương và nhân bản.

   Đep thay ! Sống, muốn sống, chịu đựng sự sống và hoàn cảnh sống hay đảm nhiệm sự sống cho chính mình và cho người, đó là công việc mà chúng ta cùng nhau cố gắng thực thi. Có nghĩa là chúng ta cố gắng hướng về sự đồng thuận và chấp nhận những rủi ro, những đau thương, những mất mát đã xảy ra và đang xảy ra cùng đang có trên quê hương thân yêu… Thế nhưng, với một lòng kiên trì và quyết tâm, với một ý tưởng cố gắng vươn lên, hầu xây dựng cùng tái thiết lại đời sống của dân Việt, của chúng ta, xây dựng lại Đất Nước và thế hệ con cháu mai hậu có đuợc ngày tươi sáng rạng ngời với Năm Châu, Bốn Bể cùng thiên hạ.

Bởi thế, một con người sống động, một con người linh động, một con người biết đau cái đau của đồng bào mình, biết khổ cái khổ với họ, biết nhục cái nhục Quốc Thể và Quốc Sỉ của Dân Tộc – Và một con người còn có trái tim thịt, còn có huyết thống Việt chảy từ tim lên não, một người biết đứng thẳng, nói thẳng là một người Việt cố gắng biết cho đi cái mình có, đang có, sẽ có, là một bước hướng về điều đẹp, cái chân thật, sự thiện hảo, để tạo một hệ thống kinh tế, luật pháp dân chủ cùng một việc thực thi hóa các giá trị nhân bản cho xã hội-chính trị Việt Nam. Chúng ta có thể mạnh miệng nói mà không sợ sai, là các giá trị đạo đức, luân lý trong một thể chế dân chủ của xã hội đã được chánh quyền nhiều nước Âu Mỹ Á trên thế giới thực hành từ lâu cho Đất Nước và dân chúng họ.Nhờ vậy Đất Nước họ càng ngày càng giàu có, càng hạnh phúc an lạc hơn.  Cũng như nhiều Nước đã phát triển như Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, đang phát triển như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương v.v. Họ đã đi theo những tiêu chuẩn đạo đức luân lý chúng ta bàn đó, để xây dựng và phát triển Đất Nước mình thêm giàu có và hưng thịnh. Chính các chánh phủ các nước này đã biết áp dụng các nhân quyền, những căn bản cùng các tự do và công chính, công minh cùng công bằng của  xã hội-chính trị cho ngươi dân mình. Khổ thay, chỉ trừ tập đoàn phỉ quyền Hà Nội cố bám quyền và dựa lưng bọn rợ Hán Trung Cộng, nên vẫn còn ngoan cố không chịu thực hiện cho dân Việt chúng ta các thứ quyền trên, và thiếp lập một chế độ dân chủ, dân quyền và đa đảng.

    Chúng tôi thiết tưởng ý thức luân lý đạo đức và lương tâm ngay thẳng là mong ước của chúng ta, hầu thiết tạo cho Nước Việt Nam có được một thể chế chính trị nhân bản và dân chủ. Đó cũng là sự tranh đấu không mệt mỏi của chúng ta chống lại và tiêu trừ các việc bất công, tham nhũng, hối lộ, cướp đoạt, phi đạo đức, luân lý cùng bán Nước của tập đoàn tà quyền Hà Nội, đã soi mòn và tàn phá Đất Nước, và có thể mất Nước. Việc làm chúng ta đó, là hoa trái của một tương quan trao đổi, học hỏi và hổ tương, cũng như thể hiện cho mình và cho quốc gia những giá trị căn bản của xã hội chính trị. Như thế là chúng ta tạo cho nhau sự kính trọng nhân vị, phẩm cách và những quyền lợi của Đất Nước và người dân !

                                                                              Nam Giao Lê Thiện Bình 


NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO

Aristôte: « La Politique », éd. Tricot, Paris 1970, et « Ethique A Nicomaque », éd. Tricot, Paris 1972.
-  Jean Luc Chabot : « Introduction A La Politique », PUF. Paris 1991. 
-  Erich Weil : « Philosophie Politique », Vrin, Paris 1956.
-  Charles Maurras : « Mes Idées Politique », Fayard, Paris 1937.
- Claude Lefort  :     « Essais Sur Politique, XIX-XX Siècle », Le Seuil, Paris 1986.
-  Bertrand de Jouvenel : « De La Politique Pure », Calmann-Lévy, Paris 1963.
- Georges Burdeau: « Traité De Science Politique, et Démocratie, Essai Synthétique », Neuchâtel, La Baconnière 1956.
-   Georges  Burdeau :«La Démocratie », Seuil, Paris 1966. 
-   Proudhon : « L’Essence Du Politique », Sirey 1945.
-   Julien Freund : « L’Essence Du Politique », Sirey 1965.
-   Jean Baechler : « Précis De La Démocratie », Calmann-Lévy, Paris 1994.
-   Carl Schmite : « La Notion Du Politique », Flammarion, Paris 1992.
- Otfried Hoffe : « Ethik Und Politik, Grundumolle Und Probleme Der Polotischen Philosophie », Franfurt 1979. 
-   Gaston Fessard : « Autorité Et Bien Commun », Aubier, Paris 1945.
-   Augustin (Saint) : « De Libre Arbitre ».
-   Emmanuel Lévinas : « Éthique Et Infini », Le Livre De Poche, Paris 1990.
-  Emmanuel Mounier : « Communisme, Anarchie Et Personnalisme », Seuil, Paris 1965.
-   Bergson : « Le Rationalisme Critique », Paris 1935 et : « Donnes Immédiates De La Conscience », éd. PUF.1975.
-   Hegel : « Principes De La Philosophie Du Droit ».
-   Hobbes : « De Cive ».
-  Kant Emmanuel : « Critique De La Raison Pure », Libraire Philosophique, Paris 1983.
-   Hume: « Essay Concerning Human Understanding ».
-   I. Berlin : “Four Essay On Liberty”, Oxford 1969.
-   J. S. Austin: “ If And Can”, Philosophical Papers, Oxford 1971.
-   J. Raws: “Theory Of Jutice”, Cambridge-Mass. 1971.
-   Lock-Hume-Rousseau : « Social Contract », Oxford University Press, London 1970.
-   Kelsen : « Théorie Pure Du Droit », Baconnière 1953.
-   Thomas d’Aquin : « Somme Théologique », Cef, Paris 1985.
-   J. Starobinsky : « L’Invention De La Liberté », Genève 1965.
-   J. Maritain : « Philosophie Morale », Paris 1948.
- M.Secheler : « Le Formalisme En Ethique Et L’Ehique Matérielle Des Valeurs », Gallimard, Paris 1955.
-   Platon : « La République », Paris 1966.
-   Yves Madiot : « Les Droits De L’Homme », M.A., Paris 1987.
-   Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền Và Dân Quyền, Déclaration Des Droits De L’Homme Et Du Citoyen  » năm 1789.
-   Bản  « Tuyên Ngôn Nhân Quyền Girondine » năm 1791.
-   Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Déclaration Des Droits De La Virginie »  Ngày 12. 06.1776.
-   Bản « Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Déclaration Universelle Des Droits De L’Homme » Ngày 10.12.1948.
-   Bản « Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền », ấn bản đặc biệt của Nguyệt San Dân Việt, Hamburg 1986.
-  Bản « Luật Quốc Tế Nhân Quyền » do Giáo Sư Nguyễn Hữu Thống phiên dịch, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam 1988.
-  Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Nhị, Thông Điệp : « Tin Mừng Sự Sống-Evangelicum Vitae », 1995.
-   Lữ Giang : « Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Việt Tại Việt Nam », Mekong, California 1994.
-   Trần Từ Yên phiên dịch tài liệu CIA : « Thế Lực Chính Trị Của Phật Giáo Ấn Quang  Của USMACV ». Diễn Đàn Chính Trị ngày 26. 01.2009.
-    Phạm Trần : « Nhục Nước Hại Dân », Diễn Đàn Chính Trị ngày 20.01.2009.
-    Bùi Trần Phong : « Biên Cương », Diễn Đàn Chính Trị ngày 20.01.2009.
-   Trần Mộng Vũ : « Đầu Năm Nói Chuyện Đảng Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Trung Cộng », Diễn Đàn Chính Trị ngày 11.01.2009.
-    Cao Tú Thanh : «  Đạo Đức Và Suy Thoái Đạo Đức », Sài Gòn Tiếp Thị Tết 2009
-   Chuyên Trinh : « Hình Ảnh Tư Gia Tư Bản Đỏ Lê Khả Phiêu », Diễn Đàn Chính Trị, Ngày 05.02.2009.
-   Bùi Trung Trực : « Báo Nhật Nói Về Đường Dây Buôn Lậu Ở Vietnam Airlines », Diễn Đàn Chính Trị, Ngày  06.02.2009.         

(hết)


Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét